5 ảnh hưởng của vi nhựa trong thực phẩm tới sức khỏe con người

Đồ nhựa và cụ thể là vi nhựa đang là mối nguy hại cho môi trường cũng như sức khỏe con người, dù vậy không nhiều người biết được 5 ảnh hưởng nghiêm trọng sau đây của chúng.

Thế giới sử dụng và xử lý hàng triệu tấn nhựa mỗi ngày. Người Mỹ vứt đi khoảng 0,2 kg nhựa mỗi ngày và tất cả các loại nhựa này có thể vỡ thành các mảnh có đường kính dưới 0,5 cm.

Các hạt vi nhựa cũng như những thứ được sử dụng trong các vật phẩm chăm sóc cá nhân sẽ trôi ra vùng biển. Một con số khổng lồ 8,8 triệu tấn nhựa xâm nhập vào các đại dương mỗi năm và hiện có khoảng 276 tấn nhựa trôi nổi trên các đại dương.

Cá, trai, hàu và các sinh vật biển (cũng như nước ngọt) khác sẽ ăn phải những vi nhựa này. Điều gì xảy ra khi chúng ta ăn tất cả các vi chất này trong quá trình tiêu thụ những loại thủy hải sản? Nhiều người sẽ không tin rằng những tác động của việc ăn phải vi nhựa có thể khiến bản thân không bao giờ muốn chạm vào một vật phẩm nhựa nào nữa.

Phthalate và sinh sản

Nhựa được làm bằng phthalate, một hóa chất làm cho nhựa có tính dẻo. Một số phthalate bao gồm DBP, BBP, DEHP, DINP, DnOP và DIDP. 3 loại đã bị cấm trong đồ chơi trẻ sơ sinh và 3 loại còn lại cũng bị cấm tạm thời. Tuy nhiên, chúng không bị cấm sử dụng cho mục đích khác.

2 chất có liên quan đến tổn hại sinh sản ở chuột đực, 1 loại khác có liên quan đến lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ và gây ra các vấn đề phát triển sinh sản ở chuột. Vấn đề cũng được nhìn thấy ở t.rẻ e.m trải qua t.uổi dậy thì. Các nghiên cứu cho thấy rằng tiếp xúc với các loại chất này là khá phổ biến.

Các loài thủy hải sản có thể ăn phải vi nhựa khi chúng trôi nổi trong nguồn nước, sau đó trong quá trình ăn uống, con người sử dụng sinh vật dưới nước, từ đó cũng dễ tiếp xúc với vi nhựa. (Ảnh minh họa)

Phthalate và ung thư

Hầu hết các phthalate này có liên quan đến ung thư trong các xét nghiệm ở phòng thí nghiệm. Chúng được biết là làm cho các tế bào ung thư vú phát triển trong ống nghiệm và gây ra khối u ở chuột. Trong khi mối liên hệ trực tiếp đến ung thư chưa được biết đến ở người, có rất nhiều bằng chứng cho thấy phthalate là nguy hiểm.

Ngay cả khi không bị ung thư khi tiếp xúc, mọi người vẫn có thể bị kích ứng da và mắt. Chúng cũng gây buồn nôn và chóng mặt. Tỷ lệ ung thư tăng có thể một phần do các hạt vi nhựa trong thực phẩm.

Gốc tự do và mất trí nhớ

Vi chất có thể tích tụ trong gan chuột, thận và ruột. Khi chuột được cho ăn vi chất, chúng được hấp thụ qua thành ruột vào dòng m.áu. Từ thời điểm đó, chúng được truyền tới các cơ quan khác. Gan chuột siêu nhỏ tạo ra các gốc tự do cao.

Sự mất cân bằng của các gốc tự do có liên quan đến bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch (động mạch cứng), huyết áp cao, ung thư, bệnh tim, các tình trạng như Parkinson, Alzheimer và gây viêm mãn tính.

Bisphenol A (BPA) và rối loạn sinh lý

Hầu hết mọi người đã nghe nói về BPA (bisphenol A). Đây là một hóa chất thường được sử dụng để làm chai nước và hộp đựng thức ăn và là một trong những hóa chất được nghiên cứu nhiều nhất trong nhựa.

BPA có liên quan tới gây rối loạn sinh sản, bất lực ở nam, bệnh tim, tiểu đường loại 2, tăng cân, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ thai nhi, ung thư vú, tuyến t.iền liệt, và hen suyễn.

Các nhà sản xuất đã tự nguyện ngừng sử dụng BPA trong bao bì và dụng cụ cho trẻ sơ sinh (sau đó FDA cũng đã ban hành lệnh). Tuy nhiên, nó vẫn được tìm thấy trong nhựa.

Vận chuyển các chất độc hại

Nước ngọt và đại dương được biết là có chứa kháng sinh và các chất độc khác. Vi nhựa được biết là hấp thụ vi khuẩn, virus, kim loại nặng và các chất có hại khác.

Cá sau đó ăn những vi chất này hoặc nghĩ rằng chúng là sinh vật phù du, khi chúng di chuyển lên chuỗi thức ăn. Vì con người nhìn chung là đứng đầu chuỗi thức ăn, tất cả các loại nhựa này và sự độc hại của chúng có thể tích tụ trong cơ thể mọi người.

Vi nhựa ẩn chứa rất nhiều rủi ro sức khỏe nghiêm trọng. Từ sinh sản đến phát triển thể chất và nhận thức, cho tới các bệnh nguy hiểm khác, sự phụ thuộc vào nhựa của con người gây ra các vấn đề sức khỏe rất lớn. Và đừng nghĩ rằng có thể tránh được vi nhựa bằng cách tránh tiêu thụ các sinh vật sống dưới nước.

Hạt vi nhựa được tìm thấy cả trong không khí và hít vào phổi, được hấp thụ bởi thức ăn trong các thùng chứa, được đưa qua chuỗi thức ăn để tới mọi nguồn thức ăn động vật và hấp thụ vào thực vật. Khoa học chỉ có dữ liệu cụ thể về BPA, nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng vẫn còn nhiều hóa chất nguy hiểm trong nhựa.

Hương Giang

Theo Organic Welcome/vietQ

Cách phân biệt các loại đồ nhựa tốt và xấu

Nhựa nhìn chung chứa nhiều chất độc hại đối với con người. Một số hợp chất này có thể ngấm vào thực phẩm theo thời gian, đặc biệt là ở nhiệt độ cao.

ShutterStock

Để tránh vấn đề này, hãy sử dụng các sản phẩm được làm từ nhựa an toàn.

Các loại nhựa được phân loại và ký hiệu như sau: PETE “1”, HDPE “2”, PVC “3”, LDPE “4”, PP: “5”, PS “6” và PC “7”.

Các ký hiệu trên thường được ghi dưới đáy các hộp nhựa, chai nhựa, nắp nhựa…

Các loại nhựa có thể chứa những chất hóa học có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe ở các mức độ khác nhau, theo Natural News.

Bisphenol A (BPA) là hóa chất độc hại gây rối loạn nội tiết tố, thường có trong nhựa, đặc biệt ở nhiệt độ cao, sẽ tan vào thức ăn. Có thể gây ra các bệnh rất nguy hiểm như ung thư, suy chức năng tuyến giáp, tác hại lên hệ thần kinh, viêm phế quản, hen suyễn…

Mọi người cần biết loại nhựa nào có thể dùng để đựng thực phẩm hoặc cho vào lò vi sóng mà không gây độc hại, loại nhựa nào tuyệt đối không nên tái sử dụng để đựng thức ăn.

1. Nhựa PETE – ký hiệu số 1

Hãy nói “không” với nhựa PETE.

Nhựa số 1 thường dùng để đựng các thực phẩm dạng lỏng như: các loại chai nước ngọt, nước khoáng, các loại nước chấm, nước trái cây…

Nhựa số 1 chỉ nên sử dụng 1 lần duy nhất, không nên tái sử dụng nhiều lần vì có chứa BPA, có khả năng tan vào thức ăn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt khi gặp nhiệt độ cao như trong xe hơi, để gần bếp gas, ngoài nắng. Không nên dùng đựng thực phẩm lâu dài, theo Natural News.

Lưu ý là không nên tái sử dụng loại nhựa này.

2. Nhựa HDPE – ký hiệu số 2

Đây là loại nhựa tốt nhất trong tất cả các loại nhựa. Các chuyên gia khuyên nên chọn nhựa số 2 để đựng thực phẩm lâu dài.

Loại nhựa này có độ bền nhiệt cao và trơ về mặt hóa học, không thải ra chất độc vào thực phẩm.

Nhựa số 2 được dùng để chế tạo các vật dụng như: chai nhựa, bình đựng sữa, đựng dầu ăn, các loại bình nhựa cứng, đồ chơi và túi nhựa.

Có thể phân biệt loại nhựa này bằng màu sắc, nhựa này thường có màu xanh lam khác biệt.

Để an toàn, hãy kiểm tra kỹ ký hiệu in trên đồ nhựa và đảm bảo đó là số 2 – hoàn toàn không chứa BPA. Hãy nhớ số 2, theo Natural News.

3. Nhựa PVC – ký hiệu số 3

Nhựa PVC là loại nhựa rất nguy hiểm vì chứa nhiều chất độc hại như phtalates và BPA, có thể tan vào thực phẩm dưới tác dụng của nhiệt độ.

Vì vậy, tuyêt đối không bọc thực phẩm khi còn nóng. Tuyệt đối không dùng màng bọc thực phẩm rồi cho vào lò vi sóng để hâm nóng. Đây là thói quen vô cùng nguy hại cho sức khỏe.

Không tái sử dụng nhựa số 3 để đựng thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm nóng.

Nhựa số 3 gồm các loại màng bọc bao bì, màng bọc thực phẩm, màng nhựa kiếng trong suốt, bình đựng dầu ăn, đựng nước, thực phẩm dạng lỏng, theo Natural News.

4. Nhựa LDPE – ký hiệu số 4

Được sử dụng trong các sản phẩm dùng một lần như túi nhựa hoặc găng tay nylon, túi nylon, túi đựng và hộp bánh.

Nhựa số 4 dù trơ về mặt hóa học nhưng chịu nhiệt kém, vì vậy không nên dùng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao.

5. Nhựa PP – ký hiệu số 5

PP là loại nhựa được các chuyên gia khuyên sử dụng, vì độ bền nhiệt cao và trơ về mặt hóa học, an toàn cho sức khỏe.

Nhựa số 5 có tính bền nhiệt cao nhất, chịu được từ 130 – 170 độ nên được dùng làm hộp đựng thực phẩm, có thể dùng trong lò vi sóng, theo Natural News.

Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng trong lò vi sóng từ 2 – 3 phút, không nên để quá lâu.

Nhựa PP thường hơi trong suốt. Loại nhựa này có thể tái sử dụng. Có thể chứa nước trong thời gian dài mà không độc hại. Hãy chọn số 5.

6. Nhựa PS: Nhựa tái sinh số 6

Nhựa PS là loại nhựa rẻ và nhẹ. Thường dùng làm hôp xốp đựng thức ăn hoặc dĩa, ly, muỗng dùng 1 lần.

Loại nhựa này ở nhiệt độ cao và gặp chất chua có thể giải phóng chất độc hại. Vì vậy, loại nhựa này không được phép dùng để đựng thực phẩm lâu dài.

7. Nhựa PC – Nhựa số 7 (hoặc không ký hiệu)

Đây là loại nhựa cực kỳ độc hại vì có chứa BPA, thường dùng để sản xuất thùng nhựa đựng hóa chất hoặc hộp đựng thức ăn như hộp sữa chua, hộp mì ăn liền, hộp đựng bơ…

Số 7 là ký hiệu các loại nhựa không an toàn cho sức khỏe, độc hại. Đặc biệt khi đựng đồ nóng nó có khả năng nhiễm độc vào thức ăn, rất nguy hiểm, theo Natural News.

Theo Thanh niên

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *