Khi đói bụng, cơ thể thiếu năng lượng là lúc sức khỏe dễ dàng bị ảnh hưởng xấu bởi những thói quen ăn uống, sinh hoạt của con người mà chúng ta cứ ngỡ nó là vô hại.
Dù là phương pháp y tế, ăn các món quen thuộc hay những hoạt động đời thường nếu được thực hiện, duy trì trong trạng thái cơ thể bạn đang đói đều có thể gây ra những ảnh hưởng không lường trước được với sức khỏe của bạn.
Dưới đây là những lời khuyên của bác sĩ đối với 4 loại thuốc không nên uống và 4 việc không nên làm khi bạn đang đói bụng.
4 loại thuốc không nên uống khi đang đói bụng
1. Thuốc kháng sinh, thuốc hạ đường huyết dễ gây đau dạ dày
Việc uống thuốc kháng sinh khi đang đói sẽ khiến cho khả năng hấp thụ dược tính của thuốc giảm đi đáng kể. Đồng thời, thuốc kháng sinh khi vào cơ thể có tác dụng kích thích niêm mạc dạ dày và gây ra khó chịu cho người sử dụng nếu uống thuốc khi đang đói.
Do đó, gần như tất cả các loại thuốc kháng sinh, trong đó phổ biến là amoxicillin và cephalosporin đều được các bác sĩ chỉ định sử dụng sau bữa ăn. Ngoài ra, các loại thuốc đường huyết có chứa metformin cũng dễ gây buồn nôn, nôn, trướng bụng… khi được uống trong lúc đói bụng. Vì vậy, tốt nhất với các loại thuốc này bạn nên sử dụng sau bữa ăn.
2. Uống thuốc giảm đau khi đói sẽ gây buồn nôn, nôn
Không giống như các loại thuốc không chứa steroid, thuốc giảm đau phổ biến như morphin có tác dụng giảm đau mạnh và thường được dùng để giảm đau do chấn thương, đau bụng và đau do ung thư.
Uống thuốc giảm đau khi đói có thể làm tăng những phản ứng bất lợi xảy ra trong cơ thể như buồn nôn và nôn, đồng thời gây ra chứng táo bón do thành phần của thuốc. Việc uống các loại thuốc này sau khi ăn sẽ làm giảm những ảnh hưởng tiêu cực này mà thuốc gây ra. Ngoài ra, bạn có thể ăn thêm các thực phẩm giàu chất xơ như cần tây để làm giảm chứng táo bón được gây ra do uống thuốc giảm đau.
3. Uống thuốc dạ dày khi đói mang lại hiệu quả kém
Các chất bảo vệ niêm mạc dạ dày bao phủ bề mặt của niêm mạc dạ dày tạo thành một lớp màng bảo vệ. Các chất này sẽ hoạt động sau khi ăn từ 1 đến 2 tiếng hoặc khi dạ dày cảm thấy khó chịu với cơ chế bao bọc những thành phần mà cơ thể nghi gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Do đó, uống thuốc dạ dày khi đói, thuốc đi vào dạ dày và bị chất bảo vệ niêm mạc “giam giữ” lại, khiến cho hiệu quả của thuốc giảm đi đáng kể. Các bác sĩ khuyến cáo bạn nên sử dụng thuốc dạ dày nửa giờ sau khi ăn là tốt nhất.
4. Truyền dịch khi đói gây phản ứng tiêu cực
Truyền dịch khi đang đói, đặc biệt là các loại kháng sinh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe như hạ đường huyết, da nhợt nhạt, nhịp tim đ.ập nhanh, mồ hôi lạnh cùng nhiều triệu chứng khác.
Một số loại thuốc khác như penicillin, azithromycin, cephalosporin… sẽ gây những phản ứng phụ về tiêu hóa rất rõ ràng khi uống lúc đang đói. Với các thuốc như ciprofloxacin, levofloxacin… có thể gây ra sự tăng giảm bất thường lượng m.áu, đ.ánh trống ngực, buồn nôn, nôn và các triệu chứng tiêu hóa khác hoặc làm tăng thêm những phản ứng phụ của thuốc.
Tốt nhất, trước khi truyền dịch, bạn nên bổ sung cho cơ thể một ít tinh bột từ bánh quy, bánh mì, cháo, mì hoặc gạo nếp.
4 việc không nên làm khi đói bụng
1. Uống rượu, bia khi đói làm nhanh say
Khi uống các chất có cồn, chúng sẽ được hấp thụ vào m.áu bởi dạ dày và ruột non, sau đó được giải độc ở gan. Uống bia, rượu khi đói sẽ làm tăng sự hấp thụ chất cồn vào cơ thể, gây nôn nao và tổn hại đến gan và tim.
Một nghiên cứu với 15 nghìn người ở Italia cho thấy những người có thói quen uống rượu, bia khi đói (trước khi ăn) có tỷ lệ t.ử v.ong cao hơn nhiều so với người uống rượu, bia sau khi ăn.
2. Uống nước trái cây khi đói gây loét dạ dày
Uống nước ép trái cây và rau quả khi đói bụng không những không có lợi cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng mà còn kích thích niêm mạc dạ dày và gây loét dạ dày.
Hầu hết các loại trái cây và rau quả là thực phẩm lạnh, phù hợp để uống sau bữa ăn hơn. Nếu vẫn muốn uống nước trái cây khi đói bụng, bạn nên chọn các loại rau quả ít tính hàn như táo hoặc cà rốt.
3. Lái xe khi đói dễ gây ra tai nạn
Khi đói, lượng đường huyết giảm, khi đến một mức nhất định, mô não sẽ bị rối loạn do thiếu năng lượng, dẫn đến suy giảm khả năng phản xạ và suy nghĩ của con người.
4. Ngủ khi đói sẽ khiến bạn ăn uống mất kiểm soát
Cảm giác đói và lượng đường huyết trong m.áu thấp có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến giấc ngủ ngắn, không sâu và dễ bị đ.ánh thức. Hơn nữa, nó còn có thể dẫn đến sự tăng tiết hormone đói và cảm giác thèm ăn, khiến bạn ăn mất kiểm soát. Nếu có cảm giác đói trước khi đi ngủ, bạn nên uống một cốc sữa ấm và ăn thêm một ít bánh quy để làm dịu các dây thần kinh.
Nguồn: Aboluowang/Helino
Người phụ nữ hốt hoảng đến bệnh viện sau khi ăn 3 cái bánh ú tro: Tết Đoan Ngọ, ăn bánh ú tro thế nào mới tốt?
Thông qua tìm hiểu thói quen sinh hoạt, bác sĩ Ngô Long được biết đêm hôm trước cô Tần ăn 3 cái bánh ú tro nhân đậu đỏ.
Trong dịp Tết Đoan ngọ, bánh ú tro là một món ăn không thể thiếu của nhiều địa phương. Nhưng đừng ai ăn bánh tro như kiểu của cô Tần sống tại Hồ Bắc, Trung Quốc để rồi suýt ảnh hưởng đến tính mạng. Cô Tần có t.iền sử mắc bệnh tiểu đường hơn 1 năm nay. Cuối tháng 5, cô Tần đến bệnh viện tái khám. Bác sĩ Ngô Long, khoa nội tiết, bệnh viện Hubei Zhongshan Hospital, chẩn đoán chỉ số đường huyết của bệnh nhân vẫn ở mức ổn định.
3 ngày trước, cô Tần đến bệnh viện nhận thuốc hạ đường huyết. Sau khi uống thuốc, cô Tần phát hiện khi bụng rỗng, chỉ số đường huyết lên đến 12mmol/L. Cô Tần hoài nghi thuốc giả nên đến bệnh viện nhờ bác sĩ tư vấn.
Bác sĩ Ngô Long kiểm tra thành phần thuốc và xác nhận thuốc hạ đường huyết mà cô Tần uống là thuốc chính hãng. Thông qua tìm hiểu thói quen sinh hoạt, bác sĩ Ngô Long được biết đêm hôm trước cô Tần ăn 3 cái bánh ú tro nhân đậu đỏ. Khi gần ngủ, chỉ số đường huyết tăng lên 23mmol/L khiến cô Tần lo lắng. Cô đã uống thuốc hạ đường huyết nhưng đến sáng hôm sau mức đường huyết vẫn không giảm.
Bác sĩ Ngô Long cho biết: “Bánh ú tro có thành phần chính là gạo nếp, đây là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, cộng thêm nhân đậu ngọt khiến chỉ số đường huyết của bệnh nhân tăng đột biến.
Người mắc bệnh tiểu đường nên chọn bánh ú tro không nhân hoặc làm từ khoai. Nên hạn chế ăn bánh ú tro nhân mặn chứa nhiều dầu mỡ. Mỗi lần ăn không quá 50g. Đồng thời nên giảm thiểu lượng thức ăn trong bữa chính, bánh ú tro nên ăn kèm với rau xanh sẽ có tác dụng giảm đường huyết trong m.áu. Những bệnh nhân có chỉ số đường huyết hơn 10mmol/L nên hạn chế ăn bánh ú tro”.
Trong dịp Tết Đoan ngọ, mọi người nên ăn bánh ú tro thế nào để tốt cho sức khỏe và không tăng cân? Cách tốt nhất là để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa là chúng ta ăn bánh ú tro với trái cây, rau xanh hoặc uống trà.
1. Ăn bánh ú tro với trái cây
Trái cây có hàm lượng nước và chất xơ dồi dào, có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa. Khi ăn bánh ú tro nhân mặn, bạn nên ăn kèm với đu đủ, dứa sẽ “áp đảo” vị ngấy của dầu mỡ. Ăn bánh ú tro với vỏ quýt, táo gai giúp tăng cảm giác ngon miệng, giảm tích mỡ ở bụng; ăn với chuối giúp nhuận tràng, hỗ trợ điều trị đối với người bệnh táo bón.
2. Ăn bánh ú tro uống trà
Trà có tác dụng giảm ngấy dầu mỡ trong miệng. Tùy theo loại bánh ú tro bạn có thể kết hợp với nhiều loại trà khác nhau. Nếu ăn bánh ú tro không nhân, bạn nên uống trà hoa hồng kèm theo 1 viên ô mai để tăng hương vị. Nếu ăn bánh ú tro nhân ngọt, bạn nên uống trà xanh thúc đẩy chuyển hóa carbohydrate. Nếu ăn bánh ú tro nhân mặn, bạn nên uống trà Phổ Nhĩ giúp hỗ trợ giảm mỡ.
3. Ăn bánh ú tro kèm rau xanh
Rau xanh có tác dụng tăng nhu động ruột, thúc đẩy hệ tiêu hóa vận hành hiệu quả. Chẳng hạn rau dền có tính ngọt mát, giúp thanh nhiệt giải độc, ăn rau dền trước hoặc sau Tết Đoan ngọ đều rất tốt đối với sức khỏe.
Điều cấm kỵ khi ăn bánh ú tro trong dịp Tết Đoan ngọ:
1. Bảo quản quá lâu
Bánh ú tro không nên bảo quản trong thời gian dài để tránh hư hỏng, nấm mốc. Thời gian bảo quản tốt nhất là 3 – 4 ngày, ăn khi còn nóng. Nơi để bánh ú nên được để ở nơi râm mát, thông gió.
2. Không ăn bánh chưa chín
Bạn nên ăn bánh ú tro đã được nấu chín, bởi nếu không sẽ ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa.
3. Không ăn quá nhiều
Thành phần chính của bánh ú tro là gạo nếp không dễ tiêu hóa. Những người mắc bệnh đường ruột nên hạn chế ăn bánh ú tro. Ngoài ra, trẻ con và người già có hệ tiêu hóa kém cũng nên hạn chế ăn bánh ú tro. Nên tranh thủ ăn khi bánh còn nóng, bởi nếu bánh để nguội lạnh thì không tốt cho hệ tiêu hóa.
Theo Kknews/afamily