Sỏi bàng quang là bệnh lý phổ biến về đường tiết niệu, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm bàng quang, bể thận, suy thận, ung thư bàng quang,…
Đau vùng hạ vị, đi khám phát hiện 4 viên sỏi lớn trong bàng quang
Bệnh nhân L.V.Q. (40 t.uổi, trú tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La) đến khám tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) trong tình trạng đau tức vùng hạ vị nhiều ngày.
Trước đó, bệnh nhân cũng đã đi khám và điều trị nhưng không đỡ, gia đình đã đưa bệnh nhân tới Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy để kiểm tra. Tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp – Liên chuyên khoa đã thăm khám, chỉ định các cận lâm sàng cần thiết để kiểm tra. Kết quả kiểm tra cho thấy tại bàng quang của anh có nhiều sỏi, viên lớn nhất kích thước 32 x 37mm.
Nhận được kết quả kiểm tra, các bác sĩ đã thực hiện phẫu thuật lấy sỏi bàng quang cho bệnh nhân. Sau gần 1 giờ đồng hồ trong phòng phẫu thuật, các bác sĩ đã lấy 4 viên sỏi như những viên đá trứng ra khỏi bàng quang bệnh nhân. Hiện tại, bệnh nhân đã ổn định sức khỏe và được cho ra viện sau 8 ngày điều trị.
Hình ảnh sỏi bàng quang của bệnh nhân.
Sỏi bàng quang do đâu?
Sỏi bàng quang thường xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Sỏi được hình thành trong bàng quang thường có kích thước lớn do tích tụ các cặn sỏi lâu ngày từ nước tiểu trong bàng quang.
Ngoài ra, sỏi bàng quang còn là những sỏi thận di chuyển xuống niệu quản và rơi vào bàng quang. Những sỏi bàng quang nhỏ có thể thoát ra ngoài dễ dàng khi tiểu. Những sỏi lớn hơn 8mm thường bị kẹt ở cổ bàng quang hoặc niệu đạo (ống dẫn nước tiểu ra ngoài) gây tiểu đau, dòng nước tiểu yếu hoặc bí tiểu cấp.
Một số bệnh n.hiễm t.rùng cũng có thể dẫn đến sỏi bàng quang. Đôi khi một tình trạng tiềm ẩn ảnh hưởng đến khả năng chứa đựng, hoặc tống xuất nước tiểu của bàng quang có thể dẫn đến hình thành sỏi bàng quang. Bất kỳ vật chất lạ nào có trong bàng quang đều có xu hướng hình thành sỏi trong bàng quang.
Các trường hợp phổ biến nhất gây ra sỏi bàng quang bao gồm:
Phì đại tuyến t.iền liệt: (tăng sản lành tính tuyến t.iền liệt, hoặc BPH) có thể gây sỏi bàng quang ở nam giới. Tuyến t.iền liệt phì đại có thể gây cản trở dòng chảy của nước tiểu, khiến bàng quang không thể làm rỗng hoàn toàn.
Các tổn thương thần kinh: thông thường, các dây thần kinh mang thông điệp từ não đến cơ bàng quang, điều khiển các cơ bàng quang co thắt hoặc thư giãn. Nếu những dây thần kinh này bị tổn thương do đột quỵ, chấn thương tủy sống hoặc các vấn đề sức khỏe khác, bàng quang của bạn có thể bị ứ đọng nước tiểu. Điều này được gọi là bàng quang thần kinh.
Khi sỏi di chuyển trong bàng quang sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau ở vùng bụng dưới.
Các nguyên nhân khác có thể gây ra sỏi bàng quang bao gồm:
Viêm bàng quang: Đôi khi n.hiễm t.rùng đường tiết niệu hoặc xạ trị vùng chậu, có thể dẫn đến sỏi bàng quang.
Sỏi thận: Sỏi hình thành trong thận không giống như sỏi bàng quang. Chúng phát triển theo những cách khác nhau. Nhưng những viên sỏi thận nhỏ có thể đi xuống niệu quản vào bàng quang và nếu không được tống ra ngoài, có thể phát triển thành sỏi bàng quang.
Biểu hiện sỏi bàng quang
Đôi khi sỏi bàng quang, thậm chí cả những viên lớn đều không gây ra vấn đề gì. Nhưng nếu một viên sỏi kích thích thành bàng quang hoặc ngăn dòng chảy của nước tiểu, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:
Đau bụng dưới, đau khi đi tiểu: Khi sỏi di chuyển trong bàng quang sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau ở vùng bụng dưới, những cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội tùy vào kích thước của sỏi và sự di chuyển, vận động của người bệnh. Ngoài ra, một số trường hợp nhiễm khuẩn cũng có thể khiến người bệnh bị sốt nhẹ.
Có m.áu trong nước tiểu, nước tiểu đục hoặc có màu sẫm bất thường: Nước tiểu có màu lạ: Khi thận hoặc bàng quang bị n.hiễm t.rùng sẽ khiến cho nước tiểu có màu đục, đậm màu hơn bình thường. Thậm chí, khi sỏi bàng quang cọ xát vào đường tiểu cũng có thể dẫn tới tình trạng c.hảy m.áu và gây ra hiện tượng lẫn m.áu trong nước tiểu.
Đi tiểu thường xuyên, khó đi tiểu hoặc dòng nước tiểu bị gián đoạn: Những người bị bệnh sỏi bàng quang vẫn có thể đi tiểu bình thường, nhưng đôi khi dòng nước tiểu có thể bị tắc, ngắt quãng, kèm theo tình trạng đau buốt ở bộ phận s.inh d.ục. Khi người bệnh đi lại, vận động nhiều thì mức độ đau buốt sẽ tăng lên và đồng thời sẽ giảm khi người bệnh nghỉ ngơi. Dòng tiểu bị tắc nghẽn cũng sẽ khiến người bệnh tiểu rắt, tiểu nhiều lần trong ngày.
Nên uống đủ nước để phòng bệnh.
Phòng ngừa sỏi bàng quang
Để hạn chế nguy cơ bị sỏi ở bàng quang chúng ta cần lưu ý:
Uống nhiều nước: Mỗi ngày bạn nên uống 2 – 3 lít nước, giúp cơ thể đào thải những chất độc, cặn bã ra khỏi thận, bàng quang, từ đó tránh sự kết tủa tạo sỏi.
Bổ sung thực phẩm ít chất béo: Các loại thực phẩm như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo hay không béo nên được bổ sung vào thực đơn mỗi ngày. Ngoài ra, nên hạn chế các món ăn chiên xào rán, không dùng các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn hộp.
Ở những người có tăng axit uric trong m.áu nên hạn chế thức ăn giàu đạm: Đạm có khả năng làm tích tụ axit uric trong m.áu, làm hình thành tinh thể muối urat và tích tụ ở bàng quang. Khi đó, người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị sỏi. Mỗi ngày chỉ nên bổ sung tối đa 200g thịt, ưu tiên thịt nạc, ức gà và hạn chế hải sản, tôm, cua.
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Các thực phẩm chứa lượng chất xơ dồi dào nên bổ sung hằng ngày là rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, đậu… Nam giới bổ sung khoảng 30 – 38g/ngày và nữ giới là 21 – 25g/ngày.
Tránh sử dụng các chất kích thích: Nên hạn chế sử dụng bia, rượu, t.huốc l.á và các chất kích thích khác. Vì các hóa chất này tích tụ trong cơ thể rất dễ tạo thành sỏi.
Khi có dấu hiệu sỏi ở hệ tiết niệu, người bệnh nên nhanh chóng đi thăm khám và điều trị sớm.
Hỏng thận vì không điều trị sỏi niệu quản kịp thời
Mắc sỏi niệu quản nhiều năm nhưng không điều trị dứt điểm, bệnh nhân nữ 53 t.uổi (xã Hà Thạch, Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ) phải cắt bỏ một bên thận phải do mất chức năng.
Chú ý dấu hiệu của sỏi thận
Bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Đa khoa thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ trong tình trạng đau bụng từng cơn vùng bụng phải, đau lan ra sau lưng.
Ảnh minh họa.
Kết quả thăm khám và chụp CT Scanner cho thấy: Đài bể thận phải giãn độ IV, niệu quản giãn mỏng, đoạn 1/3 dưới có 2 viên sỏi liền kề nhau, viên lớn kích thước 7×11 mm.
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ chẩn đoán thận phải của người bệnh mất chức năng do sỏi niệu quản và chỉ định phẫu thuật nội soi cắt thận phải.
Với sự phối hợp tốt giữa các bác sĩ Khoa Ngoại và đội ngũ gây mê giàu kinh nghiệm, sau 60 phút, người bệnh được phẫu thuật nội soi cắt thận phải thành công. Một ngày sau phẫu thuật, người bệnh đã có thể ăn uống được và ngồi dậy vận động nhẹ nhàng.
Bác sĩ Đỗ Hoàng Thái, Khoa Ngoại, Bệnh viện Đa khoa thị xã Phú Thọ cho biết, thận phải của người bệnh đã giãn rất mỏng, mất chức năng hoàn toàn, nguyên nhân chỉ vì viên sỏi niệu quản gây bít tắc phía dưới.
Điều đáng nói, người bệnh biết rõ mình mắc sỏi niệu quản nhưng chủ quan không điều trị dứt điểm, ở nhà dùng thuốc nam. Trong trường hợp này, phương pháp điều trị tối ưu là phải cắt bỏ quả thận mất chức năng cho người bệnh để tránh các biến chứng sau này”.
Cảnh báo nguy cơ sỏi thận nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thế Anh, Khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chia sẻ, nếu khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sỏi sớm, việc điều trị sẽ nhẹ nhàng, ít ảnh hưởng sức khỏe, ít tốn kém hơn cho người bệnh.
Với người bệnh từng sốc nhiễm khuẩn, cần tán sỏi thật nhanh, tránh vi khuẩn bị áp lực nước đẩy lên, thâm nhiễm qua các mao mạch nhỏ của đài thận vào m.áu.
Theo bác sĩ Thế Anh, bà M. có một viên sỏi kích thước 12mm vị trí đoạn khúc nối bể thận – niệu quản trái cản trở nước tiểu từ thận đi xuống bàng quang, khiến thận ứ độ 2.
Vi khuẩn trong nước tiểu ứ đọng lâu ngày xâm nhập vào m.áu g.ây s.ốc nhiễm khuẩn, có thể dẫn đến t.ử v.ong nếu không cấp cứu kịp thời.
Theo bác sĩ Thế Anh, tình trạng đau hông lưng do sỏi từ thận rơi xuống ống niệu quản gây bế tắc làm tăng áp lực lên bể thận, gọi là cơn đau quặn thận. Đường kính lòng trong niệu quản 2-3 mm, có thể giãn rộng 7 mm, trong khi viên sỏi của bà M. kích thước 12 mm nên gây tắc nghẽn lưu thông nước tiểu.
Do để lâu không phát hiện, giải phóng tắc nghẽn, điều trị sỏi nên phát sinh biến chứng thận ứ nước, n.hiễm t.rùng tiểu, thậm chí sốc nhiễm khuẩn. Ngoài ra, thận ứ nước tiểu lâu ngày có nguy cơ teo nhu mô thận, suy giảm chức năng thận.
Bác sĩ Thế Anh cho biết hiện nay, sỏi thận có thể phát hiện đơn giản thông qua siêu âm và chụp X-quang bụng. Sỏi càng được phát hiện sớm khi kích thước còn nhỏ (dưới 5mm), việc điều trị càng đơn giản, hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí, ít nguy cơ phát sinh biến chứng nguy hiểm.
Ngược lại, với những viên sỏi lớn, nguy cơ phát sinh biến chứng cao, cần điều trị bằng những phương pháp hiện đại sẽ tốn kém nhiều chi phí hơn.
Trước đó, cơ sở cũng điều trị cho một nam thanh niên có hàng trăm viên sỏi trong thận trái do uống ít nước, cơ địa dễ tạo sỏi.
Theo chia sẻ của bệnh nhân anh làm việc tại một siêu thị điện máy ở TP.HCM. Ngoài thời gian làm việc chính thức, anh thường xuyên tăng ca tối để vận chuyển, kiểm kê hàng nhập/xuất kho của siêu thị.
Công việc bận rộn nên anh đã quen với những bữa cơm mua ngoài “cho xong bữa” và uống ít nước, nhịn đi tiểu trong giờ làm, chỉ đi tiểu khi bụng đau, căng tức.
Khi mang vác, vận chuyển hàng hóa của siêu thị, anh T. thường thấy đau âm ỉ tại vùng hông dưới bên trái, đi tiểu thấy có m.áu.
Tuy nhiên, lúc ngồi một chỗ làm việc hay đi lại nhẹ nhàng thì không đau, không tiểu m.áu nên anh nghĩ do ảnh hưởng của vết mổ ruột thừa 10 năm trước.
Gần đây, anh chuyển sang kinh doanh tại nhà, có nhiều thời gian hơn nên đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM khám sức khỏe thì phát hiện thận trái lấp kín sỏi.
Uống nhiều nước để phòng sỏi thận
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ trên 8.870 cặp song sinh phát hiện khả năng di truyền sỏi thận lên tới 56%.
Một nghiên cứu khác tại Anh cho thấy 35% người bệnh sỏi thận do tăng canxi niệu có nguyên nhân di truyền từ gia đình. Ngoài di truyền, thói quen ăn uống cũng là nguyên nhân hình thành sỏi phổ biến.
Để phòng chống sỏi thận, chuyên gia khuyến cáo người dân nên uống nhiều nước (2-3 lít/ngày), ăn giảm mặn; giảm dầu mỡ, đạm động vật, thực phẩm giàu oxalat (củ cải trắng, khoai lang, rau chân vịt…); hạn chế nước uống có ga, rượu bia…
Khi có dấu hiệu đau hông lưng dữ dội nhất là khi vận động mạnh, tiểu m.áu, tiểu buốt, tiểu nhiều lần… cần đến bệnh viện khám, điều trị kịp thời.
Với người cơ địa dễ tạo sỏi hoặc có người nhà có t.iền sử điều trị sỏi, cần khám sức khỏe định kỳ 12 tháng/lần để sớm phát hiện, điều trị khi sỏi còn nhỏ.
Theo các bác sĩ, ở giai đoạn sớm, sỏi thận thường không gây khó chịu cho người bệnh, hoặc một số trường hợp có triệu chứng đau lưng, sốt, tiểu lắt nhắt.
Nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra tình trạng ứ nước, ứ mủ thận gây giãn đài bể thận, suy thận lâu ngày dẫn đến suy giảm chức năng của thận. Trường hợp người bệnh sỏi thận nếu muốn điều trị bằng thuốc y học cổ truyền cần phải có sự tư vấn của bác sĩ.
Việc sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc, kèm theo việc bảo quản, sao tẩm thuốc rất có thể chứa nhiều hóa chất độc hại khiến tình trạng suy thận thêm nặng nề. Khi sỏi tiết niệu có chỉ định phẫu thuật cần can thiệp sớm để tránh biến chứng đáng tiếc.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp can thiệp sỏi tiết niệu ít xâm lấn như: Nội soi ống mềm, tán sỏi qua da, nội soi tán sỏi, nội soi lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể… với tổn thương tối thiểu, hiệu quả tối đa, mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh như giảm mất m.áu, vết mổ nhỏ, ít đau sau mổ, thời gian phục hồi nhanh hơn…
Để phòng bệnh sỏi thận, người dân cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện sỏi thận, từ đó có các biện pháp can thiệp kịp thời, tránh ảnh hưởng tới chức năng thận.
Nhằm giúp bảo vệ thận, mọi người cần lưu ý tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày, chế độ ăn uống cần lựa chọn thực phẩm lành mạnh, đủ chất, tăng cường nhiều rau xanh, hoa quả tươi và giảm muối; đặc biệt lưu ý uống đủ nước để giúp cho thận hoạt động tốt…
Khi có dấu hiệu đau lưng hoặc vùng thắt lưng, dưới mạn sườn, đau khi đi tiểu, tiểu són, bí tiểu… cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.