Nhịn đói hay ăn rất ít trong bữa chính dù là để cắt giảm calo, giảm cân hay vì quá bận rộn thì đều tác động tiêu cực tới sức khỏe.
Một số thay đổi trong cơ thể sẽ xảy ra nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên.
Nhịn đói hoặc ăn quá ít sẽ đẩy cơ thể vào trạng thái bị bỏ đói và bị thiếu hụt dưỡng chất. Nếu giảm cân là mục tiêu của bạn thì việc bỏ đói cơ thể như vậy có thể cản trở nỗ lực giảm cân, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Nhịn ăn thường xuyên có thể gây viêm loét dạ dày, thậm chí tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng. Ảnh PEXELS
Nếu thường xuyên nhịn đói cơ thể sẽ xảy ra những vấn đề sau:
Mức năng lượng giảm xuống
Một trong những tác động chính của việc không ăn khi đói là giảm mức năng lượng của cơ thể, dẫn đến mệt mỏi, uể oải. Thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì thể chất và tinh thần. Khi bạn nhịn ăn quá lâu, lượng đường trong m.áu sẽ giảm, tạo ra tình trạng thiếu đường glucose.
Đây là loại đường cần thiết giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể. Glucose đóng vai trò là nguồn nhiên liệu chính cho các chức năng của cơ thể, đặc biệt là hoạt động của cơ bắp và quá trình nhận thức của não bộ. Khi cơ thể bị cạn kiệt lượng glucose dự trữ thì lập tức một phản ứng nội tiết sẽ được kích hoạt.
Các hoóc môn gây căng thẳng như cortisol, adrenaline được giải phóng để huy động glucose dự trữ trong cơ thể, sau đó là huy động chất béo để bù đắp cho việc thiếu hụt dinh dưỡng.
Quá trình trao đổi chất chậm lại
Bỏ bữa có vẻ là một cách hiệu quả để giảm cân nhanh chóng. Nhưng thực tế, nghiên cứu cho thấy nó thật sự có thể cản trở quá trình giảm cân. Nguyên nhân là do nhịn ăn đã tác động tiêu cực đến quá trình trao đổi chất.
Quá trình trao đổi chất chịu trách nhiệm hấp thụ thức ăn và chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho cơ thể. Quá trình này xảy ra liên tục. Ngay cả khi đang nghỉ ngơi, cơ thể vẫn đốt calo ở một tốc độ nhất định. Hiện tượng này gọi là tốc độ trao đổi chất cơ bản.
Nhịn ăn thường xuyên sẽ kích hoạt phản ứng sinh lý khiến cơ thể ưu tiên dành lượng calo ít ỏi để cung cấp cho não và các cơ quan quan trọng, đồng thời giảm lượng calo cung cấp cho các hoạt động không quan trọng khác. Sự thay đổi này giúp bảo tồn năng lượng nhằm mục đích sinh tồn, từ đó khiến quá trình trao đổi chất chậm lại. Trao đổi chất chậm lại đồng nghĩa với việc cơ thể đốt ít calo hơn và khó giảm cân hơn.
Gây vấn đề tiêu hóa
Dạ dày sẽ đều đặn tiết ra a xít và emzyme để tiêu hóa thức ăn. Nếu không có thức ăn để tiêu hóa thì những dịch tiêu hóa này sẽ dư thừa và gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến ợ nóng và trào ngược.
Môi trường a xít này cũng có thể phá vỡ sự công bằng của vi khuẩn đường ruột gọi là hệ vi sinh vật đường ruột. Điều này có thể gây đầy hơi, chướng bụng và táo bón cùng nhiều vấn đề tiêu hóa khác.
Hậu quả của việc bỏ bữa không chỉ là tạm thời. Nếu thường xuyên bỏ bữa thì có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như sỏi mật, loét dạ dày, thậm chí là tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng, theo Healthline.
Uống trà xanh kết hợp với chanh có tác dụng gì?
Trà xanh và chanh, khi kết hợp với nhau, không chỉ tạo nên một đồ uống nhẹ nhàng và thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe.
Uống trà xanh kết hợp với chanh có tác dụng gì?
1. Giàu chất chống oxy hóa
Cả trà xanh và chanh đều là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Chúng giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do quá trình oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của chứng viêm và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường, ung thư, và béo phì.
2. Hỗ trợ giảm cân
Uống trà xanh với chanh có thể là sự bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn kiêng giảm cân. Các nghiên cứu chỉ ra rằng trà xanh có thể hỗ trợ quá trình giảm cân và tăng cường đốt cháy chất béo. Điều này không chỉ giúp giảm trọng lượng mà còn cải thiện chỉ số khối cơ thể và giảm mỡ bụng.
3. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Nghiên cứu cho thấy trà xanh có thể cải thiện kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và các biến chứng liên quan. Uống trà thường xuyên cũng giảm viêm, tăng cường khả năng sử dụng insulin, giúp kiểm soát lượng đường trong m.áu hiệu quả hơn.
4. Tăng cường sức khỏe tim mạch
Flavonoid trong cả trà xanh và chanh đều được liên kết với nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Chúng có thể ngăn chặn tình trạng viêm, cải thiện chức năng mạch m.áu, hỗ trợ mức cholesterol khỏe mạnh, và giảm huyết áp. Những người tiêu thụ chanh thường xuyên cũng thấy giảm áp lực m.áu, đặc biệt khi kết hợp với việc vận động thể dục.
5. Hỗ trợ sức khỏe não bộ
Mặc dù cần thêm nghiên cứu ở con người, nhưng trà xanh và chanh có thể mang lại lợi ích tiềm năng cho sức khỏe não bộ. Các hợp chất trong chúng có thể giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ và suy giảm nhận thức. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tiêu thụ trà xanh thường xuyên có thể cải thiện quá trình chuyển hóa protein liên quan đến sự phát triển của bệnh Alzheimer.
6. Tăng cường khả năng miễn dịch
Chanh là nguồn cung cấp vitamin C, giúp giảm viêm, tăng cường chức năng tế bào miễn dịch. Trà xanh cũng có các hợp chất như EGCG có thể cải thiện chức năng miễn dịch và bảo vệ chống lại các rối loạn tự miễn dịch.
7. Tăng cường sự tỉnh táo
Trà xanh chứa caffeine tự nhiên, giúp tăng cường sự tỉnh táo, cải thiện chức năng nhận thức và thể chất. Điều này không chỉ chống mệt mỏi mà còn cải thiện thành tích thể thao và tăng sức bền.
8. Ngăn ngừa sỏi thận
Uống trà xanh với chanh giúp ngăn chặn sự hình thành sỏi thận. Cả hai đều có chất axit citric, giúp tăng lượng nước tiểu và ngăn chặn sự tích tụ của canxi oxalate, làm giảm nguy cơ phát triển sỏi thận.
9. Ngăn ngừa ung thư
Trà xanh và chanh đều có đặc tính chống ung thư. Các hợp chất trong chúng có thể ngăn chặn sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư, giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư.