Thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp ở trẻ phát triển.
Thời tiết lạnh, trẻ thường dễ bị cúm vì sức đề kháng yếu. Ảnh minh họa: Shutterstock.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Dương Văn Linh, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, thói quen ăn, ngủ của trẻ có thể bị thay đổi khi đi học và ở nhà vào mùa lạnh. Điều này khiến hệ thống miễn dịch dễ bị tổn thương hơn và kém hiệu quả trong việc chống lại n.hiễm t.rùng.
Viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản rất hay gặp ở t.rẻ e.m, nhất là trẻ dưới một t.uổi. Những trẻ đang mắc một bệnh nhiễm khuẩn khác như cúm, sởi… cũng có nguy cơ bị viêm phế quản.
Triệu chứng thường gặp nhất là ho, chảy nước mũi trong, sốt cao, sau đó ho ngày càng nhiều, thở khó, thở rít. Trường hợp bệnh nặng, cơ thể trẻ tím tái, lồng ngực rút lõm, cơn thở bị co kéo khó khăn. Trường hợp rất nặng và không được điều trị kịp thời, trẻ có thể bị ngừng thở.
Thông thường, bệnh sẽ kéo dài và khỏi trong 1-2 tuần nếu được chăm sóc tốt, nếu không, bệnh sẽ kéo dài trong nhiều tuần liền.
Để phòng bệnh hiệu quả, cha mẹ cần giữ ấm trẻ, luôn giữ ấm vùng ngực, chân tay; tã lót ướt cần được thay ngay. Trẻ bị viêm họng hay viêm mũi, viêm amidan, cần được điều trị kịp thời.
Khi thấy trẻ có dấu hiệu khó thở, bú kém, tím tái… nên đưa con đến bệnh viện sớm.
Cúm
Đây là bệnh truyền nhiễm phổ biến do virus gây n.hiễm t.rùng đường hô hấp, rất dễ lây lan. Sự khởi phát của cúm thường đột ngột và có các triệu chứng đi kèm như: sốt cao, ho, chảy mũi, ngạt mũi, đau nhức cơ, mệt mỏi, viêm kết mạc mắt nhẹ (đỏ mắt, ngứa). Bên cạnh đó, người mắc bệnh có thể kèm theo nôn ói, tiêu chảy.
Bác sĩ chuyên khoa II Dương Văn Linh, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, đang thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC.
Cảm lạnh
Bệnh do virus gây ra, trẻ có thể bị sốt nhẹ ngay từ khi mắc bệnh. Mặc dù cảm lạnh có vẻ xảy ra thường xuyên hơn vào những tháng cuối năm, thời tiết lạnh, nhưng chúng có thể xảy ra quanh năm.
Có nhiều loại virus gây ra cảm lạnh, bệnh có thể kéo dài 5-14 ngày. Các triệu chứng của cảm lạnh thường gặp: chảy mũi, tắc mũi, ho, đau họng, sốt.
Viêm họng do vi khuẩn
Bệnh lý n.hiễm t.rùng này do vi khuẩn gây ra, dễ lây lan, thường gặp vào những tháng cuối năm và giao mùa, đặc biệt ở trẻ nhóm từ 5 đến 15 t.uổi. Các triệu chứng bao gồm: đau họng, khó nuốt, sốt, đau bụng, đau đầu.
Viêm họng do vi khuẩn có thể điều trị dễ dàng và nhanh chóng bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, mọi người không nên tự ý mua và dùng thuốc kháng sinh khi không có sự chỉ dẫn của dược sĩ hay bác sĩ kê toa.
Tiêu chảy
Tiêu chảy là một trong những bệnh phổ biến của trẻ trong mùa lạnh. Bệnh do Rotavirus gây ra và thường chỉ kéo dài trong 3-7 ngày. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ ở lứa t.uổi 3-24 tháng.
Khi trẻ bị tiêu chảy, phụ huynh không nên ép con ăn nhiều mà hãy cho trẻ uống nước đầy đủ, dùng những dung dịch như Oresol giúp bù lượng nước mất đi để cơ thể khỏi mất sức. Nếu thấy trẻ sốt cao, phân có m.áu, đàm, hoặc đau bụng nhiều cần đi khám bác sĩ ngay.
Đau rát họng nên dùng thuốc gì?
Đau rát họng là hiện tượng rất thường gặp và là triệu chứng của nhiều tình trạng khác nhau ở đường hô hấp.
Vậy khi bị đau rát họng nên dùng thuốc gì?
1. Nguyên nhân gây đau rát họng
Đau rát họng là tình trạng cổ họng bị đau, có thể kèm rát, ho, khó nuốt, có đờm… và nhiều triệu chứng khác. Đau rát họng do nhiều nguyên nhân, có thể lành tính hoặc ác tính.
– Các nguyên nhân ác tính như ung thư vòm họng, ung thư hạ họng.
– Các nguyên nhân lành tính: Thời tiết nóng lạnh đột ngột, dùng đồ ăn thức uống để lạnh, ở trong phòng có nhiệt độ điều hòa quá thấp, tiếp xúc thường xuyên với môi trường nhiều khói bụi, uống bia rượu, hút t.huốc l.á, ăn đồ cay nóng thường xuyên, viêm họng, viêm amidan…
Đau rát họng thường khiến người bệnh khó nuốt…
2. Các thuốc trị đau trị rát họng thường dùng
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau rát họng mà bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc phù hợp.
Một số thuốc thường dùng để trị đau rát họng:
– Thuốc giảm đau :Có thể dùng paracetamol (hay còn gọi là acetaminophen) để giảm đau rát họng. Đây là thuốc bán không cần đơn. Người bệnh có thể ra nhà thuốc mua nhưng cần dùng đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất (trong hướng dẫn sử dụng đi kèm theo sản phẩm) hoặc theo lời khuyên của dược sĩ. Không được dùng quá liều và thời gian khuyến cáo.
Có thể uống nước ấm để giảm rát họng.
– Thuốc kháng viêm Alpha chymotrypsin: Đây là một thuốc kháng viêm dạng men được sử dụng phổ biến để giảm viêm, giảm phù nề họng, niêm mạc trong viêm đường hô hấp. Tuy nhiên không nên lạm dụng.
– Thuốc kháng sinh : Đau rát họng có thể do vi khuẩn gây ra. Trong trường hợp này cần dùng đến các thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn. Khi nguyên nhân được loại trừ người bệnh sẽ giảm đau. Một số thuốc kháng sinh thường dùng như amoxicillin, cephalexin…
Dùng kháng sinh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý tăng/giảm liều lượng và nên dùng trong cùng một khoảng thời gian mỗi ngày.
– Thuốc súc họng : Nước súc họng là một công cụ hỗ trợ làm sạch khoang miệng, điều trị một số bệnh lý vùng họng, giúp giảm đau rát họng.
Có rất nhiều loại thuốc súc họng. Tùy mục đích điều trị lựa chọn thuốc súc họng phù hợp. Một số loại nước súc họng dùng để điều trị có thêm chất kháng khuẩn, tinh dầu… Để đạt được hiệu quả tốt nhất, nên súc họng sau khi đ.ánh răng và thực hiện 1-3 lần/ngày.
3. Cách giảm đau rát họng tại nhà
Có thể sử dụng các biện pháp trị rát họng không dùng thuốc như sau:
– Súc họng nước muối: Có thể súc họng bằng nước muối sinh lý 2-3 lần/ngày để giúp dịu niêm mạc họng, giảm viêm.
– Uống nhiều nước ấm: Uống nước ấm giúp làm dịu cổ họng đau rát, đồng thời giúp loãng chất nhầy trong cổ họng.
– Tắm nước nóng cũng giúp xoa dịu cổ họng nhờ hơi ấm từ nước nóng bốc lên.
-Tạo độ ẩm không khí: Việc tăng độ ẩm trong không khí giúp làm dịu các mô mũi, họng bị sưng tấy. Có thể dùng máy tạo ẩm phun sương để tăng lượng ẩm trong phòng.
– Có thể uống một số loại nước như: Nước ấm pha với mật ong, mật ong pha với nước cốt chanh, nước gừng ấm, quất hấp phèn… cùng giúp làm dịu cổ họng, giảm đau rát họng.