“3 đúng” trong điều trị bệnh lý tai mũi họng t.rẻ e.m

Tai mũi họng ở t.rẻ e.m luôn là vấn đề được các bố mẹ quan tâm hàng đầu vì tính chất dễ nhiễm nhưng lại khó trị dứt điểm.

Vào thời điểm giao mùa, bệnh lý tai mũi họng thường có xu hướng bùng phát và sau đó dễ tái đi tái lại nhiều lần. Để “chiến đấu” với bệnh lý Tai mũi họng t.rẻ e.m, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý “3 đúng” sau đây.

PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc bệnh viện đa khoa An Việt, Nguyên Trưởng khoa Tai mũi họng t.rẻ e.m, Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương

Cá biệt một số trường hợp, bố mẹ lại dễ dàng nghe theo sự “mách nước” của các “ thầy lang vườn” tự phong như cô hàng xóm, bà bán hàng, chú người quen,… Những “thầy lang” này thường đưa ra các dẫn chứng về việc bản thân mình hoặc người nhà mình cũng bị các triệu chứng giống như vậy và dùng thuốc này thuốc kia chỉ nay mai là khỏi. Không bằng cấp, không kiến thức y khoa, thậm chí không cả nhìn thấy người bệnh mà rất nhiều người cũng tự tin để “phán” như mình là bác sỹ. Bố mẹ cần phải tỉnh táo trong việc lựa chọn thông tin từ đúng người để áp dụng cho trường hợp của trẻ.

Nếu không tìm gặp đúng thầy, không được chỉ đúng bệnh thì các bệnh lý Tai mũi họng rất dễ tiến triển, có khi trở thành mãn tính, hãn hữu gặp những chủng cúm nặng có thể dẫn tới viêm phổi nặng nguy hiểm đến tính mạng trẻ. Vì vậy, tiêu chí đầu tiên trong việc điều trị Tai mũi họng cho trẻ nhỏ là phải tìm đến các bác sỹ có chuyên môn khám Tai mũi họng Nhi uy tín.

Chữa đúng thuốc

PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc bệnh viện đa khoa An Việt, Nguyên Trưởng khoa Tai mũi họng t.rẻ e.m, Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương chia sẻ: “Có rất nhiều trường hợp bệnh nhi đến khám Tai mũi họng với các triệu chứng nặng mặc dù trước đó đã dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên, khi hỏi ra thì thuốc này đa số đều được các bố mẹ tự ý mua và sử dụng cho con bằng cách ra hiệu thuốc hỏi, nghe người quen mách hoặc lên mạng tìm kiếm thông tin. Gần đây, có một số bố mẹ lại cương quyết bài trừ kháng sinh trong điều trị bệnh cho con do đọc những thông tin không chính xác về kháng kháng sinh. Thực tế, thuốc dùng cho t.rẻ e.m có thể bao gồm kháng sinh trong trường hợp cần thiết, miễn là đúng và đủ liều. Việc kê đơn phải do bác sỹ có chuyên môn chỉ định. Nếu dùng đúng thuốc từ đầu thì tỉ lệ chữa khỏi bệnh rất cao”.

PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An thăm khám Tai mũi họng cho bệnh nhi

Đóng vai bố mẹ cần mua thuốc cho con, ra bất cứ hiệu thuốc nào, mô tả qua loa vài triệu chứng, các dược sĩ tại đây cũng sẽ nhanh chóng đưa ra một số loại thuốc nào kháng sinh, nào kháng viêm, nào long đờm, nào siro ho,… Không cần đơn thuốc, chỉ cần qua lời kể bâng quơ mà hàng đống thuốc sẵn sàng được bày bán. Thậm chí, khi mua về, cũng chẳng ai bỏ thời gian ít phút để tìm hiểu thông tin về loại thuốc mà mình vừa mua mà cứ thế tuân theo lời dặn để dùng thuốc cho con. Việc sử dụng thuốc bừa bãi, tràn lan, tùy tiện này chính là vấn nạn nhiều người còn mắc phải.

Bệnh nào thì thuốc đấy! Chẳng hạn trẻ cảm cúm bị ho nếu cứ cho kháng sinh và thuốc ho long đờm thì bệnh không khỏi mà dùng kháng sinh ở thời điểm này lại chưa cần thiết. Với trường hợp này chỉ cần dùng thuốc cảm cúm và siro ho đúng chủng loại là khỏi bệnh. Dùng đúng thuốc và đúng liều lượng, đúng thời gian thì mới có thể trị bệnh một cách hiệu quả và dứt điểm. Đây chính là điều đúng thứ hai cần phải nhớ trong điều trị bệnh tai mũi họng cho trẻ nhỏ.

Đến đúng nơi

Dễ dàng bắt gặp các phòng khám tư nhân, các cơ sở y tế nhỏ lẻ trưng biển hiệu khám Tai mũi họng ở khắp mọi nơi. Chỗ nào cũng được quảng cáo là uy tín, tận tình. Thế nhưng, cần phải vô cùng cẩn trọng khi tìm đến các phòng bệnh tự phát nhan nhản trên đường. Thứ nhất, cơ sở vật chất tại đây không đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, có khả năng làm vi khuẩn lây lan dễ dàng hơn. Thứ hai, trang thiết bị ở các phòng khám nhỏ chắc chắn không được đầu tư hiện đại mà chỉ có những thiết bị đơn giản, phổ biến. Chính vì thế, chất lượng khám chữa bệnh không được đảm bảo, nhất là với đối tượng bệnh nhi.

Ở những bệnh viện lớn, đơn cử như bệnh viện đa khoa An Việt – nơi mà khoa Tai mũi họng nhi là một trong các khoa thế mạnh, máy móc được trang bị đầy đủ gồm các thiết bị thăm khám hiện đại, kỹ thuật tiên tiến nhất nhằm hỗ trợ đắc lực cho các bác sỹ trong chẩn đoán và điều trị bệnh tai mũi họng toàn diện như: máy nội soi tai mũi họng Medtech, máy cắt nạo xoang XPS của Mỹ, máy đo thính lực của Đức, máy gây mê kèm thở OMEDA của Mỹ, kính hiển vi phẫu thuật ZEISS của cộng hòa liên bang Đức,… Các bác sỹ tại bệnh viện An Việt không ngừng nỗ lực phát triển các kỹ thuật chuyên sâu: cấy ốc tai điện tử, phẫu thuật nội soi tai mũi họng… làm tăng hiệu quả điều trị cũng như giảm tai biến, biến chứng, phục hồi sức khỏe nhanh sau phẫu thuật.

Nhìn chung, bệnh lý Tai mũi họng không phải là các bệnh đặc biệt nguy hiểm và có thể điều trị nhanh chóng, kịp thời, tận gốc nếu tuân thủ “3 đúng” nêu trên. Bệnh viện đa khoa An Việt với đội ngũ bác sỹ gồm các bác sỹ từ các bệnh viện đầu ngành của cả nước, cơ sở vật chất và trang thiết bị đạt chuẩn quốc tế là địa chỉ vàng trong việc khám chữa bệnh Tai mũi họng tại Thủ đô.

Thu Hà

Theo nguoiduatin

Giao mùa, nếu bố mẹ có thói quen này, con dễ mắc viêm họng và nhiều bệnh nguy hiểm khác

Thời tiết thay đổi thất thường là nguyên nhân khiến nhiều trẻ hay bị viêm họng. Tuy nhiên, trên thực tế, không ít trẻ gặp họa từ chính thói quen hàng ngày của bố mẹ.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), mỗi dịp thời tiết thay đổi, t.rẻ e.m, người lớn đều có nguy cơ mắc các bệnh hô hấp, trong đó có viêm họng.

Đây là bệnh dễ mắc phải nhất. Triệu chứng đầu tiên của bệnh là đau họng khi nuốt nước bọt hay khi ăn, khàn tiếng, có những cơn ho do bị kích ứng ở đường hô hấp và có thể kèm theo cả sốt, sổ mũi.

Nguyên nhân là do khi chuyển mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cơ thể không thích ứng kịp, đây chính là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh hoạt động mạnh gây bệnh.

Viêm họng là bệnh dễ gặp ở trẻ khi thời tiết thay đổi. Ảnh TL

Bên cạnh yếu tố thời tiết, môi trường, theo các bác sĩ, không ít trẻ lại bị viêm họng từ chính thói quen hàng ngày của bố mẹ. Chẳng hạn, khi nhiệt độ ngày đêm có sự chênh lệch khá rõ rệt, nhiều gia đình vẫn giữ thói quen bật quạt lớn hoặc dùng điều hòa cả đêm trong khi ngủ. Điều này sẽ gây ra khô vùng mũi họng và các chất nhầy bảo vệ đường hô hấp, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.

Hơn nữa, trong giai đoạn thời tiết “nhạy cảm” ngày nóng đêm lạnh, việc bố mẹ không giữ ấm vùng cổ cho trẻ hoặc cho trẻ ra ngoài buổi tối quá lâu cũng dễ khiến trẻ bị lạnh gây viêm họng và nhiều bệnh nguy hiểm khác.

Một thói quen khác cũng dễ khiến trẻ bị viêm họng hoặc tái diễn viêm họng là bố mẹ cho đến những nơi tập trung đông người, nhất là những trẻ dưới 3 t.uổi. Bởi ở độ t.uổi này, trẻ đã hết miễn dịch của mẹ và đang trong giai đoạn tự đề kháng nên rất dễ lây bệnh từ người khác.

Trẻ bị viêm họng nên xử lý thế nào?

Trong trường hợp khi ngủ dậy trẻ kêu đau rát họng, theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, bố mẹ cần cho trẻ súc miệng bằng nước ấm, ăn cháo loãng ấm sẽ làm dịu cơn đau. Sau đó, tiếp tục theo dõi triệu chứng của trẻ. Nếu thấy không yên tâm về các loại thuốc mua trên thị trường, bố mẹ có thể cho trẻ đi khám để được hướng dẫn sử dụng thuốc ho, hạ sốt một cách hợp lý.

Một điều PGS.TS Dũng lưu ý, bố mẹ không nên lạm dụng kháng sinh để chữa viêm họng cho trẻ. Theo vị chuyên gia này, có đến gần 80% trẻ bị viêm họng là do virus gây bệnh. Điều trị triệu chứng sẽ làm bệnh thuyên giảm và khỏi.

Chẳng hạn, khi trẻ bị viêm họng kèm sốt thì cho trẻ uống thuốc hạ sốt; dùng thuốc ho để cắt các cơn ho và kết hợp rửa mũi bằng nước muối biển hàng ngày. Dùng kháng sinh với những trẻ bị viêm họng không những không mang lại hiệu quả mà còn có nguy cơ trẻ bị kháng kháng sinh.

Theo các chuyên gia, nếu phát hiện và điều trị đúng phác đồ, viêm họng ở trẻ có thể điều trị dứt điểm trong 1-2 tuần. Ngược lại, nếu điều trị sai cách để bệnh tiến triển sang giai đoạn mãn tính kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sự phát triển sau này của trẻ.

Cách phòng bệnh cho trẻ khi thời tiết thay đổi

Để giúp trẻ đảm bảo sức khỏe phòng viêm họng cũng như các bệnh khi thời tiết giao mùa, các chuyên gia khuyến cáo, bố mẹ nên bổ sung nhiều rau, củ quả, vitamin C (nước ép cam, quýt…) vào các bữa ăn hàng ngày. Với t.rẻ e.m cần tránh uống nước lạnh, nước đá.

Bên cạnh đó, giữ ấm cơ thể mọi lúc để tránh bị nhiễm lạnh, đặc biệt lưu ý khi sử dụng điều hòa không để nhiệt độ quá thấp vào buổi tối.

Đồng thời, thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ. Tránh cho trẻ tiếp xúc với bụi, bẩn. Đeo khẩu trang cho con khi đi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với các môi trường nhiều bụi bẩn như công trường xây dựng, môi trường bị ô nhiễm, khói bụi, khói t.huốc l.á vì đây là các tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp, dễ gây nên các bệnh lý về tai mũi họng của trẻ.

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu mắc bệnh, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa để có phương pháp điều trị phù hợp. Không nên để bệnh dai dẳng quá lâu vì theo các bác sĩ, nếu các bệnh lý liên quan đến tai mũi họng ở trẻ không điều trị dứt điểm, đúng phác đồ, bệnh dễ tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ.

N.Mai

Theo giadinh.net

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *