3 năm sau khi ly dị vợ, cả cha và con gái đều mắc ung thư đường ruột vì 1 nguyên nhân chẳng ai ngờ tới

Thấy người mệt mỏi nên đến viện khám, anh Hiếu Trương không thể ngờ mình đã mắc ung thư ruột, đau đớn hơn khi cô con 8 t.uổi của anh cũng mắc bệnh ung thư giống mình.

Anh Hiếu Trương (người Trung Quốc) đã ly hôn với vợ cách đây 3 năm sau khi phát hiện bị phản bội. Anh một mình nuôi cô con gái 5 t.uổi trong hoàn cảnh sống vô cùng túng thiếu.

Để có đủ t.iền nuôi con ăn học, anh Hiếu đã phải chấp nhận làm việc vất vả tại công trường dù công việc này rất vất vả và bẩn thỉu.

Gia đình không có bàn tay chăm sóc của phụ nữ nên Hiếu Trương và con gái ăn uống rất tạm bợ, thậm chí có hôm nhịn đói. Mỗi khi đi làm về, bố con anh Hiếu thường nấu mì ăn liền không chỉ bởi món này dễ nấu, tiết kiệm mà còn vì con gái anh rất thích ăn, hơn nữa đây cũng là món duy nhất mà cô bé có thể tự nấu.

Anh Hiếu Trương ăn mì thay cơm vì không có bàn tay chăm sóc của vợ. (Ảnh: QQ)

Bẵng đi 1 thời gian, anh Hiếu Trương cảm thấy mình rất mệt mỏi, anh không muốn ăn bất cứ thứ gì. Nghĩ mình đã bị cảm, anh ra hiệu thuốc mua vài liều thuốc cảm về uống nhưng sau đó các triệu chứng không hề thuyên giảm.

Trong một lần đi đại tiện phát hiện phân lẫn m.áu, anh quá lo lắng nên đã đến bệnh viện kiểm tra tổng quát. Ông bố trẻ rất sốc khi các bác sĩ chẩn đoán mình đã mắc bệnh ung thư ruột ( ung thư đại trực tràng ).

Lắng nghe hoàn cảnh sống của 2 cha con, các bác sĩ bệnh viện càng thêm lo lắng. Họ yêu cầu anh Hiếu Trương đưa con đến viện để kiểm tra sức khỏe tổng quát. Điều bất hạnh nhất đã đến với gia đình của ông bố trẻ: Cả anh và con gái nhỏ đều đã mắc ung thư ruột nhưng may mắn là cô bé bị nhẹ hơn bố mình.

Bố con anh Hiếu đều mắc ung thư đường ruột .(Ảnh: QQ)

Vì sao 2 cha con anh Hiếu Trương cùng mắc ung thư đường ruột?

Sau khi nghe về thói quen ăn uống của 2 cha con, bác sĩ trực tiếp khám cho họ bất lực nói: “Chính thói quen ăn uống là nguyên nhân khiến 2 cha con anh mắc ung thư ruột. Được biết, 2 cha con Hiếu Trương thường xuyên ăn mì ăn liền. Mì ăn liền được làm từ bột tinh chế, ít cellulose, và sẽ mất cellulose trong quá trình chế biến. Bố con anh ăn loại thực phẩm này liên tục trong một thời gian dài, cơ thể bị ung thư ruột vì thiếu cellulose và canxi“.

Ngoài ra, trong mì ăn liền còn chứa các thành phần phụ gia như màu thực phẩm, muối, chất béo bão hòa… ăn mì tôm trong thời gian dài dễ gây táo bón, phân lưu lại thời gian dài trong đại tràng, cũng là một yếu tố dẫn đến ung thư, nguy cơ nhất là ung thư ruột.

Sau khi nghe bác sĩ phân tích, người cha vô cùng ân hận vì phải 1 mình nuôi con rất vất vả nên anh đã lười biếng và sống tiết kiệm hơn, nào ngờ đây lại là nguyên nhân khiến bố con anh chịu chung số phận bệnh tật.

Bác sĩ cũng nhắc nhở mọi người rằng ngoài mì tôm, cần tránh ăn đồ cay, thực phẩm hun khói, sản phẩm thịt chế biến sẵn để phòng tránh bệnh ung thư ruột.

Dấu hiệu ung thư ruột dễ nhầm với trĩ, rất nhiều người đã mắc phải sai lầm này:

– Đại tiện ra m.áu: Bệnh trĩ thông thường sẽ phát sinh ở gần h.ậu m.ôn nên màu của m.áu c.hảy ra từ phân và nước tiểu sẽ có màu đỏ tươi. Nếu là ung thư đại tràng, trừ khi khối u ở gần h.ậu m.ôn thì m.áu trong phân mới có màu đỏ tươi, nhưng khối u không gần h.ậu m.ôn, khối u xuất hiện càng nhiều ở bên trong đại tràng, màu m.áu càng đậm. Thêm một cách nữa để phân biệt là lượng m.áu xuất huyết do ung thư ruột không lớn như bị trĩ và thường lẫn vào trong phân.

– Thay đổi thói quen đi đại tiện: Nếu trước đây bạn đi đại tiện bình thường đều đặn 1 ngày 1 lần, nhưng gần đây bạn hay bị táo bón, hoặc táo bón xen kẽ với đợt tiêu chảy, có thể kèm các cơn đau quặn bụng, cảm giác mót đi cầu, tiêu phân nhỏ dẹt thì hãy cẩn thận đó là dấu hiệu ung thư ruột.

Ngoài ra, khi có dấu hiệu sụt cân nhanh không rõ lý do, đau bụng, khó tiêu, đầy hơi bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để phát hiện ung thư ruột kịp thời.

Theo QQ/aFamily

Dấu hiệu báo động ung thư ruột dễ bị lầm là rối loạn tiêu hóa

Nguy cơ t.ử v.ong vì ung thư ruột có thể tăng gần 9 lần nếu một số dấu hiệu “báo động đỏ” bị lầm tưởng là rối loạn tiêu hóa hoặc bệnh nhân xấu hổ, ngại chia sẻ.

Các số liệu mới được Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh công bố một lần nữa cảnh báo cộng đồng về ung thư ruột, dạng ung thư phổ biến thứ 2 tại quốc gia này. Theo đó, đây là một căn bệnh rất phụ thuộc vào việc bệnh nhân được chẩn đoán sớm hay không. Nếu phát hiện ở giai đoạn 1, khả năng sống sót là 93%. Nếu phát hiện ở giai đoạn 4, cơ hội sống chỉ còn 11%!

Một số dấu hiệu “báo động đỏ” của ung thư ruột thường dễ bị lầm với rối loạn tiêu hóa – ảnh minh họa từ internet

Xét về tổng thể, người bị ung thư ruột (còn gọi là ung thư đại trực tràng, bao gồm ung thư đại tràng và ung thư đại trực tràng) có cơ hội sống chỉ bằng 59,1% so với người bình thường trong vòng 5 năm. “Điều quan trọng là công chúng nhận thức được các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư ruột, đến gặp bác sĩ của họ không chậm trễ và không lo ngại” – bà Deborah Alsina, giám đốc điều hành Tổ chức Ung thư ruột Anh quốc (Bowel Cancer UK) nói.

5 dấu hiệu “báo động đỏ” mà các chuyên gia khuyến cáo bạn nên nghĩ đến ung thư ruột vốn bị nhiều người lầm tưởng là rối loạn tiêu hóa, hoặc đôi khi vì họ xấu hổ hoặc nghĩ nó nhẹ nên không chia sẻ: c.hảy m.áu ở h.ậu m.ôn hoặc thấy m.áu trong phân; thay đổi thói quen đi vệ sinh – ví dụ như đi thường xuyên hơn; đau bụng kéo dài hoặc cảm thấy có cục u gì đó trong bụng; mệt mỏi vô cùng, kéo dài; sụt cân. Trong đó, dấu hiệu thấy m.áu trong phân là đáng lo nhất.

Đó có khi chỉ là biểu hiện của một căn bệnh nhẹ hơn, nhưng bạn không nên chủ quan. Hãy đi khám, đó là cách tốt nhất.

Ngoài ra còn có các dấu hiệu ít phổ biến hơn nhưng không nên bỏ qua: thường xuyên đau quặn bụng, cảm thấy bụng cồng kềnh, đầy hơi; táo bón khó chữa; cảm giác đau bụng đi ngoài vẫn tồn tại sau khi đã “giải quyết”.

Với các bằng chứng khoa học mới, Bowel Cancer UK đang vận động giới chức y tế hạ t.uổi cần sàng lọc bệnh này xuống dưới 50, vì ở t.uổi này, nguy cơ mắc bệnh đã tăng lên nhiều. Ngoài t.uổi tác, t.iền sử gia đình có người ung thư ruột; có các khối polyp ruột lành tính; bệnh đường tiêu hóa mạn tính, kéo dài như hội chứng ruột kích thích; tiểu đường type 2; lối sống thiếu lành mạnh: hút thuốc, thừa cân và thiếu vận động… cũng khiến bạn rơi vào đối tượng nguy cơ của ung thư ruột.

Theo Nld.com.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *