5 loại thực phẩm phổ biến có thể gây mệt mỏi kinh niên

Mệt mỏi là điều khá phổ biến đối với nhiều người, đặc biệt nếu bạn đang có lối sống bận rộn và không ngủ đủ giấc.

Nếu bạn mắc hội chứng mệt mỏi mạn tính, đây là 5 loại thực phẩm có thể liên quan đến hội chứng này. Việc hạn chế hoặc tránh những loại thực phẩm này có thể giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn và ít gặp phải các triệu chứng hơn, theo Eat This, Not That!

1. Thịt nhiều mỡ

Những miếng thịt nhiều mỡ có xu hướng chứa nhiều chất béo không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, dữ liệu quan sát được công bố bởi tạp chí Journal of Human Nutrition and Dietetics (JHND) cho thấy việc ăn chất béo không tốt cho sức khỏe có liên quan đến các triệu chứng của hội chứng mệt mỏi mạn tính.

Những miếng thịt nạc hơn, chẳng hạn như thịt gà trắng, bít tết sườn và sườn heo, có thể mang lại một số lợi ích cho bạn.

2. Bánh mì trắng tinh chế

Nên thay bánh mì trắng tinh chế bằng bánh mì đen làm từ ngũ cốc nguyên hạt. Ảnh SHUTTERSTOCK

Bánh mì trắng tinh chế có xu hướng ít chất xơ hoặc có thể hoàn toàn không có chất xơ tùy thuộc vào nhãn hiệu bạn chọn.

Dữ liệu quan sát nói trên do JHND công bố cho thấy rằng ăn một chế độ ăn ít chất xơ có liên quan đến các triệu chứng của hội chứng mệt mỏi mạn tính.

Lựa chọn bánh mì ngũ cốc nguyên hạt có thể cung cấp nhiều chất xơ hơn cho cơ thể bạn.

3. Kẹo

Bạn dễ dàng chọn lựa nên ăn gì để tránh mệt mỏi. Ảnh SHUTTERSTOCK

Trong kẹo hầu hết là đường và không nhiều thứ khác.

Tiêu thụ thực phẩm có đường, đặc biệt là không có macros giúp no như chất béo lành mạnh hoặc protein, có thể dẫn đến lượng đường trong m.áu tăng đột biến, sau đó là nguy cơ suy sụp, khiến bạn cảm thấy uể oải.

Nếu bạn thèm thứ gì đó ngọt ngào thì sô cô la đen có thể là lựa chọn tốt hơn, vì chất polyphenol có trong ca cao ít liên quan đến triệu chứng của hội chứng mệt mỏi mạn tính.

4. Soda làm từ xirô ngô có hàm lượng đường fructose cao

Nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu thụ xirô ngô có hàm lượng fructose cao và tình trạng viêm nhiễm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Vì các triệu chứng của hội chứng mệt mỏi mạn tính phản ánh tình trạng viêm cấp thấp, nên việc hạn chế ăn các thực phẩm gây viêm, như soda ngọt, có thể giúp mọi người cảm thấy tốt hơn một chút.

5. Rượu

Đồ uống có cồn có thể có tác dụng khử nước trên cơ thể.

Và cũng giống như đối với những người không mắc hội chứng mệt mỏi mạn tính, mất nước có thể dẫn đến một số triệu chứng khó chịu, chẳng hạn như cảm thấy vô cùng mệt mỏi, theo Eat This, Not That!

Mẹo hay để tránh ngộ độc thực phẩm khi đi du lịch ngày lễ

Mùa hè đang đến gần. Nhiều người đã đặt chỗ nghỉ ngơi để tận hưởng một chút nắng, cát, biển và… hãy cẩn thận với vi khuẩn salmonella gây ngộ độc thực phẩm.

Thật không may, đây là điều có thể gặp phải trong các kỳ nghỉ lễ, đặc biệt vào mùa nóng, theo trang web của Đại học CBD College (Úc) CPD Online.

Các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm

Các triệu chứng gồm cảm thấy mệt mỏi, tiêu chảy, nôn mửa, không muốn ăn, sốt trên 38C, co thắt dạ dày, đau nhức cơ thể, ớn lạnh.

Thật không may, ngộ độc thực phẩm là điều có thể gặp phải trong kỳ nghỉ lễ, đặc biệt là khi trời nắng nóng. Ảnh SHUTTERSTOCK

Các triệu chứng có thể bắt đầu trong vòng vài giờ, nhưng cũng có thể muộn hơn.

Đối với hầu hết mọi người, các triệu chứng thường kéo dài trong khoảng 24 – 48 giờ. Hầu hết có thể tự khỏi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm hoi, có thể nghiêm trọng và thậm chí có thể t.ử v.ong.

Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là do vi khuẩn trong thực phẩm gây ra.

Người đi du lịch ngày lễ có thể có nguy cơ bị ngộ độc do thực phẩm không được chế biến, nấu chín hoặc bảo quản đúng cách, hoặc người chế biến không rửa tay kỹ. Các yếu tố nguy cơ bao gồm thức ăn hâm nóng lại và thức ăn để lâu trong “vùng nguy hiểm” từ 8 – 60C – là điều kiện để vi khuẩn phát triển nhanh chóng, theo CPD Online.

Một số loại thực phẩm cũng có nguy cơ ngộ độc cao hơn. Đó là:

Thịt gia cầm và các loại thịt

Động vật có vỏ và hải sản

Trứng sống hoặc chín tái

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Salad chế biến sẵn, trái cây và rau

Cách để tránh ngộ độc thực phẩm trong ngày lễ?

Có những bước cần thực hiện sau đây:

T rái cây

Chọn các loại trái cây gọt vỏ được như chuối, cam và dứa sẽ an toàn hơn. Đừng mua trái cây đã gọt vỏ sẵn bày bán ở dọc đường.

Rau sống

Rau sống nếu rửa chưa kỹ có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Tốt nhất nên tránh ăn rau sống trong những ngày này.

Nếu ăn buffet hãy chọn thức ăn mới nấu thay vì thức ăn đã để lâu. Chọn các món ăn nóng hơn những món nguội. Ảnh SHUTTERSTOCK

Đồ biển

Đồ biển cũng dễ tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Hải sản rất nhanh c.hết, đặc biệt khi trời nắng nóng.

Nước

Tốt nhất nên uống nước đóng chai. Cũng cần lưu ý nước đá thường được làm bằng nước máy. Nên chỉ uống đá nếu biết chắc nó được làm bằng nước đã tiệt trùng.

Cẩn thận khi ăn buffet

Nhà hàng buffet khá được khách du lịch ưa chuộng. Tuy nhiên, thực phẩm trong tiệc buffet nếu để một thời gian dài đều có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao hơn so với mới nấu. Vì vậy, nếu ăn buffet hãy chọn thức ăn mới nấu thay vì thức ăn đã để lâu. Chọn các món ăn nóng hơn những món nguội, theo CPD Online.

Một số mẹo hữu ích khác

Nên chọn ăn uống ở những nơi uy tín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Rửa tay thật sạch trước khi ăn.

Mang theo nước rửa tay khô khi đi trên đường.

Uống men vi sinh một vài tuần trước khi đi xa, để tạo vi khuẩn có lợi cho dường ruột, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa.

Ăn uống đầy đủ trong những tuần trước kỳ nghỉ để tăng cường sức khỏe.

Chuẩn bị sẵn sàng các loại thuốc như thuốc trị tiêu chảy, paracetamol và chất điện giải bù nước như Oresol, theo CPD Online.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *