4 thói quen xấu trong WC bạn cần sửa ngay nếu không muốn t.uổi thọ giảm sút

Cứ tưởng chuyện đi vệ sinh chỉ đơn giản là vào giải quyết nỗi buồn rồi xả nước là xong. Nhưng thực tế có rất nhiều vấn đề xoay quanh trong nhà vệ sinh mà bạn nên tránh mắc phải.

Để duy trì sức khỏe t.uổi thọ của mỗi người thì còn phụ thuộc không nhỏ vào chuyện ăn uống cũng như các thói quen sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, theo một thống kê đăng trên Sohu cho thấy, có hơn 230.000 người thường mắc phải những thói quen xấu trong nhà vệ sinh, gây ảnh hưởng đến t.uổi thọ của mình.

Dưới đây là những thói quen làm giảm t.uổi thọ trong nhà vệ sinh mà bạn nên tránh lặp đi lặp lại mỗi ngày.

Dùng lực quá mạnh khi đi đại tiện

Nhiều người vì muốn tăng tốc độ bài tiết phân nên thường nín thở dùng lực “rặn” hết sức. Thế nhưng, điều này lại dễ khiến cơ bụng và cơ hoành bị co thắt mạnh, từ đó làm tăng áp lực trong bụng, dẫn đến tình trạng tăng huyết áp đột ngột.

Hơn thế, với những người lớn t.uổi, việc dùng sức “rặn” mạnh trong khi đi đại tiện có thể gây xuất huyết não, nhồi m.áu cơ tim, đau thắt ngực hoặc t.ử v.ong đột ngột. Và dù là người có thể trạng tốt cũng không nên làm điều này để tránh nguy cơ rò h.ậu m.ôn.

Dùng điện thoại trong khi đi vệ sinh

Một số người lại thường có thói quen “ôm” điện thoại vào nhà vệ sinh lướt web hay chơi điện tử. Trên thực tế, việc làm này lại khiến bạn đôi khi quên mất mình đang cần đi vệ sinh, làm ức chế ý thức đi đại tiện và kéo dài thời gian ngồi trong nhà vệ sinh lâu hơn.

Nếu ngồi xổm quá lâu, m.áu tĩnh mạch ở vùng chậu của bạn sẽ bị tắc nghẽn, gây giãn huyết quản, dẫn đến táo bón, trĩ… Ngoài ra, việc ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu mà không mở quạt thông gió cũng dễ làm cơ thể hít phải khí độc, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Do đó, tốt nhất thì bạn nên tập trung vào việc đi vệ sinh và cố gắng khống chế thời gian đi đại tiện trong khoảng 10 phút là tốt nhất.

Đứng bật dậy sau khi đi vệ sinh

Thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại dễ trở thành nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch và mạch m.áu não. Nếu bạn có thói quen ngồi xổm trong nhà vệ sinh lâu thì việc đứng bật dậy sẽ dễ gây thiếu m.áu lên não, hoa mắt, chóng mặt, dễ bị ngã và trường hợp nặng còn có thể t.ử v.ong.

Treo băng vệ sinh trong nhà vệ sinh

Nhiều cô nàng thường treo một túi đen đựng băng vệ sinh trong nhà vệ sinh để thuận tiện cho việc thay băng khi đến kỳ “rớt dâu”. Vậy nhưng, môi trường nhà vệ sinh lại là nơi ẩm ướt, dễ sản sinh vi khuẩn nhiều. Nếu bạn treo băng vệ sinh trong nhà vệ sinh quá lâu có thể bị nhiễm khuẩn và mắc phải những bệnh phụ khoa nghiêm trọng.

Thế nên, tốt nhất thì bạn nên treo băng vệ sinh ở những nơi khô thoáng, tránh bị dính nước vào để bảo vệ sức khỏe vùng kín lẫn t.uổi thọ tốt hơn.

Source (Nguồn): Sohu/Helino

Món ăn chơi quen thuộc của mùa đông như hạt dẻ nóng còn mang lại 5 lợi ích bất ngờ cho sức khỏe

Hạt dẻ nóng vốn là món ăn chơi rất quen thuộc và vô cùng phổ biến trong thời tiết se lạnh của mùa đông. Ngoài vị ngọt bùi hấp dẫn, không phải ngẫu nhiên mà hạt dẻ được coi là vua của các loại quả khô.

Theo Đông y, hạt dẻ có tác dụng tốt cho dạ dày và lá lách, giúp thúc đẩy lưu thông m.áu và củng cố sức khỏe của dạ dày và lá lách. Nó cũng có khả năng điều trị những cơn đau ở thắt lưng, đầu gối và trị chứng buồn nôn. Hạt dẻ chứa nhiều vitamin, kali, do đó, làm kéo dài t.uổi thọ của con người.

Hãy cùng tìm hiểu cụ thể xem việc ăn hạt dẻ nóng vào mùa đông mang lại những lợi ích gì?

1. Ngăn ngừa các bệnh tim mạch

Hạt dẻ chứa nhiều vitamin B, các khoáng chất, axit béo không bão hòa giúp ngăn ngừa cholesterol tăng. Ngoài ra, nó cũng chứa lượng nhỏ natri và lượng lớn kali có thể hạn chế nguy cơ huyết áp tăng đột ngột và bảo vệ mạch m.áu của con người.

2. Kéo dài t.uổi thọ

Các chất trong hạt dẻ đi vào thận thông qua dạ dày và lá lách giúp tăng cường sức khỏe của thận, dạ dày, làm săn chắc lá lách, giảm tiêu chảy và buồn nôn, có khả năng điều trị các bệnh về thận, chẳng hạn như suy thận. Mỗi ngày ăn 6 hạt hạt dẻ sẽ giúp cho bạn kéo dài t.uổi thọ.

3. Nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Theo y học Trung Quốc, hạt dẻ có tác dụng làm giảm các bệnh về thận, bổ khí, đồng thời tăng cường khả năng bảo vệ đường ruột và tiêu hóa. Cũng như tất cả các loại quả khô khác, hạt dẻ chứa tinh bột cung cấp nhiệt độ cho cơ thể, thúc đẩy sự trao đổi chất béo và cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể. Vì thế hạt dẻ nóng rất thích hợp để được sử dụng vào thời tiết lạnh, đặc biệt là mùa đông.

4. Bổ khí, dưỡng huyết

Khi thiếu khí, con người thường ho liên tục và thậm chí là mất ngủ vì ho. Hạt dẻ có tác dụng giảm ho do thiếu khí bởi nó chứa nhiều chất riboflavin mang lại hiệu quả cao trong việc giảm ho, tiêu đờm, điều trị bổ trợ viêm, loét miệng.

5. Giúp chắc khỏe xương

Hạt dẻ có tác dụng tăng cường sức khỏe của cơ thể, củng cố sức khỏe của lá lách, làm săn chắc gan, giúp làm giảm bớt các vấn đề ở thận, đặc biệt là đối với những người bị tiêu chảy hoặc có vấn đề về thận.

Hạt dẻ chứa vitamin C tự nhiên giúp duy trì chức năng của các mạch m.áu, cơ bắp và xương. Ngoài ra, hạt dẻ sống có tác dụng giảm các vết thâm, bầm tím, giảm sưng, đau cơ và cầm m.áu.

Một số lưu ý khi ăn hạt dẻ

Bệnh nhân viêm ruột mãn tính cũng có thể ăn nhiều hạt dẻ với tác dụng khử trùng, có thể kích thích sự hình thành vi khuẩn có lợi, cải thiện hệ thống miễn dịch của đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, đối với những người bị nóng lá lách và dạ dày, loét miệng, hãy cố gắng ăn ít hạt dẻ.

Mọi người không nên ăn quá nhiều hạt dẻ cùng một lúc bởi nó không dễ tiêu hóa. Hạt dẻ có thể được ăn như đồ ăn nhẹ giữa các bữa ăn, và không thể ăn với số lượng lớn sau bữa ăn. Nếu bạn ăn quá nhiều hạt dẻ có thể dẫn đến béo phì. Nếu ăn thường xuyên, mỗi ngày bạn không nên ăn quá 10 hạt hạt dẻ.

Nguồn: Aboluowang/Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *