4 việc trong khi nấu nướng có thể làm tăng nguy cơ ung thư nhưng nhiều người vẫn làm

Chuyện nấu ăn nếu không cẩn thận thì vô tình bạn đang khiến cơ thể của gia đình mình hứng trọn một đống chất gây ung thư vào người mà không hay biết.

Thay vì ra ngoài hàng ăn uống, nhiều gia đình vẫn luôn trung thành với việc nấu ăn tại nhà. Điều này vừa bảo đảm cơ thể được nạp đủ chất dinh dưỡng cần thiết, vừa giúp đẩy lùi nguy cơ mắc một số bệnh như tiểu đường, mỡ m.áu, béo phì… Tuy nhiên, trong quá trình nấu nướng, một số động tác mà bạn thường làm có thể trở thành nguyên nhân gây ung thư. Vì vậy, bạn nên sửa ngay những động tác này trong khi nấu ăn để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả gia đình.

Cho quá nhiều muối

Trong quá trình chiên xào, nhiều bà nội trợ thường quen tay cho thêm muối vào để gia tăng hương vị cho món ăn. Vậy nhưng, nếu lỡ tay cho quá nhiều muối thì không những làm tăng huyết áp mà còn dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.

Nguyên nhân là do áp suất thẩm thấu của muối rất cao, từ đó gây tổn thương niêm mạc dạ dày và dẫn đến một số bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, bạn nên sử dụng muối hợp lý trong mỗi bữa ăn và tốt nhất thì nên hình thành thói quen ăn nhạt, cho càng ít muối càng tốt.

Chiên quá lửa, quá lâu

Chiên thực chất không phải một cách nấu ăn lành mạnh. Đặc biệt, việc chiên quá lửa hay quá lâu có thể làm cho các thực phẩm trong chảo thay đổi bản chất của carbs, chất béo, từ đó làm sản sinh ra chất gây ung thư ở nhiệt độ cao (acrylamide).

Mặc dù vẫn chưa có đủ bằng chứng cho thấy việc ăn phải chất acrylamide từ thực phẩm có mối tương quan đáng kể với sự xuất hiện của khối u gây ung thư. Nhưng tốt hơn hết thì bạn vẫn nên tránh nấu nướng theo kiểu này để ngăn không cho cơ thể thu nạp acrylamide vào người.

Sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần

Khi chiên thức ăn, lượng dầu sử dụng tương đối lớn nên nhiều người thường có thói quen chắt cặn và đổ dầu vào hộp để lần sau tái sử dụng tiếp. Điều này có vẻ giúp tiết kiệm cho túi t.iền của bạn nhưng loại dầu đã qua sử dụng thường chứa nhiều dư lượng khác nhau, từ đó làm sản sinh sinh acrylamide và các chất có hại khác.

Nếu loại dầu này tiếp tục được làm nóng thì chúng sẽ tạo ra một số chất gây ung thư như benzopyrene. Ngoài ra, dầu đã qua sử dụng mà bị oxy hóa cũng dễ hư hỏng hơn nếu không được cất trữ đúng cách.

Chế biến xong một món ăn, không rửa nồi mà tiếp tục nấu món khác

Đừng vì tiết kiệm thời gian mà lặp đi lặp lại hành động sai trái này bạn nhé! Chỉ nhìn qua bằng mắt thường thì có vẻ bạn thấy chiếc nồi của mình vẫn sạch, nhưng thực tế trên bề mặt đã bám lại chút cặn và thức ăn sót lại. Nếu là chảo vừa chiên nướng xong thì mỡ và thức ăn thừa đọng lại sẽ làm sản sinh ra benzopyrene.

Thế nên, cứ sau khi làm xong một món thì bạn nên tráng rửa nồi sạch sẽ trước khi có ý định chế biến thêm những món khác.

Source (Nguồn): Sohu

Theo Helino

Nhiều người Nhật từ chối điều trị để được c.hết già tự nhiên

Người vợ mất trí và khó ăn, thay vì đặt ống thông, người chồng chỉ bón 2 gói thạch mỗi ngày, cuối cùng bà ra đi trong yên lặng.

Khảo sát mới nhất của Nhật Bản cho thấy, 90% người Nhật trên 55 t.uổi từ chối chấp nhận điều trị y tế kéo dài cuộc sống, trái lại, muốn để cái c.hết diễn ra một cách tự nhiên. Đối với họ, “chết già” là lời tạm biệt đẹp đẽ nhất với cuộc đời.

Tờ The Asahi Shimbun đưa tin, ngày càng nhiều người Nhật “chết tự nhiên” do t.uổi già, đây hiện được xếp là nguyên nhân thứ ba gây t.ử v.ong sau ung thư và tim mạch, theo thống kê của Bộ Y Tế.

Tỷ lệ người Nhật chọn cách c.hết già tăng cao từ năm 2010 trở lại đây.

Sự gia tăng số người mất vì t.uổi già một phần do ngày càng nhiều người chọn mất ở nhà riêng hoặc các cơ sở chăm sóc điều dưỡng, thay vì đến bệnh viện và sử dụng các liệu pháp kéo dài cuộc sống.

Giáo sư lão khoa Masahiro Akishita thuộc Đại học Tokyo, đồng thời là chủ tịch hiệp hội Lão khoa Nhật Bản cho biết việc hồi sức tim, phổi hoặc sử dụng dinh dưỡng nhân tạo kéo dài sự sống với người già đang giảm dần hiện nay.

Masahiro Akishita t.iền thân là một bác sĩ phẫu thuật mạch m.áu hàng đầu Nhật Bản, từng được đ.ánh là một trong 100 bác sĩ giỏi nhất nước này. Ông cho biết, mặc dù bản thân luôn tin rằng chiến đấu với bệnh tật là nhiệm vụ của bác sĩ và “cái c.hết là sự thua cuộc với Thần Chết”, tuy nhiên, khi đối mặt với các căn bệnh của người già, đặc biệt là những bệnh nhân không thể điều trị, ông bắt đầu nhận ra một thực tế: dù y tế có tiến bộ thế nào đi nữa, không có cách nào để tạo nên một sức nặng đối trọng với sự lão hóa tự nhiên.

Masahiro Akishita từng thăm nhà tế bần St Christopher’s Hospice, Anh. Nơi này đã đ.ánh dấu sự thay đổi trong cách nhìn của ông về cuộc sống. Ở đây, ông chứng kiến những người bệnh ung thư giai đoạn cuối được chăm sóc giảm nhẹ, thay vì dành thời gian để loại bỏ cơn đau bằng cách sử dụng máy móc y tế, họ vẽ tranh, chơi piano, hút xì gà… Trong những giờ phút cuối đời, họ làm những điều mình muốn, và đó là “những khoảnh khắc có ý nghĩa phi thường”.

Với những trải nghiệm sau chuyến đi, bác sĩ người Nhật rời viện nơi mình đang công tác và đến một viện dưỡng lão mới, nơi đang gặp khó khăn vì thiếu bác sĩ. Tại đây, ông cùng cộng sự chia sẻ cách chăm sóc bệnh nhân trong những ngày cuối đời, cùng thảo luận với người nhà họ về việc làm thế nào để người bệnh được giảm thiểu tác động y tế (ví dụ như đặt ống xông dạ dày nếu gặp khó khăn khi ăn uống).

Câu chuyện ly nước tùy chỉnh trên đảo Miyakejima

Tiến sĩ Masahiro Akishita đã trải nghiệm những ca khiến ông suy nghĩ sâu sắc về giá trị của việc lựa chọn “chết già”. Ví dụ như một phụ nữ quê ở đảo Miyakejima, thuộc quần đảo Izu, Nhật Bản. Người bệnh trong quá trình ăn, thức ăn lọt vào đường khí quản, gây viêm phổi. Bác sĩ đề nghị đặt ống thông qua đường mũi để cung cấp dinh dưỡng.

Tuy nhiên, người con trai của bệnh nhân nói: “Trên đảo của chúng tôi, nếu một người quá già để ăn, chỉ nên đặt ly nước ở bên cạnh. Nếu người đó vẫn còn sức sống, họ sẽ vươn ra để uống ly nước. Còn nếu không thể làm điều đó, hãy cứ để cho họ như vậy. Tôi không thể từ chối việc đặt nội khí quản cho mẹ, nhưng thật đau đớn khi thấy mẹ phải ăn đường ống”.

Người đàn ông nói với bác sĩ, cái c.hết là một sự thật tự nhiên không thể bị xâm phạm với những người dân trên đảo. Anh đã quen với sự ra đi yên bình như thế của những người thân thiết theo cách đó. Đến nay, văn hóa ấy không còn, thay vào đó, nhiều người già ở trên đảo sẽ kết thúc cuộc sống trong một bệnh viện, nhưng anh cho rằng cách truyền thống sẽ tốt hơn.

Nhiều người già Nhật chọn cách sống thuận theo tự nhiên, trong đó có việc c.hết. Ảnh: Tokyotimes.

Trải nghiệm thứ hai mà bác sĩ người Nhật trải qua, là quá trình điều trị cho một cặp vợ chồng già. Người vợ mắc chứng mất trí nhớ và gặp vấn đề về ăn uống, rất khó để nuốt ngay cả những thức ăn đơn giản nhất, bà được gửi tới viện dưỡng lão, còn người chồng một mình ở nhà, mỗi ngày đều vào thăm vợ hai lượt, điều này kéo dài một năm rưỡi.

Người chồng thay vì đặt ống thông cho vợ, ép buộc vợ ăn, ông nhẫn nại chăm sóc vợ với mỗi ngày hai gói thạch, mỗi gói 300 calo. Mặc dù tổng lượng calo bà nạp vào người chỉ 600 calo/ngày, mà theo bác sĩ là “không đủ để duy trì sự sống”, chồng bà không muốn làm vợ khổ bằng cách đặt ống.

Ông nói thời trẻ vợ đã chăm sóc ông rất tốt, giờ là lúc ông đền đáp lại, và “hãy để cô ấy ăn những gì có thể”. Thời gian ngủ của bà cụ mỗi ngày một dài, và cuối cùng, một ngày, bà ra đi trong yên lặng. Không ép ăn, không đặt nội khí quản, chỉ đồng hành bên người vợ trong suốt hành trình chăm sóc, đó là lựa chọn của người chồng.

Thùy Linh

Theo Asahi, Cmoney/VNE

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *