Thời tiết nắng nóng có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người cao t.uổi, nhất là những người mắc bệnh mạn tính.
Để nâng cao sức đề kháng phòng ngừa các bệnh do nắng nóng, người cao t.uổi cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng.
1. Nguyên nhân khiến người cao t.uổi dễ mắc bệnh khi nắng nóng
Ở người cao t.uổi, do quá trình lão hóa và sức đề kháng suy giảm nên khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường, thời tiết rất kém. Vì vậy, những khi giao mùa, thời tiết lạnh hay nắng nóng có tác động rất lớn đến sức khỏe.
Quá trình lão hóa khiến cho khả năng nhai nuốt và tiêu hóa kém dần dẫn đến nhiều người không muốn ăn, ăn không ngon miệng, nhất là những người mắc các bệnh mạn tính như: tim mạch, đái tháo đường, m.áu nhiễm mỡ… hay mệt mỏi càng không muốn ăn uống làm sức đề kháng ngày càng suy giảm làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Nắng nóng khiến cơ thể dễ đổ mồ hôi làm tăng nguy cơ mất nước. Người cao t.uổi thường ít uống nước hoặc ngại uống nước dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng đến người có bệnh lý tim mạch, huyết áp… dễ dẫn đến đột quỵ.
2. Cần chú ý dinh dưỡng để tăng sức đề kháng
Theo ThS.BS. Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, người cao t.uổi thường bị suy giảm sức đề kháng do t.uổi tác. Một số người mắc các bệnh nền như: tim mạch, đái tháo đường, gan, thận, ung thư… Do đó, việc tăng sức đề kháng cho người cao t.uổi đóng một vai trò rất quan trọng. Trong các biện pháp tăng cường sức đề kháng thì chế độ dinh dưỡng góp một phần không nhỏ.
Chế độ ăn uống khoa học giúp người cao t.uổi duy trì sức khỏe tốt.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người cao t.uổi nên có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để có đầy đủ chất dinh dưỡng duy trì sức khỏe tốt. Tăng cường các thực phẩm lành mạnh như rau củ, trái cây tươi, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt… Những thực phẩm này rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hóa giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng tránh nhiều bệnh tật.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp tăng sức đề kháng, chống lại các yếu tố gây bệnh, kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tăng huyết áp, đái tháo đường, loãng xương và ung thư.
Các thực phẩm lành mạnh như: trái cây, rau xanh, cá và các loại hạt chứa nhiều chất chống oxy hóa và acid béo omega-3 cũng giúp làm chậm quá trình lão hóa, cải thiện khả năng tập trung, tăng cường trí nhớ ở người cao t.uổi.
3. Những lưu ý khi ăn uống ở người cao t.uổi trong mùa nóng
Uống đủ nước
Theo khuyến cáo chung, đối với một người khỏe mạnh bình thường nên uống khoảng 8 ly nước, tương đương 2 lít nước mỗi ngày. Đây là tổng lượng chất lỏng cần cung cấp cho cơ thể, bao gồm nước lọc, các loại đồ uống và thực phẩm chứa nhiều nước khác.
Trong trường hợp tập thể dục ra nhiều mồ hôi, làm việc ngoài trời nắng nóng… cần uống nhiều nước hơn. Đối với người có bệnh lý như sỏi thận, suy tim… cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về lượng nước bổ sung tùy theo mức độ bệnh.
Cần lưu ý hạn chế tiêu thụ nước uống chứa caffeine như trà và cà phê, nước có gas, đồ uống có chất làm ngọt nhân tạo, tránh uống rượu vì rượu khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng.
Chọn thực phẩm lành mạnh và dễ tiêu hóa
Người cao t.uổi thường không ăn nhiều, đặc biệt vào mùa nắng nóng càng không muốn ăn. Vì vậy, nên chọn nấu những món ăn giàu dinh dưỡng, thực phẩm nên thái nhỏ, nấu mềm, ít chất béo để giúp dạ dày dễ chịu và dễ tiêu hóa hơn.
Chọn thực phẩm lành mạnh như cá, trái cây và rau quả có hàm lượng nước cao như dưa hấu, dưa chuột, cà chua, dứa… không chỉ giúp bổ sung dinh dưỡng mà còn cung cấp chất xơ ngăn ngừa táo bón.
Thực phẩm lành mạnh giúp tăng sức đề kháng cho người cao t.uổi khi nắng nóng.
Hạn chế muối, đường
Tránh ăn thức ăn nêm nếm nhiều muối vì sẽ tăng nhu cầu nước nhiều hơn, nhất là những người có bệnh tăng huyết áp. Người cao t.uổi mắc đái tháo đường nên tránh dùng đường và thực phẩm chứa đường bổ sung như bánh kẹo, nước ngọt, nước ép trái cây đóng hộp…
Không nên ăn quá no
Với người cao t.uổi, nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày gồm 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ. Không nên ăn quá no, nhất là vào bữa tối sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, mất ngủ…
Sau mỗi bữa ăn nên ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng trong vòng 30 phút. Luyện tập nhẹ nhàng sẽ giúp tiêu hóa và hấp thu tốt dinh dưỡng tốt hơn.
Nắng nóng gay gắt, cần lưu ý về an toàn thực phẩm
Mùa hè năm nay nắng nóng đặc biệt gay gắt, có thể nhiệt độ cao kỷ lục. Nắng nóng và độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, phát sinh vấn đề an toàn thực phẩm.
Theo đó, nhiệt độ tăng cao sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước sạch, trang thiết bị bảo quản không đầy đủ, không bảo đảm vệ sinh; nhu cầu sử dụng các thực phẩm tươi sống, nước giải khát tăng cao ở cả gia đình, bếp ăn tập thể, bữa ăn đông người, nơi du lịch…; nguy cơ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm do rác thải, nước thải và sự phát triển mạnh của côn trùng truyền bệnh như ruồi nhặng, chuột… tất cả đều là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm thực phẩm.
Cần cảnh giác với món ăn đường phố, nhất là trong mùa nắng nóng – Ảnh: P.V
Để đề phòng nguy cơ xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, việc đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm (ATTP) cần phải được quan tâm ở tất cả các khâu từ người sản xuất, kinh doanh, phân phối, đặc biệt là khâu chế biến, đến người phục vụ món ăn cho khách hàng, đều phải được quan tâm hàng đầu.
Về khâu chế biến món ăn, lưu trữ và phục vụ người tiêu dùng, thì người chế biến, người phục vụ phải quan tâm chấp hành tốt vấn đề vệ sinh, ATTP. Cùng với đó, người nội trợ trong mỗi gia đình cần lưu ý khi lựa chọn thực phẩm, chế biến và bảo quản thức ăn để bảo vệ bản thân và gia đình mình…
Những điều cần biết để tránh nguy cơ về ATTP
Mỗi loại thực phẩm có cách lựa chọn và bảo quản khác nhau nhưng có một số điểm chung: Thực phẩm đạt chất lượng tốt phải còn tươi, màu sắc tự nhiên, không có mùi khác thường, không bị dập nát, mốc, hư hỏng. Thực phẩm phải có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ và hạn sử dụng rõ ràng, được bán ở những nơi có địa chỉ tin cậy.
Không nên dự trữ quá nhiều thực phẩm, không để thực phẩm trong môi trường nắng nóng dễ hư hỏng. Cần có biện pháp bảo quản thực phẩm thích hợp, không để lẫn thực phẩm đã qua chế biến với thực phẩm sống.
Nên rút ngắn thời gian chuẩn bị và phục vụ bữa ăn, không nên để thức ăn quá lâu sau khi nấu xong, bảo quản thức ăn kỹ lưỡng tránh côn trùng, bụi bặm xâm nhập; hạn chế hoặc không sử dụng các loại thực phẩm lên men không qua xử lý nhiệt như dưa chua, nộm, tiết canh…, phải có đủ nước sạch trong chế biến.
Thực hiện ăn chín, uống sôi, nên ăn ngay sau khi chế biến xong, đun kỹ lại thức ăn cũ trước khi sử dụng. Không sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn không rõ nguồn gốc, các loại thức ăn lề đường, vỉa hè. Trong những ngày nắng nóng, cần uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả…
Rửa tay sạch trước khi chế biến thực phẩm, đặc biệt sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với những nguồn gây ô nhiễm khác. Đảm bảo dụng cụ, nơi chế biến thực phẩm phải khô ráo, vệ sinh sạch sẽ.
Theo PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan – Giám đốc Sở ATTP TP.HCM, để hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng, người dân cần ăn ngay khi thức ăn vừa được chế biến, nấu chín. Thức ăn chín chỉ có thể để được tối đa 2 giờ trong nhiệt độ bên ngoài; bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ khoảng 5 độ C để ngăn sự phát triển của vi khuẩn. Thực phẩm tươi sống dễ hỏng như cá, thịt, hải sản nên được giữ ở nhiệt độ khoảng 2 – 3 độ C và rã đông thực phẩm đông lạnh an toàn, việc rã đông thực phẩm đông lạnh tốt nhất là trong môi trường mát của tủ lạnh; không nên tái đông lạnh thực phẩm sau khi đã rã đông.