Trước đây, người ta cho rằng chỉ những người trung niên và cao t.uổi mới mắc bệnh ung thư, nhưng hiện nay ngày càng có nhiều bệnh nhân ung thư ở độ t.uổi ba mươi và thậm chí là trẻ hơn.
Tình trạng trẻ hóa ung thư trở thành nỗi ám ảnh với nhiều gia đình và là gánh nặng cho xã hội.
3 lý do dưới đây được xem là nguyên nhân chính khiến ngày càng nhiều người trẻ mắc ung thư:
T.huốc l.á và rượu bia quá mức, chế độ ăn uống không kiểm soát
Ngày nay, nhiều người trẻ t.uổi ăn uống rất thất thường, không thích tự nấu ăn mà thường ăn vội ở hàng quán. Trong khi đó, hầu hết các món ăn này đều giàu chất béo và không có sự cân bằng về dưỡng chất. Bên cạnh đó, vì công việc bận rộn, nhiều người trẻ cũng thường xuyên bỏ bữa và để cho bụng đói suốt nhiều giờ đồng hồ. Những thói quen ăn uống này đều rất có hại cho cơ thể.
Tuy nhiên, đáng nói nhất vẫn là thói quen lạm dụng rượu bia và nghiện t.huốc l.á ở một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ. Thức uống có cồn và khói thuốc đều được xếp vào những chất có khả năng gây ung thư.
Thức khuya và lười vận động
Thức khuya đã trở thành chuyện thường ngày của giới trẻ và đương nhiên đây là thói quen tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Cơ thể có thể tiết melatonin khi ngủ. Cần biết rằng, melatonin giúp bảo vệ các thành phần tế bào, đặc biệt là vật chất di truyền ADN trước tác động của các gốc tư do, từ đó giúp phòng ngừa ung thư.
Tuy nhiên, nếu có nhiều ánh sáng vào ban đêm (ánh đèn, ánh sáng màn hình) sẽ làm thay đổi chu trình sản xuất melatonin tự nhiên, do đó làm giảm tiết melatonin. Điều này đồng nghĩa với việc tế bào sẽ dễ bị tổn thương hơn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, thức khuya trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư tuyến t.iền liệt.
Thực trạng giới trẻ lười vận động thể chất cũng là vấn đề rất đáng quan ngại. Theo thông tin được đăng trên tạp chí The Lancet, nếu một người không vận động thể chất nhẹ nhàng đủ 30 phút/5 lần/tuần hoặc vận động mạnh 20 phút/3 lần/tuần thì bị coi là thiếu vận động. Thiếu vận động dẫn tới hàng loạt bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường, béo phì, ung thư vú, ung thư đại tràng…
Các nhà nghiên cứu đ.ánh giá mức độ nguy hiểm của tình trạng thiếu vận động tương đương với bệnh béo phì và hút t.huốc l.á
Không có thói quen khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, nhiều bệnh không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu, trong đó có ung thư, cần phải khám sức khỏe thường xuyên mới phát hiện ra. Đối với ung thư việc phát hiện sớm bệnh giúp tăng hiệu quả điều trị lên đáng kể.
Tuy nhiên, đa phần người trẻ đều không có thói quen khám sức khỏe định kỳ. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là tâm lý chủ quan, nghĩ bệnh tật, nhất là ung thư, chỉ thuộc về người cao t.uổi.
Trứng vịt và trứng gà, loại nào tốt hơn?
Trứng vịt có lòng đỏ lớn, đậm màu và béo, nên nhiều người yêu thích vì hương vị đậm đà hơn trứng gà.
Cả 2 loại trứng đều là những thực phẩm hoàn hảo vì cực kỳ bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Một quả trứng vịt có nhiều dinh dưỡng hơn một chút so với trứng gà, một phần do kích thước.
Một quả trứng vịt trung bình nặng khoảng 70 gram, so với 50 gram ở trứng gà lớn.
Như vậy, một quả trứng vịt cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn một quả trứng gà, theo Health Line.
Tuy nhiên, nếu so sánh lượng chất dinh dưỡng trên 100 gram trứng mỗi loại:
Calo: Trứng vịt nhiều calo hơn
Đạm: Trứng vịt nhiều hơn chút đỉnh
Chất béo: Trứng vịt nhiều gấp rưỡi trứng gà
Tinh bột: Bằng nhau
Cholesterol: Trứng vịt nhiều gấp đôi trứng gà
Vitamin B12: Trứng vịt nhiều gấp 4 lần trứng gà
Vitamin và khoáng chất: Tương đương nhau
Sắt: Trứng vịt nhiều gấp đôi trứng gà
Trứng vịt có nhiều loại vitamin và khoáng chất. Đáng chú ý nhất là lượng vitamin B12 cao, cần thiết cho sự hình thành tế bào hồng cầu, tổng hợp ADN và chức năng thần kinh khỏe mạnh.
Cả hai loại trứng đều là những thực phẩm hoàn hảo vì cực kỳ bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như:
1. Bảo vệ mắt, tốt cho tim, ngăn ngừa ung thư
Lòng đỏ trứng vịt có màu vàng cam, chứa nhiều caroten – là những hợp chất chống ô xy hóa có thể bảo vệ tế bào và ADN khỏi tổn thương ô xy hóa, từ đó ngăn ngừa các bệnh mạn tính và bệnh t.uổi già.
Các caroten chính trong lòng đỏ trứng là carotene, cryptoxanthin, zeaxanthin và lutein, có tác dụng làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng do t.uổi tác, đục thủy tinh thể, bệnh tim và một số loại ung thư, theo Health Line.
2. Tốt cho não
Lòng đỏ cũng rất giàu lecithin và choline. Choline rất cần thiết cho màng tế bào khỏe mạnh, cũng như não, chất dẫn truyền thần kinh và hệ thần kinh, theo Health Line.
Choline đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe não. Nghiên cứu cho thấy nồng độ choline trong m.áu cao dẫn đến chức năng não tốt hơn.
Đó cũng là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho thai kỳ, vì choline hỗ trợ sự phát triển não bộ của thai nhi khỏe mạnh.
3. Chống lại n.hiễm t.rùng
Lòng trắng trứng cũng có thể bảo vệ cơ thể khỏi bị n.hiễm t.rùng. Các nhà nghiên cứu đã xác định được nhiều hợp chất trong lòng trắng trứng có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm.
Một số lưu ý khi ăn trứng vịt
Mặc dù tốt cho sức khỏe, trứng vịt có thể không phải là lựa chọn tốt cho tất cả mọi người. Vì nó có thể gây ra một số vấn đề sau ở một số người, theo Health Line.
Dị ứng
Protein trứng là chất gây dị ứng phổ biến, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và t.rẻ e.m.
Các triệu chứng dị ứng trứng có thể từ phát ban đến khó tiêu, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể g.ây s.ốc phản vệ, khó thở và đe dọa tính mạng.
Bệnh tim
Trứng vịt có hàm lượng cholesterol khá cao, nhưng hầu hết các nghiên cứu đều đồng ý rằng cholesterol trong lòng đỏ trứng không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở người khỏe mạnh, theo Health Line.
Tuy nhiên, do hàm lượng cholesterol cao, trứng vịt có thể không an toàn cho tất cả mọi người, đặc biệt đối với người bị tiểu đường hoặc có t.iền sử gia đình mắc bệnh tim.
An toàn
Trứng vịt có thể bị nhiễm khuẩn salmonella, theo Health Line.
Thỉnh thoảng vẫn xảy ra nhiễm khuẩn salmonella bùng phát do ăn trứng vịt, đặc biệt đợt bùng phát vào năm 2010 ở Anh và Ireland có người t.ử v.ong.
Ở Thái Lan, người ta đã phát hiện hàm lượng kim loại nặng cao trong trứng vịt.
Nên chọn trứng có vỏ sạch, không bị bể và được đông lạnh từ 4C trở xuống, và nấu chín kỹ cả lòng trắng và lòng đỏ cho đến khi đông cứng.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh, t.rẻ e.m, phụ nữ mang thai, người lớn t.uổi và những người có hệ miễn dịch bị tổn thương có nguy cơ mắc salmonella cao hơn, nên ăn trứng chín kỹ. Không được ăn trứng vịt sống, theo Health Line.