Mọi người không thể ngờ rằng nhiều thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày lại là “thủ phạm” gây hại khủng khiếp cho gan.
Các thực phẩm sau khi ăn đều chuyển hóa qua gan. Nếu bạn ăn những loại thực phẩm lành mạnh có thể giúp duy trì sức khỏe của gan. Ngược lại, những thực phẩm không lành mạnh lại là tác nhân gây nên các bệnh gan. Đo dó, mọi người nên biết những loại thực phẩm nào cần tránh để bảo vệ gan.
Dưới đây là 4 loại thực phẩm làm tổn thương gan, hầu hết mọi người đều thích ăn:
1. Dưa chua muối
Bất luận bạn ở vùng miền nào, món dưa chua luôn được mọi người ưa thích. Tuy nhiên, trong dưa chua có lượng lớn nitrite và lượng muối tương đối cao. Thời gian dài ăn dưa muối, sẽ khiến cơ thể hấp thu quá nhiều nitrite và muối, điều này gây gánh nặng cho gan, khiến gan dễ bị bệnh, thậm chí còn gây ung thư gan.
Đặc biệt là dưa chua muối còn được thêm một số chất phụ gia, cũng sẽ gây tổn thương cho gan. Do đó, để bảo vệ gan, kiến nghị mọi người nên ăn ít các loại thực phẩm muối chua.
2. Thịt nướng
Thịt nướng là loại thực phẩm được nhiều người lựa chọn, thịt nướng hấp dẫn mọi người bởi hương vị thơm ngon, tuy nhiên lượng chất dinh dưỡng trong thịt nướng không cao. Hơn nữa trong quá trình chế biến, bình thường đều thông qua phương thức nướng gia công, nướng trực tiếp trên ngọn lửa, rất dễ sản sinh ra các chất gây ung thư, gây tác dụng phụ đối với gan.
Ngoài ra, thịt nướng cần phải ướp các gia vị, thêm lượng lớn muối, bản thân thịt rất ngấy và nhiều chất béo, sau khi sử dụng sẽ gây kích ứng cho gan, làm tăng gánh nặng chuyển hóa gan thận, dễ gây ung thư.
3. Mì ăn liền
Cuộc sống ngày càng gấp gáp khiến rất nhiều người có thói quen thay thế cơm bằng mỳ ăn liền. Mặc dù mì ăn liền rất tiện lợi, nhưng trong mỳ ăn liền chứa rất nhiều chất phụ gia như chất chống oxy hóa, hương liệu tổng hợp, chất bảo quản….
Những chất hóa học này rất khó p.hân h.ủy, sau khi đi vào cơ thể đều thông qua gan để tiến hành chuyển hóa và bài tiết, do đó sẽ gây tổn thương cho gan và thận. Các chất độc tích tụ quá nhiều trong cơ thể và gây hàng loạt các bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh về gan và thận.
4. Hạt dưa
Rất nhiều người thích ăn hạt dưa mà không biết rằng, hạt dưa gây tổn thương nhất định cho gan, mọi người thường rất dễ bỏ qua tác dụng tiêu cực của hạt dưa.
Khi buồn chán, nhiều người ngồi cắn hạt dưa cả ngày, dẫn đến ăn quá nhiều, từ đó tích tụ nhiều chất béo không bão hòa trong cơ thể gây rối loạn chuyển hóa chất béo.
Chất béo này đều tích tụ ở trong gan, ảnh hưởng đến chức năng gan, gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Do đó mỗi lần ăn hạt dưa, chuyên gia kiến nghị nên ăn hạn chế, không được ăn quá nhiều.
4 loại thực phẩm trên rất phổ biến, nhiều người rất ưa thích. Tuy nhiên vì sức khỏe của gan, kiến nghị mọi người ăn càng ít càng tốt.
Bên cạnh đó, cố gắng ăn nhiều các loại thực phẩm tốt cho gan như rau họ cải, quả nho, bưởi, cá hồi… đồng thời từ bỏ một số thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, thức khuya, tránh các loại thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ. Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe thể chất.
Hà Vũ
Theo Sohu/vietnamnet
Ăn sáng bằng những món này khác nào tự tay “nuôi lớn” tế bào ung thư, bạn cần thay đổi ngay trước khi quá muộn
Việc ăn sáng cũng cần tuân theo nhiều lưu ý quan trọng nếu không sẽ gây hại cho cơ thể, thậm chí kích thích tế bào ung thư phát triển.
Bữa sáng vô cùng quan trọng với sức khỏe con người vì nó cung cấp năng lượng cho cả ngày dài. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch Hoa Kỳ (JACC), những người không ăn sáng có nguy cơ t.ử v.ong vì bệnh tim mạch cao hơn 87% và nguy cơ đột quỵ cao gấp 2,5 lần người có ăn sáng.
Ngoài ra, những người thường bỏ bữa sáng có nhiều khả năng tăng cân và phát triển sỏi mật.
Sau 8 tiếng ngủ dài, bữa sáng chính là “liều thuốc” để chúng ta bắt đầu ngày mới với năng lượng và tinh thần dồi dào nhất. Tuy nhiên, bữa sáng sẽ phản tác dụng nếu như bạn thực hiện theo 5 kiểu này, không chỉ làm tổn hại cơ thể, gây béo phì mà còn kích thích tế bào ung thư phát triển.
1. Ăn sáng bằng đồ ăn nhiều dầu mỡ
Nhiều người chọn mở đầu ngày mới bằng những món ăn nhiều dầu mỡ như bánh rán, gà rán… Tuy nhiên, những món ăn này chỉ chứa ít dinh dưỡng, trong khi đó hàm lượng chất béo lại cao. Ăn quá nhiều những món này trong thời gian dài có thể khiến chúng ta đối mặt với nguy cơ thừa cân, béo phì.
Ăn sáng bằng đồ chiên, nhiều dầu mỡ có thể khiến chúng ta đối mặt với nguy cơ thừa cân, béo phì.
Một chiếc bánh rán có chứa khoảng 230-250 calo, 25% trong số đó đến từ chất béo. Ngoài ra, tất cả các món rán đều được chiên ở nhiệt độ cao, chúng không chỉ phá hủy các chất dinh dưỡng trong cơ thể, mà còn tạo ra axit béo trans và các chất gây ung thư như benzopyrene.
2. Bữa sáng quá đơn giản kèm dưa chua muối
Một số người chỉ thích có một bữa sáng đơn giản, họ chọn lựa ăn cháo trắng, dưa chua hoặc trái cây. Trên thực tế, việc ăn sáng quá đơn điệu có thể gây ra những rủi ro sức khỏe tương tự như bỏ bữa sáng.
Cháo trắng là thực phẩm có chỉ số đường cao. Khi được hấp thụ, nó khiến cơ thể giải phóng một lượng lớn insulin trong một thời gian ngắn và làm tăng lượng đường trong m.áu. Vì vậy, những người ăn sáng quá đơn giản có thể cảm thấy chóng mặt, đổ mồ hôi và mất tập trung.
Bữa sáng không nên ăn quá đơn giản.
Dưa chua thường chứa một lượng muối lớn. Nếu bạn ăn thường xuyên, nó sẽ khiến cơ thể hấp thụ quá nhiều natri và dễ gây ra huyết áp cao.
Bữa sáng chỉ có trái cây và rau quả không đủ chất, nó sẽ khiến bạn thiếu năng lượng, ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc cả một ngày.
3. Ăn thức ăn thừa qua đêm
Nhiều gia đình có thói quen để dành đồ ăn từ đêm hôm trước cho bữa sáng của ngày hôm sau. Thức ăn thừa, đặc biệt là rau qua đêm có thể sản xuất nitrite, ăn nhiều có thể gây hại cho cơ thể.
Ngoài ra, quá trình lưu trữ đồ ăn qua đêm nếu không đảm bảo vệ sinh, vi khuẩn có thể xâm nhập, gây viêm đường tiêu hóa hoặc là ngộ độc thực phẩm.
4. Thức ăn cay
Khi ăn bún phở, mì tôm, bánh mì… vào buổi sáng, nhiều người thích bỏ thêm nhiều ớt, hạt tiêu vì nó sẽ tạo nên sự hấp dẫn cho món ăn, mang lại cảm giác thú vị khi ăn, thậm chí gây nghiện cho nhiều người nhưng họ lại không nhận thức được hệ lụy mà những món ăn này cay mang lại.
Ăn cay vào buổi sáng có thể đem lại nhiều hệ lụy…
Vào buổi sáng, dạ dày còn rỗng nên thói quen ăn sáng quá cay có thể gây tổn thương dạ dày. Vị cay của ớt có thể kích thích các chứng bệnh đại tràng, gây ra tình trạng đau dạ dày, niêm mạc dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng… Ngoài ra, ăn nhiều ớt cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Nghiêm trọng hơn, thói quen ăn cay có thể khiến bạn đối diện với bệnh ung thư. Bột ớt đỏ, nếu bị nhuộm màu có thể chứa Sudan là chất gây ung thư. Ngoài ra, bột ớt hoặc ớt tươi bị mốc còn chứa chất aflatoxin cũng có khả năng gây ngộ độc và ung thư dạ dày…
5. Ăn sáng quá sớm hoặc quá muộn
Nhiều người nghĩ rằng thà ăn sáng muộn còn hơn là không ăn gì. Tuy nhiên, thói quen ăn sáng quá muộn (sau 9h sáng) cũng gây hại như không ăn vì nó sẽ gây ra rối loạn đồng hồ sinh học trong cơ thể, khiến bạn không thể hấp thụ được trọn vẹn dưỡng chất của bữa ăn lại ảnh hưởng đến bữa trưa.
Tuy nhiên, ăn sáng ngay khi vừa tỉnh giấc cũng không tốt cho sức khỏe vì lúc này một phần thức ăn bữa tối vẫn còn lưu lại trong cơ thể, sau khi thức dậy cơ quan tiêu hóa vẫn cần thêm chút thời gian để xử lý hết lượng thức ăn còn dư đó.
Do đó, bạn nên uống 500-800 ml nước sau khi ngủ dậy để “đánh thức” dạ dày. Sau khi uống nước, bạn có thể tập thể dục một lúc trước khi ăn sáng. Điều này không chỉ bảo vệ dạ dày của bạn mà còn giúp bạn tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn.
Vậy đâu mới là cách ăn sáng khoa học, có lợi cho sức khỏe?
– Thời gian ăn sáng tốt nhất: 7-8h. Bữa ăn sáng nên cách thời gian thức dậy khoảng 30 phút.
– Hội dinh dưỡng đề nghị một bữa ăn sáng hợp lý, trong tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể trong 1 ngày lượng carbohydrate cần chiếm khoảng 60%, lượng protein khoảng 10% – 14%, chất béo chiếm khoảng 25% -30%. Các thực phẩm tốt nhất cho bữa sáng là: Trứng, sữa chua, bột yến mạch, hạt chia, phô mai tươi…
Theo QQ, Kknews/baodansinh