Các bệnh về đường tiêu hóa là bệnh rất phổ biến ở t.rẻ e.m gây nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, phụ huynh cần chú ý sức khỏe trẻ để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
T.rẻ e.m thường là đối tượng dễ mắc các bệnh về tiêu hóa do hệ tiêu hóa còn non yếu, thành ruột khá mỏng. Khi đường tiêu hóa bị n.hiễm t.rùng, chất độc dễ thông qua thành ruột xâm nhập vào m.áu, gây ra hiện tượng ngộ độc. Biểu hiện cụ thể chính là hiện tượng tiêu chảy, táo bón, nôn trớ thất thường, đau bụng ở trẻ.
Nếu trẻ xuất hiện thêm các triệu chứng như sốt, nôn, đại tiện phân m.áu, thức dậy trong đêm vì đau hoặc đau khi đi tiểu, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để loại trừ các bệnh lý ngoại khoa như lồng ruột, viêm ruột thừa, tắc ruột… hoặc các bệnh lý nội khoa như viêm tụy cấp, n.hiễm t.rùng đường ruột, rối loạn tiêu hóa… Do vậy, cha mẹ cần chú ý đến các bệnh tiêu hóa thường gặp dưới đây để kịp thời phát hiện và điều trị cho trẻ.
1. Bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài ra phân lỏng hoặc tóe nước ít nhất 3 lần/24 giờ. Hàng năm, trên thế giới có khoảng từ 1,5 – 2 triệu t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi t.ử v.ong do tiêu chảy. Đây là nguyên nhân thứ hai gây t.ử v.ong ở t.rẻ e.m sau n.hiễm t.rùng đường hô hấp.
Nguyên nhân phổ biến nhất của tiêu chảy cấp là nhiễm virus. Các nguyên nhân khác bao gồm n.hiễm t.rùng vi khuẩn, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh và n.hiễm t.rùng ngoài hệ tiêu hóa. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân ít phổ biến hơn gây ra tiêu chảy.
Cần đưa trẻ đi khám ngay khi có các dấu hiệu sau:
Tiêu chảy có m.áu;
Từ chối ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong hơn vài giờ ở trẻ sơ sinh và hơn tám giờ ở trẻ nhỏ;
Mất nước từ trung bình đến nặng;
Đau bụng từng cơn hoặc dữ dội;
Thay đổi hành vi, thờ ơ hoặc giảm phản ứng;
Nôn dữ dội, lặp đi lặp lại.
2. Bệnh kiết lỵ
Trẻ bị kiết lỵ là tình trạng n.hiễm t.rùng khá thường gặp, nguyên nhân do nhiễm các loại vi khuẩn đường ruột như Shigella, Salmonella, Campylobacter, E.Coli… từ thực phẩm hoặc nước uống. Bệnh kiết lỵ thường khiến trẻ tiêu chảy liên tục gây mất nước, sụt cân, mệt mỏi, mất cân bằng điện giải và dẫn tới các biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị tốt.
Kiết lỵ là dạng bệnh n.hiễm t.rùng đường ruột với triệu chứng điển hình là tiêu phân nhầy m.áu. Phân lỏng chủ yếu chứa dịch nhầy và m.áu, nếu không bổ sung nước và điều trị tiêu chảy kịp thời, trẻ có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
Kiết lỵ ở trẻ kéo dài sẽ khiến trẻ mệt mỏi, mất nước. Ban đầu triệu chứng tiêu hóa do kiết lỵ có thể khiến trẻ quấy khóc, sau đó cơ thể mệt mỏi, có thể khiến trẻ lịm đi. Cần cẩn thận nếu đau bụng đột ngột, đau nghiêm trọng xuất hiện, đây có thể là biến chứng kiết lỵ như: thủng ruột, viêm ruột thừa, lồng ruột, xuất huyết tiêu hóa.
Vì vậy, khi thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh như: đại tiện ra phân rất ít nhưng có kèm theo nhầy và m.áu, có thể kèm triệu chứng sốt, đau bụng… thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất.
Tiêu chảy là một trong những bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ. Ảnh minh họa.
3. Bệnh rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là hiện tượng phổ biến, do hệ tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa lâu ngày sẽ dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển hoặc bệnh nguy hiểm, chẳng hạn như viêm đại tràng.
Nguyên nhân là trẻ dưới 6 t.uổi có hệ miễn dịch và sức đề kháng còn non yếu, chưa hoàn thiện. Nên trẻ rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công, nấm, ký sinh trùng xâm nhập, gây nên các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Lúc này, vi khuẩn có lợi ở đường ruột chưa đủ mạnh bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi virus gây bệnh.
Ngoài ra, nếu việc cho trẻ ăn những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chứa nhiều chất bảo quản, dầu mỡ, đường hóa học… cũng sẽ tác động xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Khi mắc rối loạn tiêu hóa sẽ khiến trẻ thay đổi hoặc xuất hiện một số triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa như: tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, đau bụng âm ỉ hoặc đau từng cơn…
T.rẻ e.m mắc rối loạn tiêu hóa lâu ngày dễ dẫn đến tình trạng hấp thu kém, suy dinh dưỡng và chậm phát triển trí tuệ. Chính vì thế khi thấy trẻ bị tiêu chảy, đầy bụng, nôn… thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán và có biện pháp điều trị thích hợp.
4. Táo bón
Táo bón không phải là một bệnh, mà là triệu chứng thường gặp trong thực hành nhi khoa và gần đây được coi là một vấn đề lớn trong sức khỏe cộng đồng. Tỷ lệ táo bón ở t.rẻ e.m dao động trong khoảng 1 – 30%. Táo bón là nguyên nhân khiến trẻ phải đi khám tại các phòng khám nhi khoa là 3 – 5 % và tại các phòng khám chuyên khoa tiêu hóa nhi là 35%. Táo bón ở trẻ lâu ngày sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, gây khó khăn cho việc điều trị.
Khi trẻ mắc táo bón là trẻ đi đại tiện không thường xuyên (ít hơn 3 lần/tuần) hoặc đi tiêu khó khăn, đau đớn, khó chịu, gây căng thẳng cho chính bản thân trẻ và gia đình. Một số trường hợp trẻ có biểu hiện ngứa ở h.ậu m.ôn, khi đi đại tiện thấy m.áu tươi trong phân. Nguyên nhân là do phân cứng cọ xát với h.ậu m.ôn, dẫn đến hình thành các vết nứt ở trên da xung quanh h.ậu m.ôn. Tình trạng này sẽ nguy hiểm hơn nếu vết nứt không được xử trí đúng cách thì sẽ biến chứng thành ổ viêm hoặc ổ áp xe.
Trẻ đôi khi bị đau quặn bụng mỗi khi đi đại tiện, rặn khi đi vệ sinh, đau rát, thậm chí nứt kẽ h.ậu m.ôn dẫn đến c.hảy m.áu… Bệnh có thể gặp ở trẻ lười ăn rau và các thực phẩm giàu chất xơ, ít uống nước… nhưng cũng có thể gặp ở những trẻ bị rối loạn chức năng đại tràng.
Thông thường táo bón thường chỉ xảy ra trong ngắn hạn, bố mẹ có thể giải quyết bằng cách chăm sóc trẻ đúng cách như: Bổ sung thêm rau, hoa quả nhiều chất xơ vào chế độ ăn cho trẻ. Cũng có thể cho trẻ uống nhiều nước hơn trong ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng táo bón kéo dài thì bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được can thiệp và xử trí kịp thời.
Tóm lại: Các bệnh về đường tiêu hóa là bệnh rất phổ biến ở t.rẻ e.m, để phòng ngừa thì bố mẹ cần chú ý vệ sinh cá nhân cho trẻ và đồ dùng cá nhân của trẻ thường xuyên và sạch sẽ. Cần bổ sung nhiều chất xơ từ rau xanh và củ quả tươi vào khẩu phần ăn của trẻ, đảm bảo trẻ uống đủ nước mỗi ngày.
Ngoài ra, bố mẹ cần tẩy giun cho trẻ 6 tháng một lần. Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu triệu chứng của các bệnh về đường tiêu hóa, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời.
Đường thốt nốt giàu dinh dưỡng, được bác sĩ khen hết lời
Đường thốt nốt là đặc sản ở vùng biên giới phía Tây Nam, được người dân địa phương tự chế biến.
Đây là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho người bệnh thiếu m.áu.
Tôi là người thích ăn đồ ngọt như chè, các loại bánh truyền thống nhưng sợ đường trắng không tốt cho sức khỏe. Tôi dự định chuyển sang dùng đường thốt nốt. Bác sĩ tư vấn loại đường này có tốt hơn đường trắng không? (Vũ Hồng Nga – Đống Đa, Hà Nội)
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ – giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Trường đại học Y Dược TP.HCM tư vấn:
Đường có nhiều loại khác nhau và người dân hay dùng đường tinh luyện màu trắng và đường nâu.
Đường trắng được tinh chế loại bỏ hết các mùi vị của mía, các vitamin, chỉ còn saccarozo. Đường nâu chưa được tinh chế, giàu dinh dưỡng, đậm vị hơn, chứa canxi và các vitamin cần thiết, ít calo hơn.
Nhân dân ta trồng thốt nốt chủ yếu để lấy nước uống giải khát, chế biến rượu vang và cô đặc sản xuất đường. Đường thốt nốt có hương vị thơm ngon đặc biệt, có thể ăn luôn hoặc chế biến các món.
Hiện nay, người dân chế biến đường thốt nốt bằng phương pháp thủ công, không cho các hóa chất cũng như thành phần nhân tạo nào khác. Loại đường này là chất tạo ngọt tự nhiên và lành mạnh cho sức khỏe. Đường thốt nốt rất giàu các khoáng chất thiết yếu. Theo một số kết quả nghiên cứu, hàm lượng khoáng chất trong loại đường này cao hơn gấp 60 lần so với đường cát trắng.
Đường thốt nốt giàu chất sắt, cải thiện được tình trạng thiếu m.áu, tốt cho phụ nữ, đặc biệt là thanh thiếu niên và phụ nữ mang thai. Magie trong đường thốt nốt điều chỉnh hệ thần kinh. Các khoáng chất như canxi, kali, phốt pho có nhiều trong loại đường này.
Thành phần của đường thốt nốt kích thích sự hoạt động của các enzyme tiêu hóa và tẩy sạch đường ruột.
Trong dân gian, người dân lấy đường thốt nốt chữa chứng cảm lạnh, ho, phong hàn, làm sạch đường hô hấp, đào thải độc, làm sạch gan, giúp xương chắc khỏe.
Từ các dữ liệu trên, bạn hoàn toàn có thể dùng đường thốt nốt trong chế biến món ăn hằng ngày.
Lưu ý, thực phẩm này tốt nhưng nên ăn vừa đủ. Bạn chọn và sử dụng loại đường nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Người bệnh đái tháo đường nên áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, giảm lượng đường và carbs. Điều này giúp kiểm soát chỉ số đường huyết, tăng hiệu quả điều trị và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.