4 sai lầm “c.hết người” khi chế biến mộc nhĩ, điều số 2 có tới 98% người Việt phạm phải

Mộc nhĩ là thực phẩm được nhiều người yêu thích tuy nhiên, nếu không biết cách chế biến nó có thể biến thành “chất độc” gây hại cho sức khỏe.

Mộc nhĩ có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon – Ảnh: Minh họa

Không rửa sạch mộc nhĩ trước khi nấu

Sau khi ngâm mộc nhĩ thì bạn cần rửa sạch để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như có thể cảm nhận được trọn vẹn hương vị của món ăn.

Theo đó, bạn có thể rửa mộc nhĩ dưới vòi nước xả mạnh, chà rửa kỹ hoặc cho 2 muỗng bột mì vào nước âm ấm ngâm mộc nhĩ, dùng tay trộn đều, chà nhẹ để loại bỏ các cặn bẩn, bụi bám trên các khe hở trên mộc nhĩ. Chỗ nào không thể làm sạch được, bạn nên cắt nhỏ để rửa được kỹ hơn.

Ngâm mộc nhĩ trong nước nóng

Đa phần chúng ta thường ngâm mộc nhĩ trong nước nóng để chúng nhanh mềm. Tuy nhiên, đây là một thói quen không tốt bởi khi ngâm như vậy các chất Morpholine (một loại chất độc có trong nấm) còn sót lại trong mộc nhĩ khô lại không có đủ thời gian để thoát ra và hòa tan trong nước.

Chưa kể việc ngâm mộc nhĩ trong nước quá nóng, khiến chúng nở nhanh nhưng không hút được nhiều nước, khối lượng mộc nhĩ sẽ ít hơn so với khi bạn ngâm nước lạnh. Mộc nhĩ cũng dễ bị dính, mềm nhũn, chế biến không ngon, đẹp.

Chính vì thế bạn không nên ngâm mộc nhĩ trong nước nóng, thay vào đó hãy dùng nước lạnh hoặc nước lã ở nhiệt độ thường để ngâm.

Ngâm mộc nhĩ khô quá lâu

Trước khi chế biến mộc nhĩ cần làm mềm bằng cách ngâm trong nước. Tuy nhiên, bạn không nên ngâm mộc nhĩ quá lâu vì nó có thể bị biến chất, khi ăn làm tăng nguy cơ bị ngộ độc.

Theo đó, khi ngâm mộc nhĩ trong nước quá lâu, chất đạm trong thực phẩm này sẽ bị thủy phân, giống hiện tượng thịt tươi để lâu sẽ bị thiu, hư thối, vi khuẩn sẽ xâm nhập và khiến mộc nhĩ bị nhiễm khuẩn. Để tốt cho sức khỏe, bạn nên ngâm mộc nhĩ trong nước lạnh trong thời gian từ 15 – 20 phút.

Không nấu kỹ mộc nhĩ

Sau khi sơ chế, bạn nên nấu kỹ mộc nhĩ, chờ cho mộc nhĩ chín hoàn toàn rồi mới dùng. Tuyệt đối không sử dụng mộc nhĩ mới chín tới để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, ăn ngon và bổ dưỡng hơn.

3 nhóm nên kiêng mộc nhĩ

Phụ nữ mang thai : Phụ nữ mang thai không nên ăn mộc nhĩ do nó có tác dụng hoạt huyết, tiêu ý, không có lợi cho sự phát triển và ổn định của thai nhi.

Trẻ nhỏ và người có cơ địa dị ứng : Do mộc nhĩ cũng là nấm nên khi sử dụng phải thận trọng, tránh nguy cơ bị dị ứng, nhất là với những người có cơ địa dị ứng và trẻ nhỏ.

Người tiêu hóa kém : Mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm nên người đi ngoài phân lỏng, người hay bị đầy bụng, người nhiễm hàn… không nên ăn để tránh trường hợp bệnh sẽ nặng thêm.

Bạn sẽ vô tình làm hại cả nhà nếu không nấu chín những loại rau củ này

Những thực phẩm dưới đây khi bạn chế biến không kỹ sẽ gây ngộc độc khó tiêu ảnh hưởng tới sức khỏe.

Rau sam

Rau sam là một loại rau hoang dã phổ biến chứa nhiều côn trùng nhỏ và bụi bặm, dễ gây kích ứng cho cơ thể, vì vậy nó cần rửa sạch nhiều lần trước khi ăn. Đặc biệt, trước khi chế biến cần luộc trong nước sôi 5 phút để loại bỏ tạp chất mà không làm ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng.

Các loại đậu quả

Hầu hết trong các loại đậu quả như đậu côve, đậu đũa, đậu ván có chứa lượng lớn saponins và lectin. Chúng gây kích thích dạ dày dẫn đến tình trạng ngộ độc. Nếu ăn đậu không được nấu chín sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng, nôn mửa.

Măng

Trong măng có chứa nhiều glucid nên khi kết hợp với vị chua trong dạ dày sẽ tạo ra một loại axit có khả năng gây ngộ độc nếu ăn quá nhiều.

Khi chế biến, sau khi cắt lát mỏng thì đem luộc qua nước sôi trong khoảng 10 phút để loại bỏ độc tố trong măng. Để các độc chất ấy theo hơi nước sôi bay ra ngoài thì không nên đậy nắp nồi lúc luộc. Sau đó, vớt măng ra, rửa lại dưới vòi nước lạnh và chế biến bình thường.

Mộc nhĩ

Trong thành phần dinh dưỡng của mộc nhĩ tươi có chứa chất porphyrin gây ra nhiều độc tố ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Nếu bạn ăn mộc nhĩ không đúng cách có thể gây ra bệnh viêm da, ngứa, phù nề, trầm trọng có thể gây hoại tử cho da của bạn. Chính vì vậy, bạn nên nấu chín mộc nhĩ để không gây độc ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân.

Hạnh nhân đắng

Độc tố trong quả hạnh nhân đắng cũng giống như trong sắn, khi ăn sống, chất glycosid cyanogenic trong nó sau khi vào cơ thể sẽ bị phá hủy, thủy phân bằng men -glucosidase dễ sinh ra độc tố cyanide là acid hydrocyanic, chỉ cần liều 50mg đã có thể khiến 1 người trưởng thành t.ử v.ong.

Vì vậy, khi bạn ăn quả hạnh nhân, nếu cảm thấy vị đắng trong miệng, điều đó chứng tỏ nó chưa được nấu chín, hãy nhổ ngay ra và súc miệng nhiều lần để tránh bị ngộ độc.

Cà chua

Cà chua chứa lycopene- chất có khả năng chống bệnh ung thư. Theo tạp chí International Journal of Food Sciences and Nutrition, nếu chỉ ăn cà chua tươi sống, lượng Lycopane hấp thụ được sẽ không vượt quá 4%.

Nguyên nhân là do thành tế bào của cà chua sống khá dày khiến cơ thể khó hấp thụ lycopene.

Bởi vậy, nấu chín là phương pháp giúp bạn khai thác tối đa nguồn dưỡng chất trong cà chua.

Rau chân vịt

Mọi người đều biết rau chân vịt có chứa rất nhiều axit oxalic. Khi ở trong ruột loại axit này sẽ kết hợp với canxi hình thành oxalat canxi. Nó sẽ gây cản trở việc hấp thụ canxi của cơ thể dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt canxi.

Do vậy rau chân vịt bắt buộc phải nấu chín để loại bỏ bớt axit oxalic để không cản trở việc hấp thụ canxi. Khi được nấu chín, ăn rau chân vịt sẽ hấp thụ nhiều sắt, canxi và magie hơn.

Măng tây

Măng tây rất giàu folate, các vitamin A, C và E. Tuy nhiên, do có lớp vỏ bảo vệ dày nên ta khó lòng hấp thụ các vitamin có trong loại rau này. Vì vậy nếu nấu chín măng tây để có thể dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *