5 điều chị em cần biết về ‘sát thủ giấu mặt’ trầm cảm sau sinh

Khi bước vào độ t.uổi lập gia đình, việc mang thai, chăm sóc một thiên thần nhỏ là niềm ao ước của biết bao người phụ nữ.

Song, đôi khi, chị em không lường trước được những khó khăn của việc mang thai và chăm sóc trẻ, để rồi sau đó vô tình rơi vào căn bệnh trầm cảm… Bác sĩ Nguyễn Phương Linh – Phòng điều trị rối loạn cảm xúc, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai – đã chỉ ra 5 điều chị em cần hiểu rõ để tránh khỏi bệnh trầm cảm – căn bệnh được mệnh danh là sát thủ giấu mặt.

Trầm cảm sau sinh cần được hiểu đúng, có biện pháp phòng ngừa hiệu quả để giữ cho gia đình hạnh phúc.

Trầm cảm có thể đến từ những nguyên nhân nhỏ nhất

Khi mang thai, sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến cho chị em phụ nữ có những cảm xúc thất thường. Chị em dễ tự ti, yếu đuối, chỉ một câu nói vô tình của người chồng cũng khiến cho chị em mặc cảm, có những suy nghĩ tiêu cực.

Lấy ví dụ về trường hợp bệnh nhân cụ thể, bác sĩ Phương Linh chia sẻ về một người phụ nữ Hà Nội sinh con lần đầu. Phải nghỉ việc để chăm con nhỏ sau khi sinh, chị thường bị chồng trách móc: “Có mỗi việc chăm con đơn giản vậy thôi mà còn không làm được thì còn làm gì nữa?”.

Người phụ nữ đó nghe câu trách móc này nhiều lần thì cảm thấy rất buồn khổ, trở nên yếu đuối, tự ti, cho rằng bản thân mình là người có lỗi. Mỗi lần như vậy, chị thường tự cứa tay của mình để cơn đau về mặt thể xác lấn át nỗi đau về mặt tinh thần.

Dần dần, nỗi buồn tích tụ, ám ảnh chị, khiến chị chán nản, bỏ mặc con cái không chăm sóc, không muốn tiếp tục phải chịu đựng nỗi đau.

“Tuần nào chúng tôi cũng tiếp nhận 1-2 bệnh nhân có triệu chứng, hành vi t.ự s.át hoặc nhẹ hơn là tự làm tổn thương bản thân mình” – Bác sĩ Phương Linh noi.

Phụ nữ học thức có nguy cơ trầm cảm cao hơn

Phụ nữ ở thành thị dễ mắc trầm cảm sau sinh

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, tỷ lệ phụ nữ ở thành thị mắc trầm cảm sau sinh hoặc các vấn đề tâm lý trong độ t.uổi sinh đẻ cao hơn nhiều ở vùng nông thôn. Trầm cảm cũng thường xuất hiện ở những người phụ nữ có học thức cao nhiều hơn.

Bác sĩ Phương Linh lý giải, nguyên nhân của tình trạng này có thể xuất phát từ việc những người phụ nữ có học thức cao hiểu biết nhiều hơn bình đẳng giới, nhận thức được sự thiệt thòi của phụ nữ so với nam giới.

Vì vậy, khi mang thai và sau khi sinh, chị em không chỉ tự ti về ngoại hình; mà còn phải chịu áp lực về việc suy giảm sức khỏe, trí nhớ khiến cho công việc không suôn sẻ, áp lực về mặt chăm sóc cho gia đình.

“Họ phải làm việc vất vả hơn nhưng năng suất không đạt được như ý, trong khi người phụ nữ cũng có khát khao vươn lên trong xã hội, không muốn thua kém người đàn ông. Chính việc tự tạo áp lực cho bản thân như vậy khiến chị em dễ mắc trầm cảm” – Bác sĩ Phương Linh chỉ ra.

Bộ mặt u ám của trầm cảm

Người mẹ mắc trầm cảm sau sinh không còn khả năng chăm sóc con của mình

“Trầm cảm sau sinh có 3 triệu chứng chính, gồm: khí sắc trầm, mất quan tâm thích thú và giảm năng lượng. Đối với người phụ nữ sau khi sinh con, họ sẽ không chăm sóc, bỏ mặc con thơ. Nhiều trường hợp con cứ khóc, còn mẹ bất lực không biết phải làm gì. Đây là những dấu hiệu cho thấy bệnh đã nặng, cần đưa bệnh nhân tới điều trị càng sớm càng tốt” – Bác sĩ Nguyễn Phương Linh chia sẻ.

Nếu bệnh trầm cảm không được điều trị và trở nên nặng hơn, thì bệnh nhân dễ dẫn tới hành vi t.ự s.át hoặc khiến cho những người mẹ hại c.hết chính đứa con của mình vì cho rằng đó là những nguyên nhân khiến họ phải chịu tổn thương.

Điều trị khó khăn

Khi tới bệnh viện, 80% bệnh nhân trầm cảm sau sinh phải điều trị bằng thuốc. Bởi lúc này, các phương pháp can thiệp tâm lý không phát huy tác dụng, bệnh nhân không thể tự điều chỉnh tâm lý, hành vi thông qua các can thiệp tâm lý.

Bác sĩ Nguyễn Phương Linh chia sẻ về bệnh trầm cảm sau sinh

Việc điều trị cho những người phụ nữ mắc trầm cảm sau sinh rất khó khăn. Cả người mẹ và con trẻ đều cần người chăm sóc, theo dõi sát sao. Nếu người mẹ có hành vi t.ự s.át, việc có người nhà ở bên giám sát trở nên rất cấp thiết.

Tuy nhiên, bệnh viện không có đủ nhân sự để theo sát bệnh nhân 24/24 giờ, trong trường hợp bệnh nhân không có người nhà chăm sóc thì càng khó khăn hơn.

Việc trẻ mới sinh cần bú sữa mẹ cũng là một khó khăn trong quá trình điều trị bệnh trầm cảm sau sinh.

“Để tránh gây ảnh hưởng cho trẻ, người mẹ đang điều trị bằng thuốc không được cho con bú. Nếu trẻ quá khát sữa mẹ, chúng tôi phải giảm bớt liều thuốc ở mức phù hợp để bệnh nhân cho con bú. Song, việc này cũng khiến cho quá trình điều trị kéo dài, không hiệu quả” – Bác sĩ Phương Linh nói.

Bên cạnh đó, nguy cơ tái phát bệnh cao khi bệnh nhân trở về sinh hoạt với gia đình trong các trường hợp: người thân trong gia đình không quan tâm, giúp đỡ điều trị, tiếp tục gây ảnh hưởng tiêu cực tới người bệnh; người bệnh tự ti, không sử dụng thuốc liên tục, không chấp nhận mắc bệnh; người bệnh không đi tái khám, không được thay đổi đơn thuốc.

“Khi đó, bệnh nhân sẽ dễ mắc lại bệnh lý trầm cảm, không chỉ bệnh lý trầm cảm trong thời gian mang thai mà có thể mắc một bệnh trầm cảm khác trong cuộc sống hàng ngày” – Bác sĩ Phương Linh cảnh báo.

Phòng ngừa trầm cảm sau sinh thế nào?

Chăm sóc cho bệnh nhân tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai

Theo bác sĩ Phương Linh, phụ nữ phải chuẩn bị tâm lý vững vàng, nâng cao thể trạng trước khi mang thai để chăm sóc tốt nhất cho trẻ, ví dụ: tiêm đầy đủ các vaccine để phòng bệnh, sử dụng các thuốc nâng cao thể trạng theo sự chỉ định của bác sĩ, nhà dinh dưỡng…

Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai, chị em nên đọc, tìm hiểu về mang thai và các chế độ dinh dưỡng, thời gian đi khám định kỳ, tham khảo kinh nghiệm mang thai càng nhiều càng tốt để có sự ứng xử chuẩn xác nhất trong mọi trường hợp.

Sau khi mang thai, chị em nên nhờ sự trợ giúp của người thân để xoay sở vừa chăm con, vừa làm việc k.iếm t.iền, không ôm đồm công việc. Đồng thời, chị em phụ nữ cần học cách thư giãn, giữ cho tâm lý thoải mái bằng cách nghe nhạc, đọc sách, xem phim để tránh xa căng thẳng, mệt mỏi.

Theo viettimes

3 loại căng thẳng hại nhất đến cơ thể mà không phải ai cũng biết, có ngày tàn phá đến mức không nhận ra

Dưới đây là 3 loại căng thẳng và ảnh hưởng của chúng mà bạn cần biết.

1. Căng thẳng cấp tính

Căng thẳng cấp tính là loại phổ biến nhất. Đó là một phản ứng đối với một thách thức hoặc sự kiện mới. Bạn có thể phạm sai lầm trong công việc, chiến đấu với bạn thân hoặc có một nhiệm vụ phức tạp ở trường.

Căng thẳng cấp tính có thể kích thích não bộ. Các nghiên cứu phát hiện ra rằng những sự kiện căng thẳng ngắn ngủi đã khiến các tế bào gốc cải thiện hiệu suất tinh thần.

Tuy nhiên, quá ít căng thẳng có thể dẫn đến sự nhàm chán và thậm chí trầm cảm.

2. Căng thẳng cấp tính gián đoạn

Khi căng thẳng cấp tính xảy ra thường xuyên, nó được gọi là căng thẳng cấp tính gián đoạn. Khi bạn lúc nào cũng lo lắng về những điều nhỏ nhặt, bạn sẽ có cảm giác tiêu cực. Điều này khiến bạn mệt mỏi, đau đầu và suy yếu hệ miễn dịch.

Đó là lý do tại sao bạn cần điều chỉnh lối sống và rèn luyện bản thân để thực hiện một số điều dễ dàng hơn.

Một số người trong chúng ta có xu hướng căng thẳng thường xuyên hơn. Ví dụ, những người nóng tính và lo lắng thường căng thẳng hơn.

3. Căng thẳng mãn tính hoặc độc hại

Khi căng thẳng cấp tính không được điều trị và kéo dài trong một thời gian dài, nó sẽ dần trở thành mãn tính.

Căng thẳng này rất nguy hiểm và độc hại. Nó có thể hủy hoại sức khỏe thể chất và tinh thần và thậm chí dẫn đến ung thư, bệnh tim và béo phì. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng căng thẳng mãn tính thậm chí có thể làm tăng mức độ của một số hormone gây rối loạn trí nhớ.

Ngọc Huyền

Theo Brightside/emdep

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *