Tử cung nắm giữ vai trò quan trọng đối với việc thụ thai của phái nữ nên việc chăm sóc và bảo vệ tử cung đúng cách là điều rất quan trọng.
Đôi lúc, các cô gái thường chủ quan mà không để ý tới sức khỏe thể chất của mình, từ đó dễ làm ảnh hưởng xấu tới tử cung. Đặc biệt, nếu cứ lặp đi lặp lại những việc làm sau đây thì chắc chắn nữ giới sẽ gặp vấn đề trong quá trình thụ thai, hoặc thậm chí còn gây hại cho sức khỏe của thai nhi.
Không chú ý giữ ấm cơ thể trong những ngày lạnh
Thể chất của nữ giới thường thiên về tính hàn nên nếu không coi trọng việc giữ ấm cơ thể, khí hàn bên trong sẽ tăng nhiều hơn. Điều này vô tình gây ảnh hưởng xấu cho tử cung, gián tiếp dẫn đến những mầm mống bệnh ở khu vực này.
Vì vậy, trong những ngày lạnh, bạn tuyệt đối không nên diện những bộ đồ mát mẻ. Hãy chú ý giữ ấm ở bàn chân, bàn tay, vùng bụng và vùng tử cung để bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình tốt nhất.
Đi phá thai nhiều lần
Tử cung là nơi bắt đầu một sinh linh mới, nhưng nhiều cô gái lại không ý thức rõ ràng trong việc sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ. Thậm chí, khi có thai ngoài ý muốn, nhiều người sẽ chon giải pháp đi phá thai.
Tuy nhiên, dù là dùng phương pháp nào để phá thai thì nó vẫn sẽ gây tổn hại rất lớn cho nội mạc tử cung, từ đó làm bào mòn nội mạc và ảnh hưởng tới môi trường của tử cung. Sau cùng, bạn còn gặp phải tình trạng rối loạn k.inh n.guyệt, sinh non hoặc mất khả năng có thai mãi mãi.
Quan hệ không coi trọng đến việc vệ sinh
Trong quá trình quan hệ, cả nam giới lẫn nữ giới đều cần chú ý tới vấn đề vệ sinh. Nếu không để tâm tới điều này thì các vi khuẩn từ â.m đ.ạo sẽ dễ xâm nhập vào tử cung, gây viêm nhiễm cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung và làm tổn thương sức khỏe tử cung.
Bên cạnh đó, nam giới cũng cần chú ý làm sạch b.ao q.uy đ.ầu vì đây cũng là nơi dễ bị nhiễm vi khuẩn, gây hại cho tử cung của nữ giới. Do đó, cả trước và sau khi quan hệ, nam giới và nữ giới đều cần chú ý giữ gìn vệ sinh và đảm bảo các bộ phận s.inh d.ục lẫn cơ quan sinh sản được giữ khô ráo, sạch sẽ.
Một vài điều cần làm để giữ sức khỏe tử cung luôn khỏe mạnh
– Duy trì chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây.
– Tập luyện thường xuyên để nâng cao sức khỏe thể chất.
– Chủ động đi khám phụ khoa định kỳ (6 tháng/lần).
– Quan sát khí hư thường xuyên để chẩn đoán tử cung của mình có khỏe mạnh hay không (nếu khí hư kèm m.áu, mủ, ra nhiều, có mùi hôi tanh hoặc màu sắc khác thường thì đó là dấu hiệu cảnh báo cơ quan sinh sản của bạn đang gặp vấn đề).
Source (Nguồn): Sohu
Theo Helino
Chỉ 1 ngày sau khi sinh, cơ thể mẹ có hàng loạt thay đổi ít ai ngờ
Cơ thể người mẹ đã thay đổi rất nhiều trong những tháng mang thai. Nhưng sự thay đổi ngay ngày đầu sau khi sinh bé thì chưa mấy ai nhắc tới.
Trải qua 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau, bế con đỏ hỏn trên tay lòng mẹ dạt dào bao cảm xúc. Mọi sự vất vả dường như đã được đền đáp bằng trái ngọt chính là con – thiên thần nhỏ đáng yêu. Có lẽ phần lớn các mẹ đều đang ngập chìm trong niềm hạnh phúc bên cạnh bé mà quên mất rằng chỉ ngay ngày đầu sau khi sinh, cơ thể mình cũng đang trải qua hàng loạt thay đổi không kém thời gian thai kì.
Trong vòng 24 giờ sau sinh, cơ thể người mẹ trải qua hàng loạt thay đổi ít ai nhắc tới (Ảnh minh họa)
Những tiết lộ thú vị về sự thay đổi cơ thể mẹ chỉ 24 giờ sau khi sinh sẽ khiến chị em không khỏi bị “sốc” bởi ít ai nhắc tới. Theo tiến sĩ Michele Hakakha, chuyên gia lĩnh vực sản phụ khoa tại Mỹ, cơ thể người mẹ gần như trải qua sự thay đổi toàn diện chỉ trong 1 ngày sau sinh.
1. Giảm cân ngay lập tức
Người mẹ sẽ giảm khoảng 4,5-6kg ngay lập tức sau khi sinh bé, trong đó 3-4kg là trọng lượng của bé, nhau thai khoảng 0,5kg, 1-2 kg m.áu và nước ối mất đi trong quá trình sinh. Tất nhiên trọng lượng của mẹ chưa thể trở về số cân nặng trước khi mang thai ngay lập tức. Cơ thể mẹ lúc này vẫn tích một nước nên sẽ đi tiểu và đổ mồ hôi khá nhiều. Với mẹ sinh mổ thì lượng dịch truyền cũng khiến cơ thể mẹ hơi phù một chút nhé.
2. Ra m.áu rất nhiều
Trong 10 phút đầu sau sinh, người mẹ sẽ bị mất rất nhiều m.áu, thậm chí có người còn bị mất m.áu nghiêm trọng. Trong 3 ngày đầu, m.áu có màu đỏ sẫm, có thể có vài cục m.áu nhỏ, kích thước như một quả mận là bình thường. Và trong suốt 2 tuần sau sinh nở, người mẹ tiếp tục đối mặt với hiện tượng ra m.áu đặc biệt là khi đứng lên, ngồi xuống và thậm chí cả khi cho con bú. Tất cả đều là hiện tượng bình thường và ra m.áu sẽ giảm dần sau khoảng 10 ngày đến 2 tuần.
3. Sau sinh bụng vẫn như đang có bầu
Nhiều mẹ nghĩ rằng sau khi sinh bụng sẽ xẹp ngay xuống như thời con gái nhưng thực tế lại khác xa. Mẹ cũng đừng ngạc nhiên khi sau khi sinh nhìn bụng mình vẫn như đang mang bầu 5-6 tháng. Nguyên nhân được cho là do tử cung vẫn chưa co giãn về vị trí đầu tiên mà cần thời gian để dạ con co dần trở lại.
4. Sưng đau toàn thân
Các triệu chứng phổ biến người mẹ trải qua sau 24 sinh bé đó là căng tức và sưng đau ở 2 bầu ngực do bắt đầu tiết sữa, nhiều mẹ sẽ thấy có sữa non màu vàng. Các cơn co dạ con cũng khiến người mẹ đau đớn trong thời gian này. Ngoài ra, cảm giác sưng đau â.m đ.ạo, đáy chậu với mẹ sinh thường, sưng đau vết mổ với mẹ sinh mổ. Với mẹ đẻ thường thì hiện tượng sưng â.m đ.ạo là rất phổ biến và có thể kéo dài trong suốt một vài tuần đầu sau sinh. Theo tiến sĩ Hakakha, môi â.m h.ộ có thể sưng lớn gấp 3 lần so với kích thước ban đầu.
5. Một số dấu hiệu báo động nguy hiểm
Mẹ cần chú ý sức khỏe 24 giờ sau sinh và kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường (Ảnh minh họa)
Sau 1 ngày sinh bé, nếu cơn đau và cảm giác khó chịu tăng lên, hoặc mẹ gặp bất kì triệu chứng đáng ngờ nào sau đây, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức:
– Sốt trên 38 độ C hoặc cảm thấy ớn lạnh.
– Dịch tiết â.m đ.ạo có mùi hôi.
– Cục m.áu đông lớn, kích thước có thể lớn hơn một quả mận.
– Đau rát, khó tiểu.
– Chuột rút nghiêm trọng hoặc đau bụng không giảm mặc dù đã có thuốc giảm đau.
– Tấy đỏ, sưng, bầm tím hoặc đau trên đáy chậu hoặc tách vết khâu.
– Nhìn mờ.
– Nhức đầu dữ dội hoặc ngất xỉu.
– Bất kỳ dấu hiệu trầm cảm sau sinh nào.
Thu Phương
Nguồn: Romper/toquoc