3 không khi ăn “loại rau tốt cho sức khỏe nhất thế giới”, Việt Nam trồng bạt ngàn

Cải xoong có nhiều lợi ích cho sức khoẻ nhưng nếu sử dụng sai cách, rau cải xoong cũng mang đến nhiều tác hại với cơ thể, đặc biệt là gan.

Cải xoong có tên gọi khác xài lách đơn, tây dương thái. Tên khoa học là Nasturtium officinale R. Br. Họ Brassicaceae (Cải). Cây thuộc thân thảo, sống lâu năm. Thân bò mọc rễ màu xanh lục, lá mọc so le, kép long chim, gồm 1-4 đôi lá chét, lá chét hình trứng không đều. Hoa nhỏ trắng, mọc thành chùm đầu cành, toàn cây có mùi đặc biệt, mùi chỉ xuất hiện khi vò, vị hơi đắng, hắc.

Mùa ăn rau là mùa đông xuân, hoa nở tháng 4-5. Dùng làm thuốc hái trước khi ra hoa hoặc đang ra hoa.

Trong tây y, cải xoong chứa sắt, phospho, iod (1mg trong 100g rau tươi), glucid, tinh dầu 0,05%.

Theo đông y, cải xoong vị đắng mùi thơm, tính mát, tác dụng thanh huyết, giải nhiệt, giảm đau, thanh phế, lợi tiểu, giải độc. Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là thân hoặc lá, dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.

Đáng chú ý, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) từng chia sẻ, rau cải xoong được coi là “loại rau tốt cho sức khỏe nhất thế giới” nhờ thành phần dinh dưỡng của nó.

Không chỉ vậy cải xoong được xếp ở vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng các loại rau và được gọi là “siêu thực phẩm”. Theo số điểm đ.ánh giá về lợi ích cho sức khỏe, cải xoong đạt 110/100 điểm.

Rau cải xoong được coi là “loại rau tốt cho sức khỏe nhất thế giới” nhờ thành phần dinh dưỡng của nó. Tuy nhiên không phải ai ăn cũng tốt cho sức khỏe.

Thông thường cải xoong thường mọc ở những vùng nước đọng, ao tù, là nơi sinh sống của nhiều loại động vật ký sinh như sán lá gan, vắt, đỉa… Do đó, không nên ăn cải xoong sống hoặc tái (như trong món lẩu) do nguy cơ nhiễm sán cao. Theo đó, muốn ăn loại rau này cần chọn rau trồng nguồn gốc rõ ràng, sạch sẽ. Đặc biệt khi chế biến cần chú ý rửa sạch, nấu chín để tránh ký sinh trùng, giun sán, thuốc trừ sâu độc hại. Không nên ăn rau cải xoong luộc, canh rau cải xoong vào ban đêm, do có thể gây đi tiểu đêm, dẫn tới mất ngủ.

Mặc dù rau cải xoong giàu dưỡng chất nhưng không nên ăn quá 200g rau cải xoong/lần trong thời gian dài để tránh tổn thương thận, đau bụng, bàng quang khó chịu.

Trao đổi với VTC News bác sĩ Phan Thị Thu Phương – Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Đặng Văn Ngữ cho biết, rau cải xoong được trồng nhiều ở Việt Nam, nhưng lại được bà con trồng dưới nước. Chính vì vậy mà rau cải xoong được xếp vào loại rau thuỷ sinh.

Loại rau này được trồng ở dưới nước và bùn nên nguy cơ nhiễm sán lá gan lớn rất cao nếu chế biến rau cải xoong sai cách.

Cũng theo bác sĩ Phương, thực tế thăm khám cho thấy, có rất nhiều ca bệnh ăn rau thủy sinh, trong đó có cải xoong chưa được nấu chín, bị nhiễm sán lá gan nhưng không biết.

“Nhiều bệnh nhân có thói quen ăn lẩu bằng rau cải xoong, khi rau chưa chín kỹ vớt ra ăn, ấu trùng sán lá gan chưa bị t.iêu d.iệt theo đó vào ký sinh trong cơ thể”, bác sĩ Phương chia sẻ.

Đặc biệt, khi sán làm tổ trong gan, chúng tạo nên các ổ áp xe, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây vỡ ổ áp xe và làm gan bị tổn thương. Chính vì vậy để đảm bảo an toàn, bác sĩ Phương chia sẻ, mọi người hoàn toàn có thể ăn cải xoong thường xuyên, nhưng khi sơ chế cần phải rửa đi, rửa lại nhiều lần. Cần tuân thủ tuyệt đối việc nấu chín ở 100 độ C từ 3 đến 5p, nếu rau nhiễm ấu trùng có thể bị nhiệt độ cao t.iêu d.iệt trước khi ăn.

Cải xoong tốt nhưng không phải ai cũng ăn được.

Ai không nên dùng cải xoong?

– Những người cơ địa dị ứng cải xoong không được ăn. Những người bị suy thận nặng ăn cải xoong sẽ làm trầm trọng bệnh hơn.

– Những người bị viêm loét dạ dày tá tràng, viêm ruột, viêm đại tràng không nên ăn cải xoong để tránh đầy hơi, khó tiêu, đau bụng làm bệnh thêm trầm trọng.

Những người bị bệnh cường giáp không nên ăn cải xoong do có chứa lượng iod cao, làm cho bệnh nặng hơn.

Gợi ý một số bài thuốc món ăn trị bệnh từ cải xoong

Trị viêm phế quản: 150g cải xoong, 150g lá tía tô, 5g gừng tươi, sắc nước 3 chén còn 1 chén, uống 3 lần/ngày, trong 7-10 ngày. Tác dụng đỡ ho, tiêu đờm.

Trị ngoài da l.ở l.oét, rụng tóc: Rau cải xoong giã nát đắp lên chỗ đau hoặc da đầu bị rụng tóc.

Thanh nhiệt, giải khát, chống mệt mỏi: Rau cải xoong tươi 150g, giã nát lọc lấy nước pha với nước đường uống, chia 2 lần trong ngày.

Trị tàn nhang: Rau cải xoong 100g đem rửa sạch, sau đó giã nát trộn với 1 muỗng mật ong, rồi cho hỗn hợp vào một miếng vải mềm, xoa sáng chiều lên vùng da bị tàn nhang để khô rửa sạch, dùng đến khi vết tàn nhang mờ đi.

Chuối rất tốt nhưng không nên ăn cùng 4 thứ này

Chuối là loại quả ngon miệng, quen thuộc đối với nhiều người, chuối tuy tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ăn cùng thực phẩm nào cũng được.

Chuối là một trong những loại trái cây giàu dinh dưỡng được nhiều người yêu thích. Chuối cũng rất quen thuộc ở Việt Nam. Tuy nhiều dưỡng chất nhưng khi ăn chuối phải ăn đúng cách mới tốt cho sức khoẻ.

Dưới đây là những tác dụng của chuối và những loại thực phẩm được khuyến cáo không nên ăn cùng chuối.

Thành phần dinh dưỡng của chuối

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ xếp chuối vào danh sách đầu tiên của siêu thực phẩm

Trong mỗi quả chuối sẽ có nhiều thành phần dưỡng chất quan trọng gồm:

Calo: 89.Đường: 12,2g.Đạm: 1,1g.Carb: 22,8g.Chất xơ: 2,6g.Chất béo: 0,3g.

Năng lượng

Chuối là thực phẩm giàu carbs, nhiều nhất là ở dạng tinh bột và đường. Trong quá trình chuối chín sẽ có sự thay đổi mạnh về thành phần carb.

Mỗi quả chuối xanh có khoảng 80% tinh bột (trọng lượng khô). Cùng với quá trình chín của chuối, tinh bột sẽ chuyển hóa thành đường và chỉ còn lại

Trong quả chuối chín có các loại đường: fructose, sucrose và glucose. Tổng lượng đường trong mỗi quả chuối chín lên đến> 16% trọng lượng tươi. Chỉ số đường huyết trong chuối khá thấp (42 – 58).

Khoáng chất và vitamin

Quả chuối có rất nhiều khoáng chất và vitamin, nhất là B6, C và kali. Cụ thể:

– B6: 1 quả chuối có kích thước trung bình có khả năng cung cấp 33% hàm lượng B6/ngày.

– C: chuối rất giàu vitamin C.

– Kali: hàm lượng kali trong chuối khá cao nên nếu ăn đều đặn có thể giảm huyết áp và tốt cho tim mạch.

Chất xơ

Tinh bột trong chuối chưa chín chủ yếu là tinh bột mà cơ thể không thể p.hân h.ủy để sử dụng làm năng lượng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và có ít calo hơn so với tinh bột thông thường.

Do đó, nó là bổ sung tốt cho chế độ ăn uống nếu muốn giảm hoặc duy trì cân nặng. Ở trong ruột già, tinh bột của chuối được vi khuẩn lên men thành axit béo butyrate chuỗi ngắn tốt cho hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng của chuối còn nhiều các loại chất xơ, điển hình là pectin có thể tan trong nước. Nếu chuối chín sẽ làm tăng tỷ lệ pectin hòa tan trong nước. Cả tinh bột kháng và pectin đều giúp cho lượng đường huyết sau bữa ăn không bị tăng lên.

Hợp chất thực vật khác

Cũng như các loại trái cây khác, quả chuối cũng chứa nhiều loại hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học:

– Dopamine: Chất dẫn truyền thần kinh quan trọng với não. Điều đáng nói là dopamine của chuối không thể vượt qua hàng rào m.áu não nên không ảnh hưởng đến tâm trạng mà đảm nhận vai trò tương tự một chất chống oxy hóa.

– Catechin: Đây là chất chống oxy hóa được tìm thấy trong chuối có liên quan đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, điển hình là phòng ngừa bệnh tim.

Những thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Sữa

Báo Thanh Niên dẫn nguồn đài NDTV cho biết, bác sĩ Surya Bhagwati, chuyên gia y học cổ truyền tại Bệnh viện Y học cổ truyền Dr. Vaidya (Ấn Độ) chỉ ra chuối có tính axit, còn sữa chứa casein. Hai chất này gặp nhau có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa.

“Đó là sự kết hợp thực phẩm sai lầm vì sẽ gây khó tiêu, có thể dẫn đến đầy hơi và khó chịu”, tiến sĩ Bhagwati nhận xét.

Thực phẩm giàu đạm

Chuối chứa purine, rất dễ tiêu hóa. Trong khi đó, thực phẩm giàu đạm như thịt, trứng được tiêu hóa rất chậm.

Sự kết hợp này có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và thậm chí có thể dẫn đến chứng khó tiêu. Thực phẩm giàu protein có thể dẫn đến quá trình lên men trong dạ dày, tạo ra nhiều khí trong đường tiêu hóa. Điều này không tốt cho cơ thể và có thể gây khó chịu.

Khoai tây

Báo Dân trí dẫn lời Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nộ cho biết, chuối với khoai tây khi kết hợp có thể dẫn đến một số phản ứng hóa học, sản xuất chất độc và gây ra các đốm nâu trên khuôn mặt.

Vì vậy, để an toàn nên ăn khoai tây và ăn chuối cách nhau tối thiểu 15 phút.

Khoai lang, khoai sọ

Hầu như các loại khoai đều không nên ăn cùng chuối. Nếu như ăn với khoai tây có thể gây ra chất độc thì ăn cùng khoai lang và khoai sọ có thể bị đau dạ dày và gây trướng bụng, lương y Sáng cho biết.

Trên đây là những thực phẩm được khuyến cáo không nên ăn cùng chuối. Bạn tuyệt đối không kết hợp chuối với những loại thực phẩm trên nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *