5 giờ “cân não” nối cánh tay đứt lìa cho người đàn ông 40 t.uổi

Người đàn ông 40 t.uổi bị tai nạn đứt rời cánh tay. Tưởng như bị tàn phế suốt đời nhưng cánh tay của anh được “hồi sinh” sau 5 giờ phẫu thuật.

Anh H.V.N. (40 t.uổi, ở Quảng Ninh) bị tai nạn lao động do dây tời cuốn, khiến cánh tay phải bị nhổ giật đứt rời hoàn toàn. Vết thương nặng, cánh tay đứt lìa hoàn toàn, mất m.áu nhiều, nhưng may mắn, ngay sau khi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, cánh tay đứt rời đã được bảo quản đúng cách, sau đó anh được chuyển đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Tại đây, bệnh nhân nhanh chóng được tiếp nhận và thăm khám. Các bác sĩ khoa Chấn thương chi trên và vi phẫu thuật – Viện chấn thương chỉnh hình đã tiến hành phẫu thuật cấp cứu khẩn cấp “trồng nối” cánh tay phải cho bệnh nhân bằng kỹ thuật vi phẫu.

Bác sĩ theo dõi bệnh nhân sau phẫu thuật

Ca phẫu thuật căng thẳng kéo dài trong suốt 5 giờ. Nhờ hệ thống kính hiển vi vi phẫu tiên tiến nhất, các bác sĩ có thể phóng to và thực hiện những kĩ thuật vi phẫu phức tạp mà mắt thường không nhìn thấy được.

Bác sĩ Vũ Hữu Trung – Khoa Chấn thương chi trên và vi phẫu cho biết, việc khâu nối lại mạch m.áu và các dây thần kinh cho bệnh nhân N. là thao tác cực khó. Ngoài yêu cầu sự khéo léo, và tập trung cao độ, ca mổ cũng cần phải được tổ chức thực hiện theo các trình tự hợp lý để rút ngắn thời gian, tái cấp m.áu cho cánh tay đứt rời sớm nhất có thể. Sau nhiều giờ nỗ lực, ca mổ kết thúc, bước đầu nối lại thành công và “hồi sinh” cánh tay nguy cơ tàn phế của anh N.

Theo bác sĩ Trung, nhờ sự phát triển của vi phẫu thuật, có thể trả lại chức năng vận động cho người bệnh, ví dụ như liệt đám rối thần kinh cánh tay, những tổn thương thần kinh ngoại vi, hay những trường hợp đứt rời hoặc khuyết hổng phần mềm chi thể sau những chấn thương nặng, đặc biệt là do tai nạn giao thông, tai nạn lao động.

Tuy nhiên, để vi phẫu thuật thành công, phần chi thể đã đứt rời của bệnh nhân phải được bảo quản đúng cách trước khi tới bệnh viện. Cách bảo quản phần chi bị đứt rời đúng như sau:

– Hãy bảo quản phần chi bị đứt rời ở nhiệt độ khoảng 4 – 5C, để kéo dài được thời gian sống của tế bào.

– Rửa sạch phần chi bị đứt rời dưới vòi nước máy sau đó bọc trong một, hai lớp gạc vô trùng hoặc vải sạch rồi cho vào trong một túi nylon, thổi phồng, buộc kín và cho vào trong xô nước đá.

– Tránh để phần chi bị đứt rời tiếp xúc trực tiếp với nước đá vì nếu để lâu có thể gây bỏng lạnh.

– Thời gian tối đa của chi bị đứt rời còn có thể cứu sống được là thời gian kể từ khi chi bị đứt rời cho đển khi phần chi được cấp m.áu. Do đó, sau khi gặp tai nạn, người dân cần nhanh chóng bảo quản chi thể đồng thời di chuyển nạn nhân tới bệnh viện trong thời gian sớm nhất.

Theo congly

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Điều trị ung thư thực quản bằng cách mổ nội soi hoàn toàn

Các bác sĩ của Bệnh viện Trung ương quân đội (TWQĐ) 108 vừa phẫu thuật điều trị ung thư thực quản bằng phương pháp nội soi 2 đường bụng ngực cho bệnh nhân N.V.M (70 t.uổi, Bắc Giang).

Nhờ ưu điểm của phương pháp mới ít xâm lấn nên ông M. nhanh chóng phục hồi sức khỏe và được ra viện sớm.

Các bác sĩ của Bệnh viện TWQĐ 108 phẫu thuật nội soi chữa ung thư thực quản cho bệnh nhân M.

Chiều nay, 18/10, đại diện BV TWQĐ 108 cho hay, khi ông M. nhập viện, các bác sĩ đã xác định ông M. bị ung thư thực quản giai đoạn 2, là lý do khiến ông thường xuyên đau trước ngực.

Để giải quyết khối u cho ông M. các bác sĩ đã quyết định phẫu thuật cho ông M. Điều đặc biệt, giáo sư Yamada, chuyên gia hàng đầu về phẫu thuật thực quản của Nhật Bản, đã cùng các bác sỹ của Bệnh viện TWQĐ 108 tiến hành ca phẫu thuật theo phương pháp mới: Mổ nội soi hoàn toàn 2 đường bụng ngực, thay thực quản bằng dạ dày đặt sau xương ức.

Chia sẻ thêm về ưu điểm của phương pháp phẫu thuật nội soi hoàn toàn, PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn – Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Ống tiêu hóa, Bệnh viện TWQĐ 108 – thông tin: “Phương pháp điều trị ung thư thực quản phổ biến hiện nay là phẫu thuật nội soi theo đường ngực, để cắt toàn bộ thực quản. Sau đó mổ mở hoặc mổ nội soi, để cắt một phần dạ dày, tạo thành ống cuốn rồi nối với thực quản ở phần cổ, để phục hồi lưu thông tiêu hóa”.

Theo PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn, phương pháp này rất phức tạp, lại có nhiều hạn chế. Đầu tiên, các bác sĩ phải mổ mở ổ bụng, khiến bệnh nhân phải chịu dau đớn với một vết mổ dài. Bên cạnh đó, ống cuốn làm từ dạ dày dễ bị tổn thương khi xạ trị bổ sung, hoặc khi ung thư thực quản tái phát. Miệng nối ống cuốn và thực quản cổ thường bị thiếu m.áu nuôi dưỡng, gây ra tình trạng hẹp miệng nối, khiến cho bệnh nhân ăn uống khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng sống.

Trong khi đó, phương pháp mới sẽ khắc phục được những hạn chế của các phương pháp đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Bệnh nhân không còn đường mở bụng nên chỉ còn một đường mở duy nhất tại cổ, nên thời gian hồi phục nhanh do các vết mổ nhỏ, hạn chế gây tổn thương tới các cơ quan còn lành lặn khác, giúp hạn chế tai biến, mất an toàn người bệnh.

Nhờ phương pháp phẫu thuật mới, ông M. đã hồi phục nhanh, được ra viện sớm.

PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ “Với việc triển khai phương pháp mới, chúng tôi hi vọng sẽ mang lại cho người bệnh ung thư thực quản kết quả điều trị tốt hơn”.

Theo viettimes

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *