40% phụ nữ ở độ t.uổi hơn 40 bị ảnh hưởng bởi bệnh lý này

Xuất hiện ở phụ nữ sau mãn kinh, mang thai và sinh con nhiều lần, béo phì, làm việc nặng, táo bón mạn tính, bệnh lý hô hấp mạn tính và từng phẫu thuật vùng chậu, bệnh lý sa tạng chậu làm ảnh hưởng nặng nề sức khỏe tới 40% phụ nữ ở độ t.uổi khoảng 40 trở lên.

PGS, TS Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Đại trực tràng – Tầng sinh môn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, sa tạng chậu là tình trạng sa xuống của một hay nhiều cơ quan vùng chậu khỏi vị trí giải phẫu bình thường qua â.m đ.ạo hoặc h.ậu m.ôn như sa bàng quang, tử cung, â.m đ.ạo, trực tràng, ruột và các mô liên kết do sự tổn thương và suy yếu các cấu trúc cân cơ và dây chằng nâng đỡ sàn chậu, gây ra các triệu chứng rối loạn tiểu, đại tiện.

Khi mắc bệnh sa tạng chậu, người bệnh sẽ gặp phải nhiều triệu chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý người bệnh: Xuất hiện khối phồng thò ra khỏi â.m đ.ạo; Đau lưng dưới hoặc tức nặng vùng chậu; Ra huyết â.m đ.ạo bất thường, đặc biệt là ra huyết sau mãn kinh; Són tiểu, tiểu khó, tiểu lắt nhắt, hay bị n.hiễm t.rùng niệu tái phát; Đại tiện khó, đại tiện tắc nghẽn. Đặc biệt, vì mang “bệnh khó nói” nên nhiều phụ nữ mắc bệnh cảm thấy mặc cảm, tự ti, chịu đựng tình trạng bệnh tật kéo dài dẫn tới việc đ.ánh mất cơ hội được điều trị hiệu quả.

“Để điều trị bệnh sa tạng chậu, chị em phụ nữ cần chú ý đến chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều chất xơ, rau quả ngăn ngừa táo bón; duy trì cân nặng ở mức hợp lý, không để cơ thể béo phì. Các chị em cần thực hành bài tập Kegel nhằm tăng cường sức co cơ sàn chậu và luyện cơ sàn chậu theo bài tập hướng dẫn. Ngoài ra, chị em có thể tập luyên cơ sàn chậu với máy siêu âm, máy hướng dẫn tập hoặc kích thích điện cơ để nhận biết nhóm cơ cần tập, tập luyện vật lý trị liệu ruột, bàng quang để giúp kiểm soát tiêu tiểu. Điều trị thuốc khi có viêm nhiễm hoặc thiểu dưỡng â.m đ.ạo”, BS Hùng chia sẻ .

Cũng theo BS Hùng, việc sử dụng vòng nâng điều trị sa tạng chậu cũng là một phương pháp hiệu quả. Khi các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại kết quả, chị em cần đến cơ sở chuyên khoa để được các bác sĩ có chuyên môn chỉ định can thiệp phẫu thuật phù hợp.

Tại Trung tâm phẫu thuật đại trực tràng và tầng sinh môn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, các bác sĩ điều trị phẫu thuật sa tạng chậu bằng các phương pháp tiên tiến, mang lại hiệu quả điều trị cao: Phẫu thuật phục hồi thành trước và sau â.m đ.ạo, phẫu thuật TOT điều trị són tiểu gắng sức, nội soi cố định sàn chậu, phẫu thuật điều trị túi sa trực tràng, sa bàng quang, phẫu thuật khâu treo tạng sa vào ụ nhô trên mảnh ghép polypropylene.

TRẦN NGUYÊN

Theo Nhân dân

Trời hanh khô trẻ dễ viêm đường hô hấp, không tự ý dùng kháng sinh

Bệnh lý hô hấp là bệnh rất phổ biến, nhất là ở nước ta hiện nay do đặc điểm khí hậu, ô nhiễm môi trường…

Ảnh minh họa

Hỏi: Thời tiết này, nhiều trẻ quanh khu vực nhà tôi mắc viêm họng, viêm phế quản. Tôi thấy các cha mẹ tự mua kháng sinh về cho con uống liệu có chữa được bệnh? Mong bác sĩ tư vấn.

Hoàng Hoa (Hoàng Mai, Hà Nội)

Trả lời:

Bệnh lý hô hấp là bệnh rất phổ biến, nhất là ở nước ta hiện nay do đặc điểm khí hậu, ô nhiễm môi trường… Ở Việt Nam, trẻ thường bị từ 4-6 lần bệnh lý hô hấp/năm như viêm tai, mũi, họng. Họng là vùng cửa ngõ tiếp xúc trực tiếp với virus, vi khuẩn, trong khi trẻ non nớt do sức đề kháng yếu lại bị tác nhân tấn công liên tục nên dễ nhiễm bệnh. Bụi mịn, không khí đậm đặc, thời tiết hanh khô… nên nguy cơ trẻ mắc bệnh cao. Biểu hiện sớm là viêm long đường hô hấp trên: hắt hơi, sổ mũi, ho, chảy mũi trong, hơi đau đầu, quấy khóc, khó chịu, bỏ ăn… Lúc đầu ho khan, ho đờm, tiến triển dần. Đây là dấu hiệu khởi điểm hay gặp.

Viêm phế quản là bệnh đường hô hấp dưới, do bệnh đường hô hấp trên tiến triển nặng hơn, biểu hiện là ho nhiều khò khè, khó thở…

Tuy nhiên, cần phân biệt nguyên nhân gây bệnh khác nhau để có cách xử trí khác nhau, nếu do virus, bệnh có thể tự khỏi sau 2-3 ngày và 80% bệnh do virus gây nên; chỉ 20% do vi khuẩn, mới cần dùng đến kháng sinh điều trị. Việc điều trị là do bác sĩ quyết định, cha mẹ không tự ý mua kháng sinh về cho trẻ dùng.Nếu trẻ chỉ ho, cảm lạnh chỉ cần dùng đông y, thảo dược để dịu họng, mát họng, không có tác dụng phụ, cho trẻ ăn đồ lỏng, nhiều nước giúp hấp thu tốt làm lỏng đờm, vỗ long đờm… Còn khi trẻ sốt cao liên tục, khám có nhiễm khuẩn, họng có mủ, bỏ ăn, li bì khó đ.ánh thức… cần cho trẻ nhập viện để bác sĩ thăm khám, chỉ định điều trị kháng sinh.

PGS. TS. Nguyễn Thị Diệu Thúy, Trưởng bộ môn Nhi, ĐH Y Hà Nội

Theo baogiaothong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *