Ung thư tuyến tụy, thận, phổi, buồng trứng, não… thường phát hiện ở các giai đoạn muộn, gây khó khăn trong quá trình điều trị.
Ung thu tuyến tụy
Bác sĩ, giáo sư y khoa David Ahlquist (Đại học Y khoa Mayo – Mỹ) cho biết, tuyến tụy nằm sau dạ dày, các biện pháp kiểm tra lâm sàng như siêu âm, CT… khó phát hiện. Thông thường, giai đoạn đầu, người bệnh không có biểu hiện đau hay triệu chứng khác lạ.
Khi nhận đau âm ỉ vùng thượng vị, sụt cân, vàng da, cục bướu ở ổ bụng thì đã là giai đoạn muộn. Ở Mỹ, số người t.ử v.ong bởi căn bệnh này đứng thứ ba trong các loại ung thư, vượt qua ung thư vú. Phương pháp điều trị tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, có thể kết hợp nhiều phương pháp như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.
Ung thu tuyến tụy. Ảnh minh họa.
Ung thư thận
Bệnh phát hiện muộn vì thông thường bệnh nhân chỉ đi xét nghiệm khi gặp các triệu chứng như: đau lưng dưới, mệt mỏi kéo dài, sụt cân không giải thích được, tiểu ra m.áu. Hai quả thận nằm sâu bên trong cơ thể, những khối u thận nhỏ không dễ phát hiện trong các cuộc kiểm tra sức khỏe hàng năm, Chris Fikry, Phó chủ tịch Khoa Ung thư của hãng xét nghiệm Quest giải thích.
Ung thư phổi không tế bào nhỏ
Ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC) là loại ung thư phổi phổ biến nhưng rất khó phát hiện sớm vì giai đoạn đầu thường không có triệu chứng, khó phát hiện khi chụp X-quang. Bệnh nhân có tỷ lệ sống sót thấp nếu phát hiện muộn.
“Chụp cắt lớp PET (Positron) và chụp CT có thể hữu ích trong chẩn đoán ung thư phổi. Bác sĩ cũng có thể lấy tế bào ung thư từ dịch tiết của phổi, chất lỏng xung quanh phổi hoặc qua sinh thiết để chẩn đoán ở giai đoạn sau”, bác sĩ Fikry nói.
Ảnh minh họa ung thư buồng trứng.
Ung thư buồng trứng
Giống như các loại ung thư khác, chẩn đoán bệnh sớm có thể giúp các chị em điều trị tốt. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20% ca ung thư buồng trứng được phát hiện ở giai đoạn sớm.
Thực tế là ung thư buồng trứng giai đoạn đầu không biểu hiện các triệu chứng nào. Bệnh thường được phát hiện từ giai đoạn III hoặc IV”, Joe O’Connell, Phó Chủ tịch Khoa Ung thư và Huyết học tại Hệ thống sức khỏe inVentiv (Mỹ) cho hay.
Ung thư não
Ung thư não thường phát hiện khi có các dấu hiệu, triệu chứng thì đã ở giai đoạn muộn. Nếu một khối u phát sinh, người bệnh có thể sẽ có cảm giác tay, chân yếu hơn, chậm chạp, khó khăn khi nói, đau đầu… chứng phổ biến khiến mọi người thường bỏ qua khi khám).
Theo Healthy/VNE
Nấm ở ruột gây nguy cơ ung thư tuyến tụy
Trước đây các nhà khoa học không xem hiện tượng nấm xuất hiện trong cơ thể người là mối nguy hiểm như vi khuẩn. Nhưng một nghiên cứu mới đây cho thấy, nấm sinh ra từ ruột có liên quan đến bệnh ung thư tuyến tụy.
Nhiễm nấm ở ruột dẫn đến nguy cơ cao gây bệnh ung thư – Ảnh: minh họa
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra một số loài nấm có thể xâm nhập từ ruột vào ống tụy (có vai trò vận chuyển dịch tiêu hóa từ tuyến tụy đến ruột).
“Các nghiên cứu trước đây của chúng tôi chỉ ra rằng vi khuẩn đi từ ruột đến tuyến tụy”, tác giả nghiên cứu đồng cấp cao, tiến sĩ kiêm bác sĩ y khoa George Miller, Trường đại học New York nói: “Đây là nghiên cứu mới đầu tiên xác nhận nấm cũng đi theo đường đó đến tuyến tụy. Hơn nữa, sự thay đổi về kích thước của quần thể nấm thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển khối u trong tuyến tụy”.
Tuyến tụy và bệnh ung thư
Tuyến tụy là một cơ quan lớn, mỏng nằm phía sau dạ dày và sâu bên trong bụng. Nó tiết ra chất dịch tiêu hóa thức ăn và giúp kiểm soát lượng đường trong m.áu. Do nằm sâu bên trong bụng nên ung thư tuyến tụy rất khó phát hiện ở các thời kỳ đầu. Vì vậy, các trường hợp phát hiện đều diễn ra muộn màng, đa phần vào lúc tế bào ung thư đã phát triển, khiến căn bệnh trở nên khó điều trị.
Theo ước tính của viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, nước Mỹ có 56.770 người ung thư tuyến tụy với con số t.ử v.ong là 45.750 người, ứng với 3,2% trường hợp ung thư mới phát hiện và 7,5% trường hợp t.ử v.ong do ung thư. So với năm 2009-2015, chỉ có 9,3% người mắc ung thư tuyến tụy sống sót được trong 5 năm hoặc hơn thông qua chẩn đoán của họ.
Mối liên quan giữa tuyến tụy và bệnh ung thư – Ảnh: minh họa
Theo dõi đường đi của nấm từ ruột
Bằng việc áp dụng nhiều phương pháp và dụng cụ theo dõi khác nhau, tiến sĩ Miller và cộng sự đã quan sát sự biến đổi của quần thể nấm trong quá trình nghiên cứu. Phát hiện đáng chú ý nhất là sự gia tăng đáng kể của loài nấm thuộc giống Malassezia ở các mô ung thư. “Các nghiên cứu gần đây chỉ ra nấm Malassezia gây ung thư da và đại trực tràng. Hơn nữa, giống nấm này xuất hiện rất nhiều ở các khối u tụy”, tác giả nghiên cứu đồng cấp cao, tiến sĩ, giáo sư Deepak Saxena, Trường cao đẳng Nha khoa, New York.
Khi dùng loại thuốc kháng nấm mạnh (có tên là amphotericin B) để điều trị cho chuột bị ung thư tuyến tụy, nhóm nghiên cứu nhận thấy trọng lượng khối u giảm 20%. Quá trình điều trị cũng làm giảm chứng loạn sản ống dẫn, giai đoạn đầu của ung thư tuyến tụy, từ 20-30%. Việc điều trị bằng thuốc kháng nấm cũng tăng 15-25% khả năng chống ung thư của thuốc gemcitabine, một loại thuốc hóa trị.
Hãy phòng vệ cho tuyến tụy của bạn
Nấm Malassezia kích thích cơ chế miễn dịch
Các thí nghiệm tiếp theo cho thấy ung thư tuyến tụy phát triển nhanh hơn 20% khi trong tuyến tụy chỉ chứa một loại nấm Malassezia. Khi các giống nấm bình thường khác hiện diện chung với giống Malassezia, bệnh ung thư không phát triển nhanh như vậy. Dựa trên những kết quả này và một số khác, các nhà nghiên cứu cho rằng Malassezia làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy bằng cách kích hoạt “chuỗi nối tiếp bổ sung” – một dạng cơ chế miễn dịch.
Chuỗi nối tiếp bổ sung này là một phần của hệ miễn dịch, có tác dụng chống lại quá trình nhiễm khuẩn. Sau khi bệnh n.hiễm t.rùng được loại bỏ và cơ thể đi vào giai đoạn phục hồi, chuỗi nối tiếp bổ sung còn có thể thúc đẩy tăng trưởng tế bào. Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra bằng việc kết hợp chuỗi nối tiếp bổ sung với các gen hỏng, nó có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của các mô chống lại tế bào ung thư.
Thùy Như
Theo motthegioi