3 yếu tố giúp mẹ nhận biết được sự phát triển của bé để yên tâm nuôi con hay ăn chóng lớn

Chỉ cần nhìn vào 3 yếu tố này là mẹ biết được bé yêu nhà mình phát triển như thế nào rồi nhé.

Tiêu hóa của trẻ

Một em bé tiêu hóa tốt thì thường sẽ “đi nặng” đều đặn hàng ngày, phân mềm, đi tiểu 6-8 lần. Bé tiêu hóa kém phân lỏng, có nước hoặc nhầy, dễ nôn trớ.

Nhìn vào phân của em bé mẹ sẽ phần nào biết được cần thay đổi cách ăn cho bé như thế nào. Ví dụ đi ít phân, phân nhầy chủ yếu là do trẻ ăn không đủ; màu phân là vàng và khô là do bé nóng trong; phân màu xanh, có bọt nhầy, mùi chua có thể là do dạ dày lạnh; phân khô 2 đến 3 ngày mới đại tiện một lần có nghĩa là quá ít đường trong sữa hoặc uống không đủ nước; trong phân có hạt vảy trắng, mùi axit, chủ yếu là do ăn nhiều đồ protein và chất béo.

Sự tăng giảm cân của bé

Cân nặng của bé là một trong những chỉ số để mẹ biết được sự phát triển của em bé nhà mình ở mức nào. Thông thường khi được 5-6 tháng, trọng lượng của em bé phải gấp đôi cân nặng lúc sinh, khi được 1 t.uổi phải gấp 3 cân nặng lúc sinh. Theo dõi cân nặng, mẹ có thể nhận ra các vấn đề thiếu sót trong việc cho bé ăn và nhanh chóng tìm cách khắc phục.

Tình trạng thể chất của bé

Căn cứ vào tình trạng thể chất của trẻ, mẹ cũng sẽ biết được bé đã đạt được các mốc phát triển cần thiết trong giai đoạn đó hay chưa. Thông thường trẻ 3 tháng sẽ biết lẫy, 5 tháng có thể ngồi thẳng, 6 tháng lật người thành thạo, 7 tháng biết bò, 9 tháng bước những bước chân chập chững và vịn đứng lên. 1 t.uổi bé đã có thể gọi bố mẹ và nói được một vài từ.

Moon

Theo Sohu/emdep

Cách ăn mì tôm để không gây hại sức khỏe

Mì tôm là một món ăn rất phổ biến và vô cùng tiện lợi. Tuy nhiên, thường xuyên ăn mì tôm có thể gây ra rất nhiều tác hại cho sức khỏe mà bạn không ngờ tới.

Mỗi người chỉ nên ăn mì tôm 1-2 lần/tuần để tránh gây hại cho sức khỏe

Gây bệnh tim mạch, tiểu đường. Ăn quá nhiều mỳ tôm vì khiến cơ thể nạp thêm quá nhiều carbohydrate và chất béo. Điều này làm hàm lượng chất béo, calo tăng cao khiến bạn phải đối mặt với nguy cơ gây béo phì và dễ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao…

Tăng quá trình lão hóa. Chất mỡ trong mì tôm thông thường đều thêm chất chống ôxy hóa, nhưng nó chỉ làm chậm tốc độ ôxy hóa, kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm. Thời gian dài dung nạp quá nhiều chất chống ôxy hóa sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy lão hóa.

Đau dạ dày. Mì ăn liền là một trong những món ăn được sấy khô sau khi chiên qua dầu. Trong mì chứa khá nhiều hương liệu và chất phụ gia, ăn thường xuyên sẽ không những khiến vị giác giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày, gây rối loạn chức năng dạ dày.

Hại thận. Mì ăn liền thường được ướp rất nhiều muối, với lượng muối cao như vậy, khi ăn, bạn đã vô tình làm hại thận, thậm chí ăn nhiều có thể gây sỏi thận.

Tăng cân không kiểm soát. Mì ăn liền đã chiên qua dầu nên không cung cấp đủ lượng calo cần thiết cho cơ thể hoạt động. Khi ăn mì, bạn sẽ phải ăn thêm những thứ khác bổ sung. Do đó, cơ thể sẽ nạp quá nhiều carbohydrate và chất béo khiến bạn tăng nguy cơ béo phì, tăng cân không kiểm soát được.

Thiếu hụt dinh dưỡng. Theo những nghiên cứu, thành phần chủ yếu của mì ăn liền là bột mì và chất béo, nước sốt. Chúng không chứa đủ 7 chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Do đó, ăn mì trong thời gian dài có thể dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng.

Nguy cơ ung thư. Những chất phụ gia như phosphate, chất chống oxy hóa, chất bảo quản… khi tích trữ quá lâu sẽ từ từ biến chất. Khi ăn, chúng tích tụ lâu trong cơ thể, để lại hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt có thể dẫn đến ung thư.

Ăn mì đúng cách. Nên luộc bỏ nước đầu, nấu mì với nước lần 2 và các thực phẩm kết hợp khác. Bạn nên vứt bỏ gói gia vị, vì trong đó tích nhiều dầu mỡ dễ gây béo, tim mạch… Thêm rau xanh để giảm lượng chất béo thừa. Khi ăn mì tôm, bạn nên bổ sung chất đạm như thịt bò, thịt lợn hoặc tôm…

Theo anninhthudo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *