45 ngày “cân não” cứu sản phụ mắc Covid-19 chạy ECMO đầu tiên ở Đồng Nai

Sản phụ ở Đồng Nai mắc Covid-19 diễn tiến suy hô hấp nặng, có lúc tưởng chừng không qua khỏi, đã được cứu sống ngoạn mục nhờ kỹ thuật tim phổi nhân tạo ( ECMO).

Chiều 22/9, đại diện Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 – Bệnh viện Phổi Trung ương tại Đồng Nai, cho biết các y bác sĩ tại đây vừa cứu sống một trường hợp sản phụ nhiễm Covid-19 rất nặng. Sản phụ tên N.T.V (19 t.uổi) nhiễm Covid-19 khi đang mang thai ở tuần thứ 31.

Khi được chuyển đến trung tâm, người bệnh trong tình trạng suy hô hấp nặng, viêm phổi do nhiễm SARS-CoV-2, chỉ số Spo2 dưới 90%. Tính mạng của 2 mẹ con đều bị đe dọa nghiêm trọng, có lúc tưởng chừng như không thể qua khỏi.

Sau khi hội chẩn nhiều chuyên khoa, một phòng mổ tạm thời lập tức được thành lập, đặt luôn trong khu điều trị của Trung tâm với sự tham gia của kíp mổ, gây mê, hồi sức nhi, hồi sức tích cực… để sẵn sàng xử trí khi có diễn biến xấu.

Sản phụ nhiễm Covid-19 khi còn điều trị tích cực. (Ảnh: BYT)

Thai phụ F0 đáp ứng không tốt với thở oxy mask nên được chuyển sang thở oxy dòng cao (HFNC).

Tuy nhiên, sau 7 ngày được theo dõi và điều trị tích cực, tình trạng suy hô hấp của thai phụ vẫn diễn biến nặng, đáp ứng kém với máy thở HFNC và được tiếp tục chỉ định đặt ống nội khí quản, thở máy.

Cuối cùng, các bác sĩ quyết định mổ bắt con để cứu sống mẹ. Cuộc phẫu thuật diễn ra dưới sự phối hợp của nhiều chuyên khoa, mục tiêu là đảm bảo an toàn cho em bé (nặng 1,7kg) và duy trì các chỉ số sinh tồn của người mẹ.

Việc theo dõi người mẹ sau mổ gặp rất nhiều khó khăn với các diễn biến xấu.

Sau hội chẩn, các y bác sỹ Bệnh viện Phổi Trung ương đã quyết định thực hiện kỹ thuật đặt máy chạy tim phổi nhân tạo ECMO, kết hợp lọc m.áu cho người mẹ. Đây cũng là trường hợp bệnh nhân Covid-19 đầu tiên tại Đồng Nai được chạy ECMO.

ThS.BS Vũ Văn Thành, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết, trong suốt quá trình điều trị sau mổ, các y bác sĩ luôn phải theo dõi sát sao, điều chỉnh đông m.áu hàng giờ để tránh xảy ra nguy cơ c.hảy m.áu và đông m.áu cùng lúc.

3 ngày đầu sau đặt máy ECMO, tình trạng người bệnh được kiểm soát, các thông số đều khá ổn định.

Tuy nhiên tới ngày thứ 5, ống thông của người bệnh xuất hiện dịch m.áu, buộc ekip điều trị phải theo dõi sát sao tình trạng mất m.áu, kiểm soát đông m.áu. Cuối cùng, tình trạng c.hảy m.áu đã được kiểm soát.

Đến ngày thứ 8, khi các chỉ số đang được kiểm soát tốt thì khó khăn mới ập đến. Sản phụ có dấu hiệu tràn khí màng phổi bên phải.

2 ngày đặt ống dẫn lưu khí khoang màng phổi, phổi người bệnh đã nở tốt và rút được ống dẫn lưu.

17 ngày điều trị, sản phụ đã chuyển biến tích cực, tình trạng viêm nhiễm giảm, rối loạn đông m.áu và viêm phổi được cải thiện.

Tiếp sau đó, nhóm điều trị đã cai được máy ECMO cho người bệnh, rút ống nội khí quản và chuyển thở HFNC, thở oxy gọng kết hợp tập phục hồi chức năng hô hấp.

Hiện tại sau 45 ngày điều trị, sản phụ có thể tự thở khí trời, đi lại nhẹ nhàng, tự sinh hoạt cá nhân và đủ điều kiện ra viện, chăm sóc phục hồi tại nhà.

Đồng Nai: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao

Mặc dù chưa phải cao điểm của dịch sốt xuất huyết, tuy nhiên, Đồng Nai đã ghi nhận số ca mắc cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Hình minh họa. Ảnh: CDC Đồng Nai

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 2.000 ca mắc sốt xuất huyết, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2020. Những địa phương có số ca mắc cao là TP. Biên Hòa 883 ca, huyện Trảng Bom 232 ca và 282 ca ở huyện Nhơn Trạch.

Để chủ động phòng, chống sốt xuất huyết và hạn chế các ca mắc, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai đã triển khai nhiều biện pháp tích cực. Cụ thể, từ ngày 10-22/5 phối hợp với các địa phương tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng phòng, chống sốt xuất huyết vòng 1 tại 20 xã, phường, thị trấn thuộc 11 huyện, thành phố. Tổ chức phun hóa chất diện rộng, xử lý các ổ dịch, đẩy mạnh công tác truyền thông đến tận hộ dân…

BS.CKI Phan Văn Phúc, Trưởng Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai cho biết: Mặc dù chưa phải cao điểm của dịch, tuy nhiên trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận số ca mắc cao hơn cùng kỳ năm ngoái, điều này cảnh báo một đợt bùng dịch sắp tới.

Để phòng, chống bệnh sốt xuất huyết hiệu quả, ngoài việc vào cuộc của các ban ngành đoàn thể thì ý thức phòng bệnh của người dân là quan trọng nhất.

Người dân cần dọn dẹp trong nhà và xung quanh nhà sạch sẽ, không để các vật dụng chứa nước để lăng quăng phát triển gây bệnh và chủ động thực hiện các biện pháp mà ngành Y tế khuyến cáo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *