3 sai lầm khi bị cúm khiến bệnh càng thêm nặng

Đa số mọi người cho rằng bệnh cúm là bệnh phổ biến nên rất dễ chữa khỏi. Không ít người chữa bệnh cảm cúm sai lầm khiến bệnh trở nên nặng hơn.

Nhiều người mắc sai lầm khi bị cúm khiến bệnh càng thêm nặng. Hình minh họa.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai, cúm mùa là một bệnh n.hiễm t.rùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa Đông – Xuân.

Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt b.ắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Tại Việt Nam, các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B.

Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già trên 65 t.uổi, t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi và phụ nữ có thai. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến t.ử v.ong.

Trên thực tế, không ít người có những quan niệm chữa bệnh cảm cúm sai lầm khiến bệnh trở nên nặng hơn. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng dưới đây là các sai lầm khi điều trị cúm mà người dân thường mắc phải.

Bệnh cúm tự khỏi

Cảm cúm được coi là một trong những bệnh thông thường. Mỗi năm, người trưởng thành đều có thể bị cảm cúm 2-4 lần với những biểu hiện thông thường là đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, sốt, ho, đau đầu, đau nhức cơ thể. Cũng từ suy nghĩ cho rằng đây là bệnh thông thường mà nhiều người để bệnh tự khỏi, không cần uống thuốc hay đi khám.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo các bác sĩ, khi người bị cảm cúm có triệu chứng sốt, ho, đau đầu, đau nhức cơ thể… kéo dài, cần phải uống thuốc và điều trị tích cực, nếu không có thể dẫn tới một số biến chứng nghiêm trọng. Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất là đối với hệ thống tim mạch như gây ra viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, hô hấp, viêm phế quản cấp, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi, viêm cầu thận cấp tính, tai mũi họng, viêm tai giữa, viêm xoang , viêm họng…

Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn với một số đối tượng như trẻ nhỏ, sức đề kháng kém.

Tự ý truyền nước

Nhiều người mới bị cảm cúm đã nghĩ ngay truyền nước để có thể nhanh khỏi. Tuy nhiên việc tự ý truyền nước mà không theo khám, xét nghiệm và chỉ định của bác sĩ hoàn toàn có thể dẫn đến đe dọa tính mạng.

Không phải thời điểm nào truyền nước biển vào cơ thể cũng tốt. Nó sẽ có tác dụng trong một số trường hợp bệnh nhân bị sốt, mất nước… nhưng đều phải dưới sự theo dõi và quyết định của bác sĩ khám, điều trị khi đã xác định cơ thể bệnh nhân đang trong tình trạng như thế nào và cần những loại dịch truyền gì.

Nếu tự ý truyền nước một cách bừa bãi, truyền quá liều, truyền với tốc độ nhanh (tốc độ chảy của nước vào cơ thể) có thể gây ra dị ứng, sốc, nhiễm khuẩn, phù não, rối loạn điện giải, phù phổi, sưng tim, tình trạng nghiêm trọng sẽ nguy hiểm tới tính mạng, thậm chí còn g.ây s.ốc và dẫn đến t.ử v.ong nếu không cấp cứu kịp thời.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng người bệnh chỉ nên truyền dịch khi sốt quá cao, nôn quá nhiều gây mất nước, đi ngoài mất nước như những bệnh nhân bị tiêu chảy, tụt huyết áp, người bệnh không thể ăn, uống được. Còn trong trường hợp người bệnh bị cảm cúm, cơ thể mất nước nhưng vẫn ăn uống được thì nên bù nước qua đường uống sẽ tốt hơn.

Tự ý dùng thuốc để điều trị

Chuyên gia khuyến cáo không thể sử dụng tùy tiện Tamiflu để điều trị cúm.

Về việc nhiều người săn lùng Tamiflu để dự phòng hoặc tự điều trị cúm, PGS Dũng cho rằng thuốc này không thể sử dụng tùy tiện. Tamiflu (chứa hoạt chất Oseltamivir hàm lượng 75 mg) là thuốc chỉ được chỉ định với những trường hợp đặc biệt hoặc biến chứng và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu người không bị cúm mà vẫn cho uống Tamiflu sẽ rất nguy hại cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Tamiflu là thuốc có thành phần hóa học, người không cúm uống vào sẽ gặp những tác dụng phụ không mong muốn như: buồn nôn, buồn nôn, ảnh hưởng thần kinh.

“Nếu dùng nhiều lần sẽ xảy ra tình trạng virus kháng thuốc. Ví dụ một người dù không cúm vẫn uống Tamiflu có thể 2,3 năm nữa họ an toàn, nhưng tới năm thứ 4,5 virus cúm lại quay lại khiến người này bị nhiễm bệnh. Lúc đó, virus có khả năng kháng thuốc, uống Tamiflu cũng chẳng còn tác dụng gì”, PGS Dũng khuyến cáo.

Một loại thuốc khác hay bị sử dụng tùy tiện khi điều trị cúm là kháng sinh. Nếu chăm sóc tốt, không bội nhiễm thêm vi khuẩn thì không phải sử dụng kháng sinh. “Về bản chất, thuốc kháng sinh không có tác dụng với các virus gây bệnh cúm. Ngoài ra, nó còn gây nguy cơ gây ra tình trạng kháng kháng sinh”, PGS Dũng cho hay.

Đặc biệt khi người bệnh bị cúm, sốt chỉ nên dùng Paracetamol khi nhiệt độ trên 38,5 độ C, không dùng thuốc nhóm salicylate như aspirin để hạ sốt. Điều quan trọng là phải đảm bảo cân bằng nước điện giải và chế độ dinh dưỡng hợp lý để người bệnh tăng cường sức khỏe, nhanh hồi phục.

T.H

Theo Đời sống Plus/GĐVN

Ngày nóng không nên uống nước lạnh

Nước lạnh không làm giảm cơn khát, còn gây ra các vấn đề sức khỏe như đau họng, ho, co thắt ruột, ảnh hưởng tiêu hóa…

Ngày hè nắng nóng, chắc hẳn việc đầu tiên của nhiều người khi về nhà là đến tủ lạnh lấy một chai nước lạnh uống để làm dịu cơn khát. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, uống nước lạnh không tốt và không làm giảm cơn khát như bạn tưởng.

Nước lạnh hay đồ uống lạnh làm co mạch m.áu, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Nó cũng cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và cơ thể không được hydrat hóa thích hợp. Nhiệt độ bình thường của cơ thể là 37 độ C. Khi bạn tiêu thụ một thứ gì đó ở nhiệt độ thấp, cơ thể sẽ phải bù lại bằng cách tiêu tốn năng lượng để điều chỉnh nhiệt độ này. Vì vậy uống nước lạnh có thể dẫn đến tình trạng mất nước, bạn sẽ càng cảm thấy khát hơn. Khi cơ thể phải tập trung điều tiết nhiệt độ, quá trình hấp thu chất dinh dưỡng sẽ chậm lại.

Uống nước lạnh cũng làm tăng nguy cơ bị đau họng và nghẹt mũi, nhất là ở người già và trẻ nhỏ. Đặc biệt uống sau bữa ăn dẫn đến hiện tượng tích tụ chất nhầy dư thừa (niêm mạc đường hô hấp). Khi đường hô hấp bị tắc nghẽn dễ n.hiễm t.rùng làm đau rát họng, ho…

Bạn cũng có thể bị lạnh sau khi uống nước lạnh do hệ miễn dịch yếu đi khi nhiều chất nhầy được tạo ra trong cơ thể. Người đang bị sốt do nhiễm khuẩn như cảm cúm, viêm họng, viêm mũi… không nên uống nước lạnh bởi độ lạnh làm co mạch m.áu giảm khả năng đề kháng của niêm mạc miệng họng, bệnh nặng thêm.

Uống nước lạnh trong ngày hè không làm giảm bớt khát, mà còn gây ra các vấn đề sức khỏe. Nên uống nước ấm hoặc nước ở nhiệt độ trung bình.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra nước lạnh làm giảm nhịp tim. Chúng kích thích dây thần kinh sọ thứ mười – dây thần kinh phế vị. Dây thần kinh này là một phần quan trọng trong hệ thần kinh. Nhiệt độ thấp của nước sẽ kích thích khiến nhịp tim giảm.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo không nên uống nước lạnh ngay sau khi tập luyện. Khi ấy, cơ thể tạo ra nhiều nhiệt, m.áu trong người dồn ra dưới lớp da và lượng m.áu cung cấp cho hệ tiêu hóa tạm thời giảm đi. Nếu ngay lúc này mà uống nước lạnh, các mạch m.áu trong dạ dày co lại bất ngờ gây co thắt ruột. Một số người gặp tình trạng đau mạn tính ở dạ dày, là do nước lạnh tạo ra “cú sốc nhiệt” với cơ thể.

“Uống nước ấm hoặc nước ở nhiệt độ trung bình có nhiều lợi ích hơn uống nước lạnh”, các chuyên gia cho biết. Ngoài việc tăng cường hydrat hóa, nước ấm kích thích tốt hơn các enzyme tiêu hóa tự nhiên, lưu thông m.áu tốt hơn, từ đó tăng quá trình giải độc tự nhiên của cơ thể. Khi uống nước ấm, phân tử nước hoàn toàn thẩm thấu vào tế bào để bổ sung lượng nước đã mất, bạn sẽ cảm thấy hết khát nhanh hơn. Các chuyên gia cũng khuyên uống nước chanh ấm vào buổi sáng.

Thúy Quỳnh

Theo Food/VNE

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *