Các loại dầu như: dầu oliu, dầu hướng dương, dầu lạc… là tốt nhất cho người bệnh m.áu nhiễm mỡ, có tác dụng làm giảm cholesterol.
Dầu ô liu
Dầu ô liu chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm cholesterol rất tốt.
Đối với những người bị mỡ m.áu cao nên chọn dầu oliu, không những có thể ngăn chặn sự gia tăng của lipid m.áu, mà còn bảo vệ sức khỏe của tim và các mạch m.áu.
Theo nghiên cứu, axit béo chủ yếu trong dầu ôliu là chất béo không bão hòa đơn được gọi là axit oleic, chiếm 73% tổng hàm lượng dầu. Axit oleic được chứng minh là có tác dụng làm giảm viêm, thậm chí có thể có lợi đối với các gen liên quan đến ung thư.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Chất béo không bão hòa đơn cũng có khả năng chịu nhiệt cao, vì vậy dầu ôliu nguyên chất là loại dầu rất lành mạnh, thích hợp dùng để nấu ăn. Ngoài các axit béo có lợi, nó còn chứa một lượng nhỏ vitamin E và K tốt cho sức khỏe.
Theo BS. Vũ Đại Dương (Khoa Dinh dưỡng – Trường Đại học Y Hà Nội), tiêu thụ dầu ôliu làm giảm tổng lượng cholesterol, LDL, chất béo trung tính và tăng HDL nhiều hơn so với các loại dầu thực vật khác. Dầu ôliu làm giảm sự hấp thụ của đường ruột đối với cholesterol, từ đó giúp phòng tránh các biến chứng nghiêm trọng như đau tim, xơ vữa động mạch…
Dầu hướng dương
Dầu hướng dương được ép từ quả hướng dương, axit linoleic trong nó có thể làm giảm mức cholesterol.
Hàm lượng vitamin E tự nhiên trong dầu hướng dương rất cao, có tác dụng tốt trong việc chống oxy hóa và giảm lượng chất béo trung tính.
Dầu lạc
Dầu lạc chứa hơn 80% axit béo không no, là loại dầu ăn rất dễ tiêu hóa.
Nó không chỉ có thể ngăn chặn sự gia tăng của lipid m.áu mà còn p.hân h.ủy lượng cholesterol dư thừa trong cơ thể con người. Đồng thời, dầu lạc chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như choline và vitamin E, có thể bảo vệ thành mạch m.áu, ngăn ngừa huyết khối, cải thiện trí nhớ của não.
Dầu mầm ngô
Dầu mầm ngô chứa nhiều axit béo không bão hòa và vitamin E, cả hai đều có thể bảo vệ mạch m.áu não và có tác dụng chống oxy hóa.
Dầu mầm ngô có thể làm tan lượng cholesterol dư thừa trong m.áu, những người bị bệnh mỡ m.áu, tim mạch, mạch m.áu não đều có thể sử dụng dầu mầm ngô.
Ăn quả lựu nuốt hạt hay bỏ hạt?
Những người bị sâu răng hay gặp các vấn đề về răng miệng, bị cúm, tiểu đường… không nên ăn quả lựu.
Quả lựu có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao. Nước ép từ lựu chứa nhiều axit amin và nguyên tố vi lượng, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, chống viêm loét, làm mềm các mạch m.áu, ổn định huyết áp và lượng đường trong m.áu, giảm cholesterol và nhiều tính năng khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể “vô tư” ăn loại trái cây này.
Ai không nên ăn lựu?
– Người bị bệnh viêm dạ dày.
– Người bị sâu răng hay gặp các vấn đề về răng miệng. Nếu vẫn muốn thưởng thức loại quả này, sau khi ăn phải đ.ánh răng ngay lập tức.
– Người đang bị cúm.
– T.rẻ e.m cũng hạn chế ăn lựu vì nếu ăn nhiều sẽ gây nóng trong người.
– Người bị tiểu đường.
Ăn lựu nuốt hạt hay bỏ hạt?
Lựu chín có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng chống vi khuẩn, chống oxy hóa và tác dụng tẩy giun hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế đã có trường hợp t.rẻ e.m nguy kịch vì tắc ruột do ăn nhiều hạt lựu.
Do đó, câu trả lời là hạn chế cho trẻ nhỏ ăn hạt lựu để tránh bị hóc, bị tắc ruột… Nên ép lấy nước lựu cho trẻ uống sẽ tốt hơn.
Người lớn khi ăn lựu có thể ăn cả hạt nhưng cần nhai kỹ trước khi nuốt.
Lương y đa khoa quốc gia BÙI ĐẮC SÁNG – Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông Y Hà Nội