3 tác dụng phụ cần lưu ý của thuốc trị rối loạn t.iền đình

Người bệnh rối loạn t.iền đình cần tuân thủ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa tái phát.

Tuy nhiên, một số thuốc điều trị có thể gây tác dụng phụ. Vậy người bệnh cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc rối loạn t.iền đình?

Theo BS. Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt – Nga, Bộ Quốc Phòng, rối loạn t.iền đình là tình trạng do tổn thương liên quan đến hệ thống t.iền đình gây ra. Các biểu hiện thường gặp của rối loạn t.iền đình bao gồm mất thăng bằng, đi không vững, cảm giác chóng mặt, yếu mệt, kém tập trung, mắt mờ, buồn nôn, nôn…

Rối loạn t.iền đình có thể gặp ở mọi lứa t.uổi, nhưng t.uổi càng cao thì tỷ lệ mắc phải hội chứng này càng tăng. Để điều trị rối loạn t.iền đình, người bệnh cần đi khám để xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh, từ đó mới có phương pháp chữa trị phù hợp nhằm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh và tránh tái phát.

Dưới đây là một số tác dụng phụ phổ biến của thuốc điều trị rối loạn t.iền đình mà người bệnh cần lưu ý:

1. Phản ứng dị ứng sau khi dùng thuốc trị rối loạn t.iền đình

Các phản ứng dị ứng thường gặp sau khi dùng thuốc có thể kể đến như ngứa, mẩn, phát ban, nổi mề đay…

Ví dụ, thuốc acetylleucin là thuốc giúp giảm triệu chứng chóng mặt, buồn nôn. Khi sử dụng, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như phát ban (đôi khi có kèm theo ngứa) và nổi mề đay.

Thuốc betahistin có tác dụng làm tăng lượng m.áu đến tai trong bằng cách giãn các cơ t.iền mao mạch, làm giảm tính thấm với các mao mạch vùng tai trong, đồng thời làm tăng lượng m.áu cung cấp cho não nói chung, nhờ đó giúp cải thiện các triệu chứng của rối loạn t.iền đình. Người bệnh sử dụng thuốc này cũng có thể gặp những biểu hiện dị ứng như nổi mề đay, ngứa, rối loạn tiêu hóa… Không những thế, betahistin còn có thể gây tác dụng phụ đau dạ dày, do đó được khuyến cáo sử dụng sau khi ăn no để tránh các vấn đề liên quan tới dạ dày.

Khi gặp phải các phản ứng dị ứng nghi ngờ do thuốc, người bệnh cần ngừng uống thuốc và báo ngay cho bác sĩ. Các phản ứng như mẩn, ngứa, phát ban, nổi mề đay là những dấu hiệu dị ứng ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan và không tự ý dùng thuốc chống dị ứng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Nếu nghi ngờ bị dị ứng thuốc, cần ngừng uống thuốc và báo cho bác sĩ, người bệnh không tự ý dùng thuốc chống dị ứng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

2. Gây buồn ngủ

BS. Nguyễn Huy Hoàng cho biết, các thuốc kháng histamin thế hệ 1 bao gồm các thuốc như dimenhydrinate hoặc promethazin… có tác dụng cải thiện tình trạng buồn nôn, chóng mặt, do đó thường được chỉ định trong phác đồ điều trị rối loạn t.iền đình. Tuy nhiên, tác dụng điển hình nhất của nhóm này là gây buồn ngủ, khiến người bệnh cảm thấy lơ mơ, ngủ gà…

Ngoài ra, các thuốc ức chế canxi như cinnarizin (stugeron), flunarizine (sibelium) có tác dụng phòng ngừa và điều trị triệu chứng chóng mặt do rối loạn t.iền đình, giúp giảm đau nửa đầu, thiểu năng tuần hoàn não… cũng gây cảm giác buồn ngủ cho người sử dụng.

Các t.huốc a.n t.hần như diazepam, clonazepam, bromazepam, lorazepam… cũng được sử dụng trong một số trường hợp rối loạn t.iền đình. Một trong số tác dụng phụ của nhóm này là gây buồn ngủ, lờ đờ, khả năng phối hợp kém…

Do tác dụng phụ gây buồn ngủ nên người bệnh tránh điều khiển phương tiện giao thông và vận hành máy móc sau khi dùng những loại thuốc này.

3. Nghiện thuốc, phản tác dụng

Đối với nhóm t.huốc a.n t.hần như diazepam, clonazepam, bromazepam, lorazepam… nếu sử dụng lâu dài có thể gây ra tình trạng nghiện thuốc và phản tác dụng. Chính bởi vậy, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ.

Thuốc có thể gây lệ thuộc sau khi sử dụng thuốc trong vòng ít nhất một tháng, ngay cả với liều lượng đã được quy định. Tuy nhiên, khi có dấu hiệu lệ thuộc thuốc, người bệnh không nên ngừng thuốc đột ngột mà cần giảm liều từ từ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Để dùng thuốc điều trị rối loạn t.iền đình một cách an toàn, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc.

Lưu ý không thể bỏ qua khi dùng thuốc tăng tuần hoàn não trị rối loạn t.iền đình

Rối loạn t.iền đình nếu không được điều trị đúng và kịp thời có thể gây các biến chứng: Dễ té ngã, đột quỵ…

Việc sử dụng các thuốc tăng tuần hoàn não có thể giúp giảm các triệu chứng của rối loạn t.iền đình…

1. Khi nào dùng thuốc tăng tuần hoàn não trị rối loạn t.iền đình?

Rối loạn t.iền đình có thể là các cơn chóng mặt thoáng qua, chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi. Bên cạnh đó, có thể xuất hiện tình trạng chóng mặt nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng hay thay đổi từ nằm sang ngồi được.

Nếu người bệnh bị rối loạn t.iền đình nặng, ngoài chóng mặt dữ dội, còn có các triệu chứng đi kèm như nôn nhiều và kéo dài, ù tai, giảm thính lực, nặng đầu, khó tập trung, rối loạn vận mạch khiến da tái xanh, giảm nhịp tim, vã mồ hôi, nghiêm trọng hơn là té ngã gây chấn thương do không kiểm soát được thăng bằng. Khi bị bệnh này nhiều người có xu hướng sử dụng thuốc tăng tuần hoàn não.

Rối loạn t.iền đình có thể là các cơn chóng mặt thoáng qua…

Mặc dù bộ não chỉ chiếm 2% trọng lượng của toàn bộ cơ thể nhưng để có thể duy trì các chức năng bình thường, bộ não cần được cung cấp 20% lượng m.áu từ tim, 25% lượng oxy trong hệ tuần hoàn và 25% lượng đường trong m.áu. Do đó, nếu quá trình cung cấp m.áu lên não có vấn đề sẽ khiến tình trạng thiếu m.áu lên não, từ đó gây ảnh hưởng đến chức năng của các tế bào não.

Hiện rối loạn t.iền đình vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Thiếu m.áu não là một trong những nguyên nhân gây rối loạn t.iền đình. Do đó, nhóm thuốc hỗ trợ điều trị tăng tuần hoàn m.áu não được sử dụng trong trường hợp này.

2. Các loại thuốc tăng tuần hoàn não hay dùng

– Piracetam: Thuốc tác động trên não bộ và hệ thần kinh, có tác dụng bảo vệ chống lại tình trạng thiếu oxy ở các cơ quan này. Nhờ đó, giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt… trong rối loạn t.iền đình.

Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc là: Mệt mỏi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, trướng bụng, bồn chồn, dễ bị kích động, nhức đầu, ngủ gà, mất ngủ. Do thuốc piracetam có thể gây buồn ngủ và run rẩy nên người bệnh tránh lái xe và vận hành máy móc khi dùng thuốc. Piracetam được thải trừ qua thận, nên cần thận trọng trong trường hợp suy thận. Piracetam không được sử dụng trong trường hợp suy gan.

Việc sử dụng thuốc tuần hoàn não cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

– Cerebrolysin: Thuốc có nhiều tác động lên tế bào thần kinh bao gồm giúp tăng sinh, biệt hóa, điều hòa chức năng của tế bào thần kinh, tăng cường lưu lượng m.áu lên não và bảo vệ não khỏi các thương tổn do thiếu m.áu cục bộ gây ra.

Thận trọng khi dùng cerebrolysin cho bệnh nhân tăng huyết áp. Lưu ý, với bệnh nhân có chức năng thận suy giảm nên thận trọng khi dùng cerebrolysin vì thuốc bài tiết qua thận.

– Ginkgo biloba: Có tác dụng loại bỏ các gốc tự do, ngăn ngừa sự phá hủy màng tế bào và duy trì chuyển hóa của não. Thuốc được dùng trong trường hợp rối loạn tuần hoàn não, sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ…

Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng ginkgo biloba bao gồm: Buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy, bồn chồn, nôn, dị ứng da… Ginkgo biloba không nên dùng cho người cường giáp và thận trọng dùng cho bệnh nhân tăng huyết áp.

3. Một số lưu ý khi dùng thuốc tăng tuần hoàn não

Dùng thuốc kháng histamin trị rối loạn t.iền đình cần lưu ý gì?ĐỌC NGAY

Để dùng thuốc tăng tuần hoàn não an toàn, người bệnh cần lưu ý:

– Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tăng tuần hoàn não khi không có chỉ định của bác sĩ.

– Tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.

– Không tự ý tăng/giảm/ngừng dùng thuốc mà chưa có ý kiến của bác sĩ.

– Khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong quá trình dùng thuốc, cần trao đổi với bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.

Ngoài việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, không nên lạm dụng các chất kích thích. Đồng thời, tăng cường vận động thường xuyên tùy theo điều kiện và sức khỏe của mình để khí huyết lưu thông, cải thiện tuần hoàn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *