Ngày 25/10, hội nghị khoa học toàn quốc về quản lý các bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở ở các nước Đông Nam Á, do Tổng hội y học Việt Nam tổ chức, đã diễn ra tại Hà Nội.
Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ VII năm 2019 về quản lý các bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở ở các nước Đông Nam Á. Ảnh: Minh Thúy
Phát biểu khai mạc hội nghị, PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên – Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Chủ tịch Hội y học các nước Đông Nam Á – cho biết: “Bệnh không lây nhiễm đang trở thành nhóm bệnh có số lượng t.ử v.ong cao nhất trên thế giới với khoảng 40 triệu người t.ử v.ong hàng năm (chiếm 70-75% số ca t.ử v.ong trên toàn cầu). Tại Việt Nam, cứ 10 người t.ử v.ong thì có 7 người mắc bệnh không lây nhiễm, chủ yếu là các bệnh như: tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên – Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Chủ tịch Hội y học các nước Đông Nam Á
Ước tính trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 12,5 triệu người bị tăng huyết áp, 3,5 triệu người mắc đái tháo đường, 2 triệu người mắc bệnh tim, phổi mạn tính và 126.000 ca mắc mới ung thư, rối loạn tâm thần – thường gặp ở người cao t.uổi, trầm cảm, sa sút trí tuệ. Hằng năm, các bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân của 73% trường hợp t.ử v.ong, trong đó 40% ca t.ử v.ong trước 70 t.uổi.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do người dân chưa có ý thức phòng bệnh, 45% nam giới hút t.huốc l.á, 77% dân số uống rượu, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, số người thừa cân, béo phì tăng.
Bên cạnh đó, người dân vẫn còn sử dụng muối cao gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 9,4 gram/ngày).
Ngoài ra, tỷ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, ung thư, tâm thần được phát hiện sớm và quản lý điều trị còn thấp, chỉ dưới 50%.
Trước thực trạng đó, để khống chế, đẩy lùi bệnh không lây nhiễm, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2015-2025″ – PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên nói.
Theo PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn – Thứ trưởng Bộ Y tế: Toàn cầu hóa, đô thị hóa, sự thay đổi môi trường là những tác nhân làm gia tăng lối sống không lành mạnh: hút t.huốc l.á, uống rượu bia, ít vận động thể lực, ăn uống không hợp lý.
Theo WHO, 80% bệnh tim mạch giai đoạn đầu, đột quỵ và đái tháo đường type 2 , trên 40% ung thư có thể phòng ngừa được nếu có chế độ ăn uống hợp lý, hoạt động thể lực đều đặn, không hút t.huốc l.á.
PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn – Thứ trưởng Bộ Y tế
Ước tính trong năm 2016, tại Việt Nam có 548.000 ca t.ử v.ong, trong đó t.ử v.ong do bệnh không lây nhiễm chiếm 77%. Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan Việt Nam đang trong tiến trình thực hiện tốt kế hoạch toàn cầu về bệnh không lây nhiễm, đạt được 9 trong 19 chỉ số đ.ánh giá tiến độ và năng lực đáp ứng quốc gia về phòng, chống bệnh không lây nhiễm.” – PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn nói.
Chia sẻ về vấn đề quản lý các bệnh không lây nhiễm tại các trạm y tế xã, ThS. Nguyễn Trọng Khoa – Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế – cho biết: Ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và hen phế quản vẫn chưa được quản lý có hiệu quả ở các trạm y tế xã. Thực tế cho thấy, các loại thuốc biệt dược, có hiệu quả cao trong điều trị các bệnh không lây nhiễm tại các trạm y tế vẫn còn thiếu. Không chỉ vậy, vấn đề can thiệp yếu tố nguy cơ, tư vấn, theo dõi, giám sát bệnh không lây nhiễm vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Phần lớn các bệnh nhân đến khám và phát hiện mắc các bệnh không lây nhiễm khi bệnh đã ở giai đoạn muộn gây khó khăn trong quá trình điều trị.
ThS. BS. Nguyễn Trọng Khoa – Phó cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế
Thời gian tới, ngành y tế sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động trọng tâm nâng cao năng lực chuyên môn, giảm yếu tố nguy cơ, thực hiện hướng dẫn chuyên môn, khám và phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm, đồng thời, tiếp tục cập nhật, ban hành các hướng dẫn chuyên môn.
“Đặc biệt, cần đảo ngược tháp cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đối với các bệnh không lây nhiễm. Y tế cơ sở phải là đơn vị chính trong quản lý các bệnh không lây nhiễm.
Cần có chính sách khuyến khích cơ sở tuyến trên tập trung chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới. Từ đó, định hướng về chính sách, tài chính và tính giá dịch vụ y tế dự phòng.” – ThS. BS. Nguyễn Trọng Khoa nói.
Toàn cảnh hội nghị
Theo báo cáo của Hội Y học Indonesia, hầu hết người dân có xu hướng ăn thực phẩm không lành mạnh, thiếu hoạt động thể lực,… dẫn đến tình trạng gia tăng mắc các bệnh không lây nhiễm. Có tới 24,5% dân số sử dụng thức ăn có lụong muối cao, hơn 80% người bị ảnh hưởng bởi khói t.huốc l.á.
Do đó, để phòng, chống các bệnh không lây nhiễm cần tập trung phát triển y tế cộng đồng để nâng cao nhận thức cho người dân, tăng cường sàng lọc sớm các bệnh không lây nhiễm.
Đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị
Với chủ đề “Quản lý các bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở ở các nước Đông Nam Á”, hội nghị năm nay có 18 báo cáo khoa học vủa 6 chuyên ngành gồm các chuyên ngành về tim mạch, nội tiết đái tháo đường, hô hấp, ung thư, tâm thần, nhi khoa. Trong đó, có 4 báo cáo của 4 hội y học các nước Đông Nam Á gồm: Thái Lan, Singapore, Myanmar, Indonesia chia sẻ kinh nghiệm quản lý các bệnh không lây nhiễm.
Theo viettimes
Quét nhà, lau sàn, rán thức ăn đều gây ô nhiễm, nguy hại đến sức khỏe
Nhiều người thường nghĩ ô nhiễm xảy ra khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài mà không biết rằng ô nhiễm trong nhà cũng gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe.
WHO khuyến cáo rằng ô nhiễm không khí trong nhà được đ.ánh giá là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng vì có tới 80% hoạt động của con người diễn ra trong nhà.
Theo nghiên cứu về sự phơi nhiễm của con người đối với các chất ô nhiễm trong không khí của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ EPA (Environmental Protection Agency), nồng độ các chất ô nhiễm trong nhà có thể cao hơn 2 – 5 lần, đôi khi 100 lần so với nồng độ ngoài trời.
Theo thống kê năm 2012 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có 4,3 triệu người t.hiệt m.ạng sớm do ô nhiễm không khí trong nhà gây ra bởi việc sử dụng không hiệu quả các nhiên liệu rắn trong khi nấu ăn. Trong đó, khoảng 12% số người t.ử v.ong do viêm phổi, 34% do đột quỵ, 26% do thiếu m.áu cục bộ cơ tim, 22% do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và 6% c.hết vì ung thư phổi. Có đến 2,7% gánh nặng bệnh tật toàn cầu xuất phát từ ô nhiễm không khí trong nhà.
Các tác nhân gây ô nhiễm trong nhà. (Ảnh: HN)
Các chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phát sinh từ nhiều nguồn và thường được chia làm 3 loại chính:
Thứ nhất là các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, bắt nguồn chủ yếu từ các dung môi và các chất hóa học như nước hoa, mĩ phẩm, keo xịt tóc, nước đ.ánh bóng đồ dùng trong nhà, chất làm thoáng mát không khí, thuốc diệt côn trùng, chất bảo quản gỗ và nhiều sản phẩm sử dụng trong nhà.
Thứ 2 là các chất ô nhiễm sinh học như bào tử, vi khuẩn từ các cây, các con bọ, khí formandehyt từ những tấm thảm, bàn ăn và phao bọt hay lông của các con vật nuôi.
Thứ 3 là chất thải từ sinh hoạt hằng ngày như khí ga, mùi thức ăn thoát ra khi nấu nướng hoặc nấm, kí sinh trùng và một số vi khuẩn từ bồn cầu vệ sinh, đồ ăn thừa.
Do đó, các hành vi tưởng như vô hại như lau chùi sàn nhà bằng nước lau sàn, hút bụi, rán nấu thức ăn vô tình lại tạo ra nơi trú ngụ cho các mầm bệnh.
Ngoài ra còn có các mối nguy hiểm tiềm ẩn tới từ nguyên tố phóng xạ Radion, khí phát ra tự nhiên từ đất trong các ngôi nhà hiện đại ít sự thông thoáng. Khí này sẽ dần tích tụ trong ngôi nhà của bạn, gây nguy hại cho người ở. Bên cạnh đó là chất Amiăng có trong hợp chất của mái tôn hoặc mái pro ximăng, gây ra bệnh ung thư do các hạt này rất nhỏ, có thể lọt vào cơ quan nội tạng của người chỉ qua trao đổi khí bình thường.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), cứ mỗi 6 phòng trong nhà (tương đương 457m2) thì có khoảng 18 kg bụi được sinh ra mỗi năm và trong bụi tồn tại vô số loại vi khuẩn độc hại. Tổ chức này cho biết, người dành thời gian ở nhà nhiều (từ 65% đến 90% thời gian) như trẻ nhỏ, người già, người bệnh… có nguy cơ bị nhiễm bệnh do ô nhiễm không khí trong nhà rất cao.
Theo dự án Healthy Lungs For Life, chất lượng không khí trong nhà kém liên quan đến các bệnh phổi – như hen suyễn và dị ứng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (BPTNMT) và ung thư phổi – và ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể.
Tuy nhiên, do suy nghĩ cố hữu rằng ô nhiễm phải xuất phát từ môi trường bên ngoài, khi ra ngoài đường, nhiều người ít quan tâm đến mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe do ô nhiễm không khí trong nhà gây ra và thường cho rằng không khí trong nhà “trong lành hơn ngoài trời”.
Các nước thường đặt ra các ngưỡng ô nhiễm với môi trường bên ngoài, nhưng hiếm quốc gia nào thiết lập các giới hạn để quy định nồng độ bụi trong nhà như thế nào sẽ gây ô nhiễm môi trường trong nhà. Bên cạnh đó.
Tuy nhiên, một số quốc gia nhận thức rõ ràng về mức độ nguy hại của ô nhiễm không khí trong nhà và đưa ra các khuyến cáo để giảm thiểu tối đa tác động của chúng.
Theo các chuyên gia, để hạn chế ô nhiễm trong nhà nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa như hút bụi, giặt rèm cửa, giặt thú nhồi bông. Hạn chế dùng thảm, tận dụng khí trời để lưu thông các chất ô nhiễm trong nhà (tuy nhiên, không nên mở cửa sổ nếu quanh nhà có nguồn khí thải ô nhiễm). Không hút thuốc, không vận hành xe ôtô hoặc động cơ chạy bằng nhiên liệu ở garage trong nhà. Nếu đun nấu bằng than, củi, dầu lửa, nhà bếp cần có ống khói. Với những đồ nội thất mới hoặc các căn phòng mới sửa chữa, sơn phết lại thường có mùi dung môi phát thải vào không khí, đây là các chất độc hại nên cần mở cửa phòng để bay bớt mùi dung môi và trồng thêm cây xanh để điều hòa không khí.
Healthy Lungs For Life bổ sung thêm một số biện pháp khác như cài đặt báo động cho khói và khí carbon monoxide, sử dụng vật liệu xây dựng và đồ nội thất với mức phát thải thấp, xin tư vấn các chuyên gia nếu sống trong một khu vực radon cao (trong trường hợp xây nhà trên đá granit), chỉ đốt cháy gỗ khô và không tẩm hóa chất, không đốt rác hoặc bao bì vì nó có thể dẫn đến sự hình thành các chất độc hại.
Theo VTC