Đũa dùng một lần, đũa nhựa và đũa sơn là 3 loại đũa bạn đừng bao giờ mua về nhà sử dụng bởi chúng rất có hại cho sức khỏe.
Mặc dù tiện dụng nhưng đũa dùng một lần lại tiềm ẩn vô số nguy cơ gây hại sức khỏe. Lý do là vì để giúp đũa không bị nấm mốc, một số nhà sản xuất có thể sử dụng lưu huỳnh để xông khói trong quá trình sản xuất. Ảnh: vietq.
Bên cạnh đó, một số loại đũa dùng một lần còn bị tẩy trắng bằng hydrogen peroxide – một loại chất có tính ăn mòn cao và dễ dàng ăn mòn miệng, thực quản, thậm chí cả dạ dày. Ảnh: tikicdn.
Trong khi đó, nhiều nhà sản xuất lại đ.ánh bóng cho đũa dùng một lần bằng bột talc. Loại bột này nếu tiếp xúc nhiều sẽ gây hại cho phổi. Ảnh: vatgia.
Bên cạnh đũa dùng một lần, bạn cũng không nên mua đũa nhựa, nhất là các loại đũa nhựa nhiều màu sắc về sử dụng. Ảnh: hanggiadungviet.
Lý do là vì đũa nhựa chủ yếu được làm chủ yếu từ melamine và formaldehyde. Ảnh: tgdd.
Ở nhiệt độ cao, những chất này dễ phân giải thành các hóa chất độc hại, gây tổn thương tới sức khỏe. Ảnh: vatgia.
Trong khi đó, hầu hết các món ăn chúng ta ăn đều ở trạng thái nóng, nhiệt độ cao của thức ăn sẽ làm chất nhựa trong đũa thôi ra đồ ăn, không an toàn. Ảnh: banbuontonghop.
Cuối cùng, bạn cũng nên loại bỏ loại đũa sơn khỏi những bữa ăn của gia đình. Ảnh: tgdd.
Khi sử dụng một thời gian, lớp sơn bao phủ bên ngoài đũa sẽ bị bong tróc và không ngừng bong ra trong quá trình chúng ta sử dụng. Ảnh: cafefcdn.
Khi bạn ăn uống bằng những đôi đũa này, bạn có thể sẽ ăn phải những phần sơn bong tróc ra ở mức độ ít nhiều khác nhau, không tốt cho sức khỏe. Ảnh: slatic.
Theo kienthuc
Nuốt răng giả khi uống thuốc, người phụ nữ nhập viện cấp cứu
Ngày 7/11, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam cho biết, các bác sĩ vừa nội soi, gắp chiếc răng giả từ trong thực quản của một nữ bệnh nhân ra ngoài.
Chiếc răng giả mà bà T. nuốt phải.
Trước đó, trong lúc uống thuốc, bà Nguyễn Thị T. (53 t.uổi, trú huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) vô tình nuốt luôn chiếc răng giả. Sau khi thăm khám, các bác sĩ khoa Nội tiêu hóa của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam phát hiện dị vật trong thực quản bà T.
Bác sĩ Trương Quang Huy (Phó trưởng khoa Nội tiêu hóa) cho biết, đây là dị vật thực quản và cần can thiệp nội soi ống mềm gắp dị vật.
“Sau 10 phút nội soi, chúng tôi gắp thành công chiếc răng giả có kích thước 4x2cm từ trong thực quản của bệnh nhân ra ngoài. Hiện tại, bệnh nhân không còn cảm giác đau, tức, nuốt vướng”, bác sĩ Huy nói.
Cũng theo bác sĩ Huy, đối với các trường hợp hóc dị vật cứng đường tiêu hóa như bệnh nhân trên, nếu như không được phát hiện và xử lý kịp thời, khối dị vật ngoài gây cảm giác đau, khó nuốt, còn có thể gây viêm, n.hiễm t.rùng, áp xe đường tiêu hóa.
Theo infonet