Muối là gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, thừa muối sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với cơ thể.
Hiện nay, mức tiêu thụ muối trung bình của mỗi người Việt Nam trong một ngày là 9,4 gam, trong đó nam 10,5 g và nữ 8,3 g, gấp 2 lần so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Khoảng 90% người Việt ăn thừa muối.
TS Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, khuyến cáo ăn thừa muối sẽ làm ảnh hưởng tới các tạng sau trong cơ thể:
Tim mạch
Ăn nhiều muối sẽ làm tăng gánh nặng cho tim do có liên quan tới bệnh tăng huyết áp. Chuyên gia lý giải nồng độ muối trong cơ thể là ổn định. Con người ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu trong m.áu. Lúc này, người ăn mặn sẽ cảm thấy khát nước và phải uống nước, đồng nghĩa việc tăng dung lượng m.áu và tăng áp lực lên thành mạch.
“Hai yếu tố tăng khối lượng m.áu và tính thẩm thấu dẫn tới huyết áp cao và quả tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn. Đối với người bị tăng huyết áp, ăn mặn có thể dẫn đến hàng loạt các vấn đề như suy tim, suy thận, suy gan, đột quỵ (đứt các mạch m.áu nhỏ). Người cao t.uổi cộng thêm ăn mặn không khác gì án tử luôn treo lơ lửng trên đầu”, TS Từ Ngữ nói.
Còn với trẻ nhỏ, nếu ăn mặn sớm cũng sẽ bị ảnh hưởng tới huyết áp và tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp và các bệnh lý khác.
Ăn mặn gây rất nhiều nguy cơ xấu cho cơ thể. Ảnh: Getty Images.
Thận
Theo TS Từ Ngữ, khi ăn nhiều muối, cơ thể sẽ phải tăng đào thải natri qua nước tiểu dẫn tới việc mất đi một số khoáng chất quan trọng như kali, canxi và gây ra bệnh sỏi thận, giảm chức năng thận.
Dạ dày
Chế độ ăn mặn khiến cho lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị tổn thương và tăng sự phát triển của vi khuẩn có hại. Người ăn mặn sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày cao hơn so với người thường. Người đã bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP, nếu ăn nhiều mặn và chua sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Xương
Thừa muối sẽ khiến cho quá trình đào thải canxi qua nước tiểu tăng, nguy cơ gây ra loãng xương. WHO khuyến cáo mỗi người trưởng thành không nên ăn quá 5 gram muối/ngày (tương đương một thìa cà phê) để phòng, chống tăng huyết áp, đột quỵ, các bệnh tim mạch, ung thư và bệnh không lây nhiễm khác.
Theo Zing
Một số loại virus nguy hiểm có thể lây nhiễm cho trẻ từ nụ hôn
Bệnh viêm màng não do virus Herpes gây ra thông qua niêm mạc mũi, hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp vào da, miệng của trẻ.
Nhiều người hay có thói quen thơm (hôn) lên má hoặc miệng của trẻ nhỏ bởi sự đáng yêu và trong sáng của các bé.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng, khi thơm (hôn) một đ.ứa t.rẻ, bạn có thể khiến các bé nhiễm một số loại virus có hại cho cơ thể.
Theo các nhà khoa học, có một số loại virus rất dễ lây lan qua đường miệng, thậm chí chỉ qua một nụ hôn.
Hôn miệng có thể khiến trẻ nhỏ mang bệnh. (Ảnh: Thehealthsite)
Bởi hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh còn yếu, nó vẫn đang phát triển và sẽ tiếp tục phát triển trong những năm sau. Vì thế sự lây lan vi khuẩn là hoàn toàn không có lợi cho trẻ.
Đối với người lớn, hệ thống miễn dịch sẽ đủ mạnh để đối phó với một số loại virus và vi khuẩn. Nhưng đối với bé sơ sinh thì điều đó rất khó và có thể để lại những hậu quả xấu đối với sức khỏe của trẻ.
Do đó, dù có yêu thương trẻ nhỏ thế nào (đặc biệt là trẻ sơ sinh) thì chúng ta cũng không nên thơm (hôn) trẻ.
Một số loại virus nguy hiểm có thể lây nhiễm cho trẻ từ nụ hôn
1. Virus RSV
RSV là tác nhân chính gây viêm phổi và viêm tiểu phế quản cấp ở t.rẻ e.m, với tần suất cao nhất là ở lứa t.uổi 2-5 tháng. Bệnh thường xảy ra thành dịch vào mùa đông và đầu xuân, với khoảng 40 % trẻ bị nhiễm trong lần tiếp xúc đầu tiên.
Virus RSV có khả năng lây lan rất mạnh, lại dễ phát tán trong cộng đồng vì khi trẻ mới nhiễm bệnh nhiều gia đình chủ quan chỉ nghĩ là cảm sốt thông thường nên không có biện pháp phòng ngừa lây lan.
Đáng tiếc là vẫn chưa có vacxin bảo vệ trẻ khỏi virus này. Vì vậy, để phòng bệnh, tránh đưa trẻ tới nơi công cộng, tiếp xúc với những người có biểu hiện ho, sốt, sổ mũi…
Bệnh viêm màng não do virus Herpes gây ra thông qua niêm mạc mũi, hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp vào da, miệng của trẻ.
2. Virus Herpes
Dần dần, chúng di chuyển lên não gây viêm não, ảnh hưởng đến não bộ và có thể gây t.ử v.ong.
Viêm não cũng có thể lây từ mẹ sang con trong quá trình chuyển dạ hoặc sinh đẻ.
Virus này có thể lây nhiễm qua môi và vùng quanh miệng. Vì thế, không nên hôn trẻ sơ sinh dù bất cứ trường hợp nào.
3. Vi khuẩn HP
Trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP về lâu dài nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra viêm loét dạ dày hoặc nguy hiểm hơn là ung thư khó điều trị.
70% dân số Việt Nam bị nhiễm khuẩn HP, trong đó t.rẻ e.m dưới 10 t.uổi dễ nhiễm nhất. Trẻ nhỏ do hệ miễn dịch chưa thực sự hoàn chỉnh nên nguy cơ lây nhiễm cao.
4. Virus EBV
EBV là loại virus có thể truyền sang người khác qua hôn. Vấn đề là loại virus này sẽ ở lại trong cơ thể người suốt đời. Sau khi nhiễm virus trẻ có các triệu chứng như sốt, đau họng, mệt và yếu.
5. Viêm gan virus
Nếu người mẹ mắc bệnh viêm gan hoặc viêm gan virus thì việc hôn trẻ không hề an toàn chút nào.
Con đường lây lan viêm gan A chủ yếu qua đường phân, miệng và tiếp xúc gần gũi trong cuộc sống hàng ngày; còn viêm gan B thì lây lan qua đường tiêm, truyền m.áu, các chế phẩm từ m.áu, tiếp xúc thân mật, từ mẹ sang con.
An Nhiên (tổng hợp)
Theo giaoduc.net