Ung thư đại tràng một căn bệnh quái ác, ở giai đoạn 4 tỉ lệ bệnh nhân sống sót dưới 10%, nhưng nếu được phát hiện và cứu chữa kịp thời, tỉ lệ sống sẽ rất cao.
Ung thư đại trực tràng là loại ung thư gây t.ử v.ong cao thứ tư trên thế giới sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan. Tuy nhiên, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ được chữa khỏi lên tới 90%, thậm chí có người đã sống khỏe mạnh hơn 20 năm sau khi phát hiện bệnh.
Ung thư đại trực tràng có thể được chia thành hai loại ung thư ruột kết và ung thư trực tràng, và những thay đổi ung thư xảy ra ở các bộ phận khác nhau có thể gây ra thiệt hại cho cơ thể. Như vậy, các triệu chứng của ung thư ruột kết và ung thư trực tràng là gì?
1. M.áu trong phân
Khi ung thư đại trực tràng bắt đầu “nhen nhóm”, các triệu chứng khác nhau của cơ thể sẽ xuất hiện rõ ràng. Ví dụ, màu sắc bất thường của phân có liên quan đến sự phát triển của ung thư ruột. Phân của người bình thường nên có màu nâu vàng, đây là một trong những biểu hiện được tiêu hóa tốt của cơ thể. Tuy nhiên, một số người có sự thay đổi ung thư ở ruột. Dưới ảnh hưởng của khối u, niêm mạc ruột bị tổn thương và xuất huyết, và đôi khi chính khối u cũng sẽ vỡ và xuất huyết.
Tại thời điểm này, m.áu được trộn lẫn trong phân, và màu của phân bài tiết sẽ thay đổi, trở nên đen hoặc có màu đỏ tươi tùy vào vị trí xuất huyết. Nếu điều này xảy ra, nó cần được điều trị kịp thời, những thay đổi ung thư đường ruột nên được thực hiện để kiểm soát xuất huyết cục bộ.
2. Táo bón xen kẽ tiêu chảy
Khi bị ung thư ruột, cơ thể sẽ có những thay đổi bất thường. Nếu bạn thường xuyên bị tiêu chảy xen kẽ táo bón trong một thời gian ngắn, rất có thể là do ung thư ruột kết hoặc ung thư trực tràng gây ra. Chất gây ung thư có thể dẫn đến giảm tiêu hóa, phân không được hình thành và có triệu chứng tiêu chảy rõ ràng.
Trong quá trình phát triển của ung thư ruột, sự gia tăng thể tích khối u cũng có thể gây ra tắc nghẽn đường ruột. Hiện tượng phổ biến hơn của tắc nghẽn đường ruột là táo bón. Do đó, bệnh nhân có thể có triệu chứng tiêu chảy xen kẽ táo bón. Chú ý đến tín hiệu này, bạn cần kiểm tra kịp thời ung thư ruột kết hay ung thư trực tràng, để chữa khỏi bệnh trước khi quá muộn
3. Đau bụng
Có một số thay đổi trong cơ thể sau ung thư ruột kết hoặc trực tràng. Nếu luôn có cảm giác đau bụng liên tục và bất thường, không thể loại trừ rằng đó là do ung thư đường ruột. Sự khởi phát của ung thư ruột, sự chèn ép và kích thích các khối u ác tính cục bộ có thể gây đau. Ngoài ra, phân có thể gây chèn ép khối u trong quá trình đại tiện, cũng là một trong các nguyên nhân gây đau bụng.
Nếu bạn thấy mình bị đau rõ rệt ở bụng, bạn nên đi nội soi kịp thời để xem có bị ung thư ruột không. Nếu đó là một triệu chứng xấu do ung thư ruột gây ra, nên điều trị lần đầu tiên để kiểm soát sự phát triển của ung thư địa phương thông qua điều trị hợp lý, để ngăn ngừa ung thư ruột kết hoặc ung thư trực tràng làm nặng thêm và đe dọa sức khỏe của bệnh nhân.
4. Đau h.ậu m.ôn
Đau do ung thư đại trực tràng thường là đau bụng ở phần dưới bên trái. Lúc bệnh còn nhẹ, những cơn đau sẽ đến ngẫu nhiên không báo trước. Nhưng khi ung thư đại tràng ở giai đoạn tiến triển, cơn đau sẽ lặp lại liên tục và mức độ đau tăng lên nhiều lần. Nếu khối u phát triển gần h.ậu m.ôn sẽ gây ra đau đớn bất thường ở đây, vì vậy đòi hỏi chúng ta phải phân biệt cẩn thận.
Đối tượng dễ mắc ung thư đại trực tràng:
– Người trên 50 t.uổi.
– Người có t.iền sử mắc các bệnh viêm nhiễm đại tràng mãn tính như viêm loét đại tràng xuất huyết- Bản thân hoặc gia đình có người mắc bệnh polyp đại tràng, đặc biệt là đa polyp có tính chất gia đình.
– Có chế độ ăn không hợp lý: nhiều chất béo, ít chất xơ.
– Lười hoạt động thể chất, hút thuốc, béo phì.
An An (Dịch theo QQ)
Theo vietnamnet
Căn bệnh ung thư đứng đầu ở phụ nữ: Sàng lọc như thế nào?
Theo GS Trần Văn Thuấn – Giám đốc Bệnh viện K Trung ương, ung thư vú vẫn là căn bệnh ung thư hàng đầu ở chị em phụ nữ. Hiện nay việc sàng lọc và phát hiện ung thư vú từ sớm vẫn là “chìa khóa vàng” để chữa bệnh thành công.
Ảnh minh họa.
Hiện nay, với phụ nữ ung thư vú đứng hàng đầu, tiếp đến là ung thư cổ tử cung, buồng trứng, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng.
Theo công bố mới đây, hàng năm trên thế giới có khoảng hơn 2 triệu người mắc mới bệnh ung thư vú, đứng thứ hai, sau ung thư phổi, và chiếm khoảng 12% trong tổng số bệnh nhân ung thư trên thế giới.
Nếu chỉ tính riêng với phụ nữ thì ung thư vú đứng hàng thứ nhất về tỷ lệ mắc.
Về tỷ lệ t.ử v.ong, ung thư vú đứng thứ tư, sau ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày và ung thư gan.
Với ung thư vú để chẩn đoán cần thăm khám lâm sàng xem có chảy dịch không có bất thường gì hay không có tụt núm vụ hoặc co kéo, có khối u khiến tình trạng như vậy có hạch nách, hạch cổ chưa. Sau đó bác sĩ đưa ra chỉ định sao cho phù hợp nhất.
Theo các chuyên gia, bệnh ung thư vú nếu phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng đơn giản, hiệu quả, tỷ lệ chữa khỏi cao và chi phí điều trị thấp.
Sàng lọc ung thư vú hiện nay được khuyến cáo là tự khám vú khi có dấu hiệu bất thường người bệnh nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Bác sĩ có thể khám lâm sàng sau đó cho chụp nhũ ảnh hay còn gọi xquang vú. Nhưng hiện nay giải phẫu bệnh mới là chẩn đoán vàng trong ung thư vú.
Việc tầm soát ung thư vú bằng MRI cũng được nhiều người quan tâm. GS Trần Văn Thuấn, Bệnh viện K trung ương cho rằng, sau khi FDA (cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ) chấp thuận vào năm 1991, chụp cộng hưởng từ (MRI) vú là phương pháp thăm khám hiệu quả nhất vì giúp phát hiện và chẩn đoán sớm nhất các bệnh lý tuyến vú. Bác sĩ sẽ dựa trên kết quả MRI cùng với các xét nghiệm khác để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho các bệnh lý tuyến vú. Ngoài ra MRI vú còn được chỉ định trong việc phân giai đoạn ung thư, theo dõi sau phẫu thuật, hóa trị và quá trình tái phát ung thư.
MRI vú là kỹ thuật chuyên dụng tạo hình tiên tiến nhất về cấu trúc vú sử dụng kỹ thuật từ trường và không ảnh hưởng đến sức khỏe người thực hiện (an toàn và hiệu quả hơn so với các phương pháp X-quang, siêu âm hay khám lâm sàng thông thường). MRI vú có độ nhạy cao gần 100% đối với việc phát hiện ung thư vú xâm lấn có kích thước chỉ vài milimet.
Hạn chế của MRI là giá thành cao nên khó áp dụng rộng rãi trong sàng lọc, kèm theo hệ thống MRI có cấu tạo phức tạp nên việc lắp trên xe lưu động để mang đến các tuyến cơ sở là vô cùng khó khăn. Do đó, hiện nay ở nhiều quốc gia, MRI được áp dụng để phát hiện sớm bệnh lý ung thư vú ở những phụ nữ có dấu hiệu cảnh báo ung thư vú và có thể áp dụng để sàng lọc ung thư vú ở những phụ nữ có nguy cơ cao như có t.iền sử gia đình, có đột biến gen ung thư vú ( BRCA1, BRCA2, BRCA3) tại các trung tâm lớn – nơi mà người dân có thể dễ dàng tiếp cận phương pháp hiện đại này.
Tuy nhiên, phim chụp X-quang tuyến vú có độ nhạy, độ đặc hiệu đủ tiêu chuẩn để khám sàng lọc, hơn nữa kĩ thuật đơn giản, thời gian thực hiện nhanh và giá thành rẻ nên đến thời điểm hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng chụp X-quang tuyến vú là phương pháp sàng lọc thường quy cho những phụ nữ ở độ t.uổi trên 40 hoặc trên 50 t.uổi.
Hãy rèn luyện cho mình có một lối sống lành mạnh: không hút thuốc, hạn chế rượu bia, dinh dưỡng an toàn, hợp lý ( đạm vừa phải, tăng cường hoa quả, rau xanh), tập thể thao tối thiểu ngày 30 phút, 5 ngày trong 1 tuần 7 ngày ( 3-5-7), và tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ (2 lần một năm).
Theo infonet