4 món nếu đã nấu chín vào buổi tối thì đừng để thừa lại qua đêm, cố ăn vào chỉ làm tổn hại nội tạng, sinh chất gây ung thư

Món ăn để qua đêm tuy có thể ăn được nhưng nếu ăn trong một thời gian dài thì không hề tốt cho sức khỏe chút nào. Đặc biệt là 4 món đã được nấu chín sau đây.

Nhiều người thường có tính tiết kiệm và để dành nên hay chuẩn bị sẵn nhiều đồ ăn rồi cất tủ lạnh ăn dần trong vài ngày. Tuy nhiên, đây lại là hành động vô cùng tai hại, thậm chí còn đe dọa đến sức khỏe của con người theo thời gian.

Khi nấu ăn, bạn nên chuẩn bị đúng lượng thức ăn vừa đủ cho cả gia đình. Đừng vui tay mà nấu nhiều rồi để thừa lại và cất tủ lạnh dùng tiếp hôm sau. Bởi nếu chỉ ăn 1 – 2 ngày thì không sao nhưng nếu duy trì thói quen ăn đồ thừa để qua đêm trong một thời gian dài thì cơ quan nội tạng sẽ dần bị tổn hại, thậm chí còn làm sản sinh nhiều chất gây ung thư nghiêm trọng.

Dưới đây chính là 4 món ăn mà bạn nên tránh để thừa lại qua đêm sau khi đã nấu chín.

1. Rau xanh

Trong số các món ăn để qua đêm, rau xanh được xem là một loại khá nguy hiểm. Bởi sau quá trình chế biến chịu nhiệt cao, hàm lượng nitrat trong rau lá xanh sẽ chuyển hóa thành nitrit khi bạn cất tủ lạnh để dành sang ngày hôm sau ăn tiếp. Mặc dù không đến mức gây ung thư nhưng nếu bạn duy trì thói quen ăn trong thời gian dài và thường xuyên ăn rau thừa lại qua đêm thì vẫn có khả năng mắc bệnh rất cao.

2. Trứng

Trứng rất giàu protein và các chất dinh dưỡng đa dạng, ăn thường xuyên cũng rất tốt cho sức khỏe. Nhưng dù dùng phương pháp nào để chế biến trứng thì bạn cũng phải ăn hết trong bữa chứ không nên để thừa lại qua đêm. Bởi vi khuẩn có thể phát triển nếu để trứng lâu sau khi chế biến và cơ thể cũng dễ sinh ra những triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy.

3. Hải sản

Sau khi ăn hải sản để qua đêm thì hàm lượng protein trong loại thực phẩm này sẽ bị biến chất, từ đó mang lại gánh nặng chuyển hóa lớn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gan. Khi ăn hải sản, nếu không thể ăn hết trong một tối, bạn có thể để riêng ra và cho hải sản sống vào ngăn đá tủ lạnh để sơ chế sau. Làm như vậy, thức ăn thừa có thể được hạn chế mà vẫn đảm bảo sức khỏe, không gây lãng phí thực phẩm.

4. Nấm

Mặc dù những loại nấm như nấm hương, nấm đông cô… rất ngon nhưng không thể không kể đến dư lượng nitrit trong đó. Đặc biệt là khi bạn để thừa lại nấm qua đêm, nếu trên 4 tiếng thì người ăn sẽ dễ bị ngộ độc, nặng còn gây suy gan, thậm chí phải lọc m.áu mới qua được giai đoạn nguy hiểm.

Thói quen ăn uống sai lầm “đ.ầu đ.ộc” lá gan người Việt như thế nào?

Nhiều bà nội trợ vẫn giữ thói quen rửa sạch, phơi khô với những thực phẩm đã bị ẩm mốc và tiếp tục chế biến.

Viêm gan là một bệnh về gan thường gặp. Tình trạng viêm gan kéo dài khiến tế bào gan bị hư hại, từ đó dẫn đến sự hình thành của các mô sẹo gây xơ hóa gan. Càng có nhiều mô sẹo hình thành, các chức năng gan càng bị suy giảm.

Chứng xơ gan hoàn toàn có thể dẫn đến những bệnh lý nghiêm trọng hơn như suy gan và đặc biệt là ung thư gan. Trong thực tế lâm sàng người ta nhận thấy 70-80% ung thư gan phát triển trên nền xơ gan.

Nguyên nhân gây viêm gan nhiều nhất tại Việt Nam là viêm gan do nhiễm virus viêm gan B, C. Tuy nhiên, theo các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), trong thời gian gần đây, tỉ lệ viêm gan do nhiễm độc lại tăng vọt.

Tất cả các độc chất vào cơ thể phải được khử độc, và chỉ có một con đường duy nhất là chuyển hóa ở gan. Vì vậy, có thể nói gan là cơ quan gánh hết tất cả các độc chất của cơ thể. Nhiều thói quen sinh hoạt phản khoa học của người Việt, được xem là thủ phạm chính khiến gan bị nhiễm độc, cụ thể:

Lạm dụng rượu bia

Trước hết phải kể đến thói quen lạm dụng rượu bia. Điều tra nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm năm 2015 cho thấy, 44% người uống rượu bia ở Việt Nam uống quá độ, đây là hình thức uống rượu nguy hiểm. Một người Việt trưởng thành tiêu thụ 8,3 lít cồn (tương đương 470 chai bia) trong một năm. 48% thanh niên từ 14 – 17 t.uổi cũng uống rượu bia.

Theo các chuyên gia, khi uống rượu bia, chất cồn được hấp thụ nhanh chóng vào m.áu qua niêm mạc dạ dày và ruột. Chỉ 10% lượng cồn đào thải qua đường mồ hôi, hơi thở, nước tiểu; còn 90% còn lại đi thẳng qua gan. Với chức năng thải độc cơ thể, gan là cơ quan chịu nhiều tổn thương nhất do tác hại của rượu bia. Thực tế, đồ uống có cồn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương cho gan.

Ăn thực phẩm bị mốc

Bên cạnh rượu bia, không ít người Việt cũng đang tự hấp thu độc tố gây ung thư gan mạnh nhất, đó là Aflatoxin, thông qua bữa ăn hàng ngày.

Aflatoxin thường có trong các thực phẩm mốc, là loại độc tố vi nấm được sản sinh tự nhiên do một số loài Aspergillus (một loại nấm mốc). Aflatoxin hoạt động rất bền bỉ với nhiệt, chúng gây hại cho sức khỏe cả khi thực phẩm đã được nấu chín trong nhiệt độ cao.

Nhiều người có sở thích sử dụng đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn được đóng gói nhưng không để ý thời gian sử dụng. Khi có nhu cầu dùng đến thì thức ăn đã quá hạn, bỏ thì tiếc nên vẫn cố gắng chế biến lại. Hoặc với các loại thực phẩm bị mốc, nhiều người chủ quan cho rằng chỉ cần gạn bỏ phần quan sát thấy nấm mốc và sử dụng phần còn lại. Tuy nhiên, việc này chỉ làm trôi đi lớp nấm mốc bên ngoài. Trong khi đó, hệ thống sợi nấm rất lớn vẫn còn lại đã ăn sâu vào bên trong, đồng thời chất độc cũng đã được sản sinh và tích tụ, đây đều là những thứ mà ta không thể quan sát bằng mắt thường.

Nếu chẳng may ăn phải các loại thực phẩm này, dù chỉ với một liều lượng rất nhỏ, Aflatoxin cũng đã có thể gây ngộ độc cấp tính cho các cơ quan nội tạng. Khi xâm nhập vào gan sẽ dẫn tới viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan và ung thư gan. Nếu người đang bị viêm gan B mà ăn phải nấm mốc có chứa Aflatoxin thì nguy cơ ung thư sẽ tăng cao 60 lần so với người chỉ nhiễm viêm gan B.

Thực phẩm tồn dư hóa chất

Bên cạnh đó, dư lượng hóa chất, thuốc trừ sâu trong thực phẩm, các sản phẩm thẩm thấu qua da như mỹ phẩm làm đẹp của chị em phụ nữ, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, thực phẩm chế biến sẵn nhiều chất bảo quản, thuốc đông, tây y không đảm bảo chất lượng… cũng là những con đường đưa chất độc vào gan phổ biến và dẫn đến tình trạng viêm gan.

Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc ung thư gan tăng rất nhanh trong vòng 20 năm qua. Năm 2000, số ca mắc mới ung thư gan tại nước ta chỉ có 5.700 ca, sau đó tăng lên 9.400 ca năm 2010. Đến năm 2018, số ca mắc mới đã tăng lên trên 25.000 ca, xếp vị trí thứ 4/185 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó riêng nam giới chiếm hơn 19.500 ca.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *