Nhồi m.áu cơ tim là bệnh nguy hiểm và ngày càng trẻ hóa, trên cơ thể sẽ có một số dấu hiệu cảnh báo trước khi căn bệnh xảy ra, mọi người cần chú ý.
Nhồi m.áu cơ tim là tình trạng m.áu trong cơ thể bị tắc nghẽn, hình thành cục m.áu đông, dẫn đến hoại t.ử t.hiếu m.áu cục bộ của cơ tim. Cơ thể quá mệt mỏi, cảm xúc bị kích động, ăn quá nhiều, cảm lạnh, táo bón, hút thuốc, uống rượu… đều có thể gây nhồi m.áu cơ tim.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nhồi m.áu cơ tìm, vậy làm sao để biết được cơ thể có bị nhồi m.áu cơ tim hay không? Theo chuyên gia y tế, nếu trên cơ thể xuất hiện đốm đen ở 3 bộ phận này, đó là t.iền thân của nhồi m.áu cơ tim.
1. Mắt
Mọi người thường có câu: “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”. Y học cổ truyền có phương pháp chẩn đoán “nhìn, nghe và hỏi”, và đôi mắt là cửa sổ thông tin y học của cơ thể.
Khi cơ thể xuất hiện bệnh, chúng ta có thể từ đôi mắt sẽ nhìn thấy vấn đền. Trong lòng trắng của mắt nếu có sự xuất hiện của các đốm đen hoặc màu sắc khác, là do khí huyết trong cơ thể không thông gây nên, đó cũng chính là những cục m.áu đông nhỏ.
Do tuần hoàn m.áu không đủ, và có liên quan đến việc giảm lượng hồng cầu. Tình trạng này rất dễ dẫn đến nhồi m.áu cơ tim. Bình thường khi bạn nhìn vào gương, có thể quan sát xem mắt có xuất hiện tình trạng trên hay không, nếu có cần phải chú ý đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe thể chất.
2. Móng tay
Móng tay của người bình thường có màu hồng, đầy đặn và sáng bóng, nhưng móng tay của một số người có màu đen.
Ngoài việc móng tay bị tổn thương, trên móng tay xuất hiện các đốm đen, đây thực sự không phải là một dấu hiệu tốt, chứng tỏ trong cơ thể có vấn đề. Hầu hết là do khí thận không đủ dẫn đến thận bị suy yếu.
Theo y học cổ truyền, thận là cơ quan điều tiết và giải độc của cơ thể, những người có thận kém cũng sẽ ảnh hưởng đến tim mạch. Từ quan điểm này, móng tay xuất hiện những đốm đen, đại đa số tim cũng có vấn đề, đặc biệt cần cảnh giác với bệnh nhồi m.áu cơ tim.
3. Lưỡi
Lưỡi của người khỏe mạnh bình thường sẽ có màu đỏ nhạt, tưa lưỡi rất mỏng. Trong y học có một loại hiện tượng bất thường ở đầu lưỡi được gọi là “lưỡi tím”, trên đầu lưỡi có màu xanh tím hoặc là những đốm đen tím.
Đầu lưỡi xuất hiện tình trạng này là do khí huyết trong cơ thể không đủ, m.áu bị tắc nghẽn, lưu thông kém. Sự xuất hiện của những vết đốm này cũng cho thấy chức năng tim của cơ thể không tốt, cần cảnh giác với các bệnh về tim mạch, tiêu biểu là bệnh nhồi m.áu cơ tim.
Từ quan điểm của y học, sự xuất hiện của các tình huống trên có thể là t.iền thân của sự khởi đầu bệnh nhồi m.áu cơ tim, nhưng không phải là tuyệt đối. Dấu hiệu sớm của nhồi m.áu cơ tim còn có một số triệu chứng cụ thể dưới đây:
– Tức ngực hoặc đau ngực: Phần lớn cơn đau tim sẽ khiến bạn thấy khó chịu ở giữa xương ức, có thể kéo dài hơn vài phút hoặc biến mất và sau đó quay lại. Bạn sẽ cảm giác như tim đang bị siết chặt, bóp nghẹt hoặc có vật nặng đè lên.
– Khó chịu ở nửa trên thân người: Bạn có thể cảm thấy đau hoặc khó chịu ở một hoặc hai cánh tay, lưng, cổ, hàm hoặc dạ dày.
– Khó thở: Tình trạng khó thở có thể kèm theo đau ngực hoặc không.
Tóm lại trong mọi trường hợp, cơ thể xuất hiện những bất thường đều không thể bỏ qua, yêu cầu mọi người đến bệnh viện kịp thời.
Hà Vũ(dịch theo Sohu)
Theo vietnamnet.vn
Chớ chủ quan với bệnh xơ vữa động mạch vành
Xơ vữa động mạch vành là căn bệnh thường gặp và nguy hiểm. Thế nhưng, bệnh dễ bị bỏ qua cho đến khi một hoặc nhiều nhánh mạch vành bị tắc nghẽn gây nhồi m.áu cơ tim. Việc hiểu rõ các dấu hiệu cảnh báo, nguyên nhân và cách xử lý sẽ giúp bạn giảm rủi ro khi mắc căn bệnh này.
Xơ vữa động mạch vành là gì?
Xơ vữa động mạch vành là bệnh lý trong đó các mảng bám được hình thành từ từ và bám vào thành động mạch vành. Mảng bám được tạo thành từ lipid, cholesterol, canxi và các chất khác có trong m.áu.
Theo thời gian, mảng bám tích tụ càng nhiều, tăng kích thước, khiến cho thành mạch cứng lại, làm giảm đường kính lòng mạch và cản trở lưu thông mạch m.áu đến nuôi cơ tim. Khi mảng xơ vữa nứt vỡ sẽ tạo ra các cục m.áu đông lấp kín lòng mạch, gây thiếu m.áu cục bộ cơ tim. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các biến cố tim mạch nguy hiểm như nhồi m.áu cơ tim, suy tim….
Hình ảnh các động mạch vành bị xơ vữa. (ảnh minh hoạ)
Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch vành
Động mạch vành là các mạch m.áu có chức năng nuôi dưỡng trái tim. Chúng được lót bởi một lớp tế bào mỏng gọi là nội mạc giúp m.áu c.hảy trơn tru trong lòng mạch.
Xơ vữa động mạch vành sẽ bắt đầu với các tổn thương nội mạc. Nguyên nhân phổ biến bao gồm:
– Cholesterol cao
– Huyết áp cao
– Viêm khớp hoặc lupus
– Béo phì, tiểu đường
– Hút thuốc
Một khi lớp nội mạc bị thương, mảng bám có thể xuất hiện trong thành động mạch. Mảng bám càng phát triển, nguy cơ gây biến chứng càng cao.
Ai có nhiều nguy cơ bị xơ vữa mạch vành?
Bất cứ ai cũng có thể bị xơ vữa động mạch vành. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, căn bệnh này có thể xuất hiện ngay cả ở người trẻ t.uổi. Tuy nhiên, nguy cơ sẽ tăng lên khi bạn già đi. Hầu hết những người trên 60 t.uổi đều mắc căn bệnh này.
Ngoài ra, nếu bạn có 1 trong những yếu tố dưới đây, bạn cũng dễ bị bệnh xơ vữa động mạch vành hơn.
– Thừa cân, béo phì
– Tiểu đường
– Huyết áp cao, mỡ m.áu
– Không tập thể dục và ăn rau củ quả thường xuyên.
– Hút t.huốc l.á, uống nhiều bia rượu.
– T.iền sử gia đình mắc bệnh tim mạch.
– Phụ nữ sau t.iền mãn kinh hoặc từng bị t.iền sản giật.
Một người có thể có 1 hoặc nhiều yếu tố nguy cơ. Càng nhiều yếu tố nguy cơ, bạn càng dễ bị xơ vữa động mạch vành.
Thừa cân, huyết áp cao, mỡ m.áu là những yếu tố dễ gây xơ vữa mạch vành. (ảnh minh hoạ)
Triệu chứng nhận biết xơ vữa động mạch vành
Khi các động mạch vành của bạn bị hẹp, chúng sẽ không thể cung cấp đủ m.áu cho tim. Điều này ban đầu có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Tuy nhiên, khi mảng bám tăng kích thước, bạn có thể gặp phải các triệu chứng bệnh động mạch vành, bao gồm:
– Đau ngực (đau thắt ngực):Đây là triệu chứng điển hình nhất của xơ vữa động mạch vành. Bạn có thể cảm thấy bị đè nén, bóp chặt ở giữa hay bên trái ngực. Triệu chứng này thường xảy ra khi hoạt động gắng sức (đau thắt ngực ổn định) hoặc ngay cả khi nghỉ ngơi, sinh hoạt bình thường (đau thắt ngực không ổn định). Ở một số người, đặc biệt là phụ nữ, tình trạng đau thắt ngực có thể không xuất hiện hoặc xuất hiện thoáng qua với mức độ nhẹ. Người bệnh chỉ cảm thấy nặng, tê, nóng rát vùng ngực hoặc cổ, cánh tay, lưng.
– Khó thở:Ban đầu, khó thở chỉ xuất hiện khi bạn làm việc gắng sức, leo cầu thang. Nhưng theo theo thời gian, cơn khó thở sẽ xảy ra thường xuyên hơn, nhất là vào ban đêm kèm theo mệt mỏi.
– Tim đ.ập nhanh, đ.ánh trống ngực: Thường xảy ra trong giai đoạn đầu. Bạn có thể nghe rõ tiếng tim đ.ập, kèm theo cảm giác hồi hộp, hẫng hụt.
– Đau tim:Động mạch vành bị chặn hoàn toàn sẽ gây ra cơn đau tim. Các dấu hiệu điển hình của một cơn đau tim bao gồm đau thắt ngực, lan xuống vai và cánh tay, đôi khi kèm khó thở và đổ mồ hôi.
Ngoài các triệu chứng kể trên, có một số dấu hiệu không điển hình khác cũng cảnh báo xơ vữa mạch vành. Ví dụ như: mệt mỏi, lo lắng vô cớ, choáng váng, chóng mặt, khó tiêu, buồn nôn/ nôn, khó ngủ…
Xơ vữa động mạch vành có nguy hiểm không?
Nhìn chung, xơ vữa động mạch vành là một căn bệnh nguy hiểm. Về lâu dài, tình trạng tắc hẹp mạch vành có thể khiến cơ tim bị suy yếu, gây suy tim. Tuy nhiên, rủi ro biến chứng lớn nhất của căn bệnh này lại nằm ở nguy cơ nhồi m.áu cơ tim..
Khi mảng xơ vữa chiếm hết toàn bộ lòng mạch hoặc mảng bám nứt ra, tạo huyết khối, mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn, người bệnh xuất hiện các triệu chứng của nhồi m.áu cơ tim cấp. Đây là tình trạng nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể t.ử v.ong.
Khi người bệnh xuất hiện đau ngực dữ dội, cơn đau kéo dài hơn 20 phút, không đỡ khi nghỉ ngơi và không đáp ứng với các thuốc giãn mạch, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất có trung tâm can thiệp. Nếu tắc các nhánh mạch chính, vùng hoại tử cơ tim lớn, có thể gây ra suy tim cấp, rối loạn nhịp tim hoặc đứt cầu cơ, vỡ tim, thậm chỉ là t.ử v.ong…
Theo thống kê có đến 10% người bệnh nhồi m.áu cơ tim dẫn đến đột tử. Tuy nhiên, với những người bệnh cao t.uổi, có bệnh lý đái tháo đường, các biểu hiện của nhồi m.áu cơ tim không rõ ràng, hoặc không có triệu chứng, tạo ra khó khăn trong phát hiện sớm, chẩn đoán và xử lý kịp thời, người bệnh thường đến viện trong giai đoạn muộn, có nhiều biến chứng.
Nhồi m.áu cơ tim là biến chứng nguy hiểm nhất của xơ vữa động mạch vành. (ảnh minh hoạ)
Các phương pháp đẩy lùi xơ vữa động mạch vành
Mảng xơ vữa có thể xuất hiện ở bất cứ động mạch nào, không chỉ là mạch vành. Vì vậy, xử lý chứng xơ vữa mạch vành cần kết hợp toàn thân và tại chỗ, phối hợp các phương pháp thay đổi lối sống, sử dụng thảo dược hỗ trợ, dùng thuốc, tiến hành can thiệp và phẫu thuật khi cần thiết. Mục tiêu cuối cùng là ngăn ngừa sự phát triển của mảng xơ vữa, giảm nguy cơ hình thành cục m.áu đông, giảm triệu chứng và tăng lưu lượng m.áu đến tim.
Sử dụng thuốc
Thuốc là lựa chọn ưu tiên cho những người bệnh xơ vữa động mạch vành có triệu chứng hoặc có nguy cơ nhồi m.áu cơ tim. Tùy vào tình trạng bệnh của bạn mà bác sĩ có thể kê đơn:
– Thuốc giảm mỡ m.áu: giúp ổn định mảng xơ vữa
– Thuốc chống kết tập tiểu cầu: giúp giảm nguy cơ hình thành cục m.áu đông gây nhồi m.áu cơ tim, đột quỵ.
– Thuốc giãn mạch: nhóm chẹn beta, chẹn canxi (giúp giảm đau thắt ngực), nhóm ức chế men chuyển Angiotensin, lợi thiểu (giúp giảm huyết áp, giảm gánh nặng lên tim), nhóm nitrat (giúp giảm nhanh huyết áp, giảm đau ngực)
Dù được kê đơn thuốc nào, bạn cũng cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối tránh tự ngưng thuốc đột ngột khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi điều này có thể khiến bệnh nặng hơn và gây ra các cơn nhồi m.áu cơ tim đột ngột.
Can thiệp, phẫu thuật
Khi động mạch vành bị xơ vữa nặng, thuốc không còn hiệu quả, người bệnh cần được can thiệp nong mạch đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu mạch vành. Đặt stent mạch vành là phương pháp được sử dụng thường xuyên hơn nhờ hiệu quả, ít gây đau và thời gian phục hồi sau can thiệp nhanh.
Ngoài 2 phương pháp này, một số bệnh viện lớn đang triển khai chữa trị xơ vữa mạch vành bằng sóng xung kích. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả trong những trường hợp khó can thiệp stent hay phẫu thuật.
Sau phẫu thuật, người bệnh vẫn cần duy trì dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kết hợp thay đổi lối sống để giảm nguy cơ tái tắc hẹp.
Can thiệp, phẫu thuật không chữa khỏi hoàn toàn xơ vữa động mạch vành. (ảnh minh hoạ)
Thay đổi lối sống
Thay đổi lối sống có thể làm chậm quá trình xơ vữa mạch m.áu, giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Người bệnh nên thực hiện chế độ cân bằng với nhiều rau củ xanh, hạn chế muối, cholesterol xấu (mỡ nội tạng động vật, thức ăn nhanh…), ưu tiên cá, thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt thay cho gạo trắng.
Việc bỏ hút thuốc, hạn chế rượu bia giữ tâm lý thoải mái, tập thể dục thường xuyên(tốt nhất là đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày) cũng giúp bạn kiểm soát bệnh một cách hiệu quả hơn…
Sử dụng thảo dược hỗ trợ
Xu hướng sử dụng các sản phẩm hỗ trợ trong việc đẩy lùi xơ vữa động mạch vành không mới. Nhưng trong vài thập niên trở lại đây, càng có nhiều bằng chứng thuyết phục khẳng định chắc chắn hơn về khả năng giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng và biến chứng do mảng xơ vữa gây ra của phương pháp này.
Theo SK&ĐS