Tiếp xúc không khí ô nhiễm lâu dài gây viêm da, mụn trứng cá, ung thư da, do đó nên có biện pháp chống nắng, chăm sóc da.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Trần Nguyên Ánh Tú, Phó Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP HCM, cho biết những thành phần có trong không khí ô nhiễm như tia cực tím, hydrocarbon thơm đa vòng, hợp chất hữu cơ bay hơi, các oxid, bụi mịn, ozone và khói t.huốc l.á, tạo ra stress oxy hóa làm tổn thương da.
Tiếp xúc không khí ô nhiễm lâu dài, lặp đi lặp lại gây lão hóa da, các bệnh lý viêm như vảy nến, viêm da cơ địa, mề đay, viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm nang lông, mụn trứng cá và nghiêm trọng hơn là ung thư da. Gần đây nhiều bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP HCM với da phát ban đỏ, mụn mủ khắp mặt.
Bác sĩ Tú khuyến cáo 5 biện pháp bảo vệ da trước tình trạng ô nhiễm môi trường.
Chống nắng khi ra ngoài trời
Tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời không chỉ khiến làn da bị đen sạm, cháy nắng mà còn gây lão hóa, thậm chí ung thư da. Để chống lại tia cực tím, khi ra ngoài trời cần bôi kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên, phổ rộng chống cả tia UVA và UVB. Nếu có tắm biển hoặc hồ bơi thì chọn loại kem có thêm tính chống nước. Bôi lặp lại mỗi 2 giờ nếu tiếp xúc ánh nắng nhiều.
Mang khẩu trang, mặc quần áo dài tay khi đi ra ngoài trời. Khẩu trang chọn loại vải cotton, dày. Nếu trời nắng thì cần chọn vải tối màu (đen, xanh đen, nâu, tím) vì những màu này có khả năng chống tia cực tím tốt hơn màu sáng.
Làm sạch da mặt
Sử dụng nước tẩy trang để loại bỏ kem trang điểm và bụi bẩn trên da mặt mỗi ngày. Rửa mặt bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, có chỉ số pH gần bằng với chỉ số pH sinh lý của da.
Cung cấp độ ẩm cho da
Tiếp xúc nhiều với không khí ô nhiễm da sẽ nhanh lão hóa. Làn da cần được dưỡng ẩm để luôn khỏe mạnh, láng mịn và tươi trẻ dài lâu. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da, dưỡng ẩm chứa chất chống oxy hoá như vitamin C, E… Đây đều là những thành phần cần thiết để bảo vệ da khỏi những tổn thương.
Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
Chăm sóc, bảo vệ da từ bên ngoài là chưa đủ. Để da khỏe, đẹp cần chế độ ăn uống hợp lý và giờ giấc sinh hoạt khoa học. Uống nhiều nước (2-3 lít/ngày), tăng cường bổ sung vitamin cho làn da bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây.
Điều trị kịp thời các tổn thương về da
Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường về da, cần đến khám bác sĩ da liễu sớm để điều trị kịp thời và tránh để lại di chứng.
Lê Phương
Theo VNE
Không khí đã ô nhiễm giờ còn trở lạnh, hãy cẩn thận kẻo mắc viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng diễn biến thường khó lường, nhất là ở thời điểm giao mùa khi thời tiết chuyển lạnh. Bạn có thể phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng bằng cách giữ ấm, uống nhiều nước và vệ sinh mũi thường xuyên
Viêm mũi dị ứng là bệnh khá phổ biến hiện nay, nhất là khi đang có sự biến đổi khí hậu cũng như tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Đặc biệt, bệnh rất hay tái phát. Do đóp, việc phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng cần được thực hiện bằng các thói quen mỗi ngày.
Bên cạnh đó, viêm mũi dị ứng còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Một số trường hợp bệnh viêm mũi dị ứng mạn tính kéo dài có thể gây mất khứu giác, người bệnh không thể ngửi thấy mùi hoặc ngủ ngáy do nghẹt mũi.
Theo các bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng, thời tiết chuyển lạnh cùng với không khí ô nhiễm là nguyên nhân chính gây nên các bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Do đó, việc thực hiện những phương pháp phòng tránh ngay từ sớm là rất cần thiết.
1. Giữ ấm cơ thể
Giữ ấm cơ thể ngoài việc giúp bạn phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng mà còn bảo vệ bạn khỏi nhiều căn bệnh vào mùa lạnh khác như viêm đường hô hấp, viêm họng, đau đầu…
Để phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng vào mùa lạnh, cần phải giữ ấm cơ thể đặc biệt ở những khu vực như cổ, ngực và mũi. Mọi người cũng nên mặc đủ ấm, cổ nên được quàng khăn, tay đi găng, chân đi tất… và không nên tắm nước lạnh. Đối với những người phải làm việc quá khuya, dậy quá sớm, cần lưu ý nhiều hơn vì thời điểm này dễ bị cảm và dễ chuyển thành viêm mũi xoang.
Tránh hít phải luồng không khí lạnh, khô một cách đột ngột để ngăn tổn thương, khô niêm mạc mũi xoang. Để ứng phó với trường hợp này, hãy làm ấm vùng mũi mỗi khi tỉnh dậy vào buổi sáng bằng cách dùng hai bàn tay chụp lại hai bên vùng cánh mũi và miệng. Xoa đều tay đồng thời tập thở ra hít vào, thực hiện động tác trên từ 3 – 5 phút.
2. Bảo vệ mũi khỏi các tác nhân gây dị ứng
Bảo vệ mũi khỏi các tác nhân gây dị ứng cũng là một thói quen giúp bạn phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng. Trong không khí có chứa rất nhiều tác nhân gây kích ứng niêm mạc mũi như bụi, khí thải, vi khuẩn, nấm mốc, khói t.huốc l.á, hóa chất…
Chính vì vậy, tránh và hạn chế sự xâm nhập của các yếu tố này sẽ góp phần phòng tránh viêm mũi dị ứng. Hãy sử dụng khẩu trang hoạt tính khi làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm hoặc khi đi ra ngoài đường, tham gia giao thông.
3. Vệ sinh vùng tai mũi họng
Nếu không vệ sinh sạch sẽ vùng tai, mũi, họng thì sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn ký sinh tồn tại và phát triển. Vì vậy, hãy đ.ánh răng hằng ngày trước và sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn. Súc miệng và xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý. Ngoài việc giúp bạn phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng, việc vệ sinh tai mũi họng hàng ngày cũng giúp cơ thể loại bỏ vi khuẩn, bảo vệ đường hô hấp và vòm họng.
4. Uống nhiều nước
Uống nhiều nước là một chú ý quan trọng. Bổ sung nhiều nước sẽ làm loãng các chất nhầy, giúp dịch tiết mũi lỏng hơn. Từ đó, các chất nhầy này có thể thoát ra ngoài một cách dễ dàng hơn, tránh ứ đọng, gây bệnh viêm mũi dị ứng.
5. Những lưu ý với người bệnh viêm mũi dị ứng khi thời tiết trở lạnh
Trong trường hợp bị bệnh viêm mũi dị ứng nặng, cần phải đi khám và điều trị theo đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự mua thuốc kháng sinh vì như vậy sẽ khiến bệnh có khả năng tăng lên và gây biến chứng nguy hiểm.
Có thể sử dụng các phương pháp tự nhiên giúp điều trị bệnh viêm mũi dị ứng như xông hơi bằng tinh dầu, xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý, ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa vitamin C. Những phương pháp phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng thường rất đơn giản, khuyến khích nên áp dụng thường ngày, nhất là vệ sinh mũi và uống nhiều nước.
Theo Helino