5 kịch bản điều trị bệnh nhân Covid-19 của Hà Nội

Thành phố xây dựng kịch bản để đảm bảo tiếp nhận từ 1.000 đến 50.000 bệnh nhân Covid, phân luồng theo mô hình tháp bốn tầng.

Sáng 24/7, tại cuộc thông tin về công tác phòng, chống dịch của Hà Nội khi thực hiện giãn cách xã hội, Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Đình Hưng nói hiện trung bình một ngày thủ đô phát hiện thêm 50-60 ca bệnh. Ông dự kiến thời gian tới sẽ tăng ca bệnh vì nhiều trường hợp phát hiện ở cộng đồng thông qua sàng lọc và các trường hợp mắc nhưng không có triệu chứng. Bên cạnh đó, đợt dịch này chủ yếu là biến chủng virut Delta và Delta , lây lan nhanh, chu kỳ lây lan ngắn, từ 2-3 ngày.

“Ngành y tế đã xây dựng các kịch bản và hoàn toàn đáp ứng được với từng tình huống cụ thể”, ông Hưng nói và cho hay hiện thành phố lên kịch bản 1.000 giường bệnh; sắp tới xây dựng kịch bản cho 5.000, 10.000, 20.000 giường và 50.000 giường bệnh.

Bệnh nhân Covid 19 được điều trị tại Bệnh viện nhiệt đới trung ương cơ sở 2 (Đông Anh, Hà Nội) tháng 3/2020. Ảnh: Ngọc Thành.

Về điều trị các bệnh nhân Covid 19, Hà Nội sẽ áp dụng mô hình điều trị bốn tầng.

Tầng một bao gồm 80% bệnh nhân không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ được điều trị tại các bệnh viện dã chiến, trên cơ sở thành lập từ các khu cách ly tập trung. Hiện, thành phố có thể kích hoạt ngay Bệnh viện dã chiến tại Trường Quân sự Thủ đô và các bệnh viện dã chiến tại khu nhà ở sinh viên tại Khu cách ly Pháp Vân – Tứ Hiệp với quy mô 3 tòa nhà, mỗi tòa nhà có thể kích hoạt một bệnh viện 700 giường.

Tầng thứ 2 sẽ điều trị các bệnh nhân có triệu chứng trung bình và có bệnh lý nền. Sở sẽ kích hoạt các bệnh viện đa khoa tuyến quận, huyện để thu dung, điều trị. Dự kiến, mỗi bệnh viện đa khoa tuyến quận, huyện có thể đáp ứng 250 giường bệnh.

Tầng 3 và 4 gồm 5% bệnh nhân nặng, trong đó, có 1% bệnh nhân rất nặng phải thở máy hoặc lọc m.áu, nguy cơ t.ử v.ong cao thì kích hoạt ngay Bệnh đa khoa Đức Giang thành bệnh viện hồi sức tuyến cuối, trước mắt sẽ bố trí 250 giường.

Với phương châm “4 tại chỗ”, ngoài các bệnh viện của thành phố, thủ đô cũng còn nhiều hệ thống y tế khác và sẽ triển khai quy chế phối hợp để tận dụng tối đa nguồn lực trên địa bàn, đó là các cơ sở y tế ngoài công lập, tuyến Trung ương, các bộ ngành, quân đội, công an.

Ông Hưng thông tin thông tin thêm, hiện có 412 giường hồi sức, 222 bác sĩ và trên 400 điều dưỡng có khả năng sử dụng máy thở. Ngoài ra, năng lực xét nghiệm của thành phố hiện tại là 48.000 mẫu mỗi ngày với 20 máy PCR và sắp tới bổ sung thêm 5 máy nữa. Thành phố cũng có 111 xe cứu thương có thể huy động để phân luồng bệnh nhân tốt nhất.

Tính đến ngày 23/7, Hà Nội đã tiêm được trên 210.000 mũi vaccine, trong đó, có hơn 200.000 người tiêm một mũi và hơn 9.400 người tiêm đủ 2 mũi.

Thành phố đã khởi động 1.000 đến 1.200 dây chuyền tiêm tại các trung tâm y tế và trạm y tế xã, phường để tiêm chủng cho các trường hợp không có yếu tố nguy cơ, không có t.iền sử dị ứng, phản vệ, những trường hợp trong t.uổi trưởng thành.

Đối với những trường hợp có t.iền sử phản vệ, có bệnh lý nền, người cao t.uổi thì sẽ tiêm ở các bệnh viện, nơi có đủ trang thiết bị phòng hộ để sẵn sàng cấp cứu trong trường hợp có sốc phản vệ sau tiêm.

“Dự kiến đến tháng 3/2022, Hà Nội sẽ tiêm được cho 70% người dân, tương ứng từ 5-6 triệu người”, ông Hưng nói.

Chính quyền thủ đô quyết định giãn cách xã hội toàn thành phố từ 6h ngày 24/7, kéo dài trong 15 ngày. Những ngày gần đây, số ca bệnh mới phát hiện tại Hà Nội liên tục tăng, trong đó có nhiều chùm bệnh không rõ nguồn lây. Tổng số ca nhiễm tích lũy từ ngày 29/4 (đợt dịch thứ tư) là 666, trong đó 397 ca bệnh thuộc các chùm chưa qua 14 ngày.

Dấu hiệu trở nặng của bệnh nhân Covid-19

Các F0 đang điều trị bị khó thở, thở nhanh, tím tái, đau tức ngực… là biểu hiện nặng, cần báo ngay cho nhân viên y tế để được xử trí và cấp cứu kịp thời.

Bác sĩ Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang – cơ sở y tế điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Hà Nội, cho biết hầu hết người bệnh đang điều trị chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng một đến hai tuần. Triệu chứng hay gặp là sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ hoặc đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy. Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn khứu giác hoặc tê lưỡi, tỷ lệ ít hơn.

Tuy nhiên, vẫn có 15-20% các trường hợp tiến triển dần nặng lên. Diễn tiến bệnh tùy theo cơ địa của mỗi người. Bệnh thường tiến triển nặng vào tuần thứ hai kể từ khi phát bệnh.

Các biểu hiện nặng bao gồm thở nhanh, cảm giác khó thở, đau tức ngực, tím tái, viêm phổi, viêm phổi nặng… cần báo ngay cho nhân viên y tế để được xử trí kịp thời. Đặc biệt, những F0 mắc bệnh nền, cơ địa béo phì, người trên 65 t.uổi… cần chú ý hơn khi sức khỏe có bất thường.

Bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân Covid-19 cần lắng nghe cơ thể, cố gắng theo dõi sức khỏe. “Ví dụ như đo nhiệt độ xem có sốt, mệt mỏi, đau ngực, đặc biệt tăng lên sau khi hoạt động thể lực hay đi bộ trên 10 m bị hụt hơi có thể là biểu hiện của tình trạng suy hô hấp… thì cần liên hệ nhân viên y tế để hỗ trợ”, bác sĩ nhấn mạnh.

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, mà chủ yếu điều trị triệu chứng. Nếu F0 sốt trên 38, 5 độ C, có thể dùng paracetamol, liều 10-15 mg/kg/lần, không quá 60 mg/kg/ngày cho t.rẻ e.m và không quá 2 g/ngày với người lớn. T.rẻ e.m không uống quá 4 lần trong một ngày. Người bệnh có thể dùng các thuốc giảm ho thông thường và báo với nhân viên y tế nếu ho tăng lên nhiều.

Trong quá trình cách ly, bệnh nhân cố gắng ăn uống đảm bảo đủ chất, uống bổ sung một số loại vitamin như vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh thân thể để tăng cường miễn dịch. Lưu ý tập các động tác thể dục vừa sức, không tập thể dục nặng, đọc sách, báo, tìm kiếm tin tức tích cực, giảm stress,…

Ngoài ra, người dân có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đi khám, không tự ý điều trị hay tích trữ oxy, máy đo độ bão hòa oxy tại nhà.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *