5 lợi ích bất ngờ của nước ép xương rồng đối với sức khoẻ

Nước ép xương rồng rất giàu dưỡng chất và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: chống viêm, ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ giảm cân…

Tốt cho người mắc bệnh tiểu đường loại 2

Uống nước ép xương rồng thường xuyên giúp duy trì lượng đường trong m.áu.

Pectin và chất xơ hòa tan có trong loại nước ép này giúp làm chậm tốc độ hấp thụ đường vào trong cơ thể. Do đó, bệnh nhân tiểu đường nên thường xuyên uống nước ép xương rồng để thấy được hiệu quả không ngờ của nó.


Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Ngăn ngừa ung thư

Nước ép xương rồng lê gai được biết đến là giàu chất chống oxy hóa như phenolic, flavonoid, betalain, giúp ức chế sự phát triển của ung thư đại tràng cũng như các tế bào ung thư tuyến t.iền liệt .

Tuy nhiên, vẫn còn cần nhiều nghiên cứu chính xác hơn nữa để biết tác động của những phát hiện này và lợi ích của nó trên các loại ung thư khác.

Chống viêm

Nếu bạn đang bị các bệnh như viêm khớp, bệnh gút, viêm ruột, đau đầu, đau cơ mãn tính hoặc mức độ oxy hóa cao, thì các đặc tính chống viêm của loại nước ép này có thể đáp ứng chính xác những gì mà bạn đang cần.

Các chất phytochemical và chất chống oxy hóa khác có trong loại nước ép rau này cung cấp hầu hết các lợi ích để làm dịu các chứng viêm đã nói ở trên.

Hỗ trợ giảm cân

Nước ép xương rồng cực kỳ ít calo, mỗi cốc nước ép của nó chỉ chứa 15 calo, có nghĩa là bạn có thể uống khá nhiều nước ép này mà không ảnh hưởng đến lượng calo hàng ngày của bạn.

Khi tiêu thụ nó, nó sẽ giúp cơ thể luôn có cảm giác no và cung cấp một số chất dinh dưỡng quan trọng, vì vậy nó có thể ngăn chặn bạn ăn vặt và ăn quá nhiều mà không ảnh hưởng đến chế độ ăn kiêng của bạn.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Hàm lượng cao các chất phytochemical trong cây xương rồng giúp ngăn chặn các khối u và tăng phản ứng miễn dịch trong cơ thể. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa có trong nước ép xương rồng cũng bảo vệ cơ thể chống lại quá trình lão hóa sớm.

Tác dụng phụ của nước ép xương rồng

Nước xương rồng có thể là một bổ sung tuyệt vời cho chế độ sức khỏe của bạn, nhưng có một số rủi ro sức khỏe tiềm ẩn và tác dụng phụ mà bạn nên biết.

– Chứng mệt mỏi sau khi say: Đối với những người có dạ dày nhạy cảm hoặc phản ứng nặng với rượu có thể làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn.

– Bệnh tiểu đường: Loại nước ép này được biết đến với khả năng hạ đường huyết. Nhưng những người có lượng đường trong m.áu thấp có thể bị hạ đường huyết một cách nguy hiểm, gây suy yếu, mất nhận thức và thậm chí gây ngất xỉu.

– Các vấn đề về dạ dày: Các tác dụng phụ thường gặp đối với những người không quen uống nước xương rồng bao gồm buồn nôn, tiêu chảy , chuột rút, đầy hơi và các loại rối loạn tiêu hóa khác.

– Tương tác với thuốc: Các chuyên gia không khuyên bạn nên uống nước trái cây xương rồng trước khi dùng thuốc hàng ngày, trường hợp này tương tự như nước trái cây có thể ức chế một số loại thuốc, đặc biệt là những loại thuốc đối với thận, gan và tuỵ.

Một nắm lá tía tô tưởng vô dụng nhưng lại trị được hàng chục bệnh nguy hiểm, số 3 tuyệt vời nhất

Một nắm lá tía tô tưởng vô dụng nhưng lại trị được hàng chục bệnh nguy hiểm, số 3 tuyệt vời nhất

Tía tô là loại lá quen thuộc đối với người Việt. Lá tía tô có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe, đặc biệt hỗ trợ điều trị ung thư…

Thành phần dinh dưỡng có trong 100g lá tía tô

– Năng lượng: 25 kcal

– Tinh bột: 3,5g

– Canxi: 170mg

– Sắt: 3,2mg

– Nước: 89g

– Chất xơ: 3,6g

– Photpho: 18,3mg

– Vitamin C: 13mg

– Và một vài dưỡng chất cần thiết khác

Ảnh minh họa

Công dụng chữa bệnh từ tía tô

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, lá tía tô có hàm lượng dầu khoảng 40%. Trong đó có một lượng lớn axit béo chưa bão hòa chủ yếu là axit alpha-linoleic. Tía tô còn chứa 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan,…

Chiết xuất từ tía tô được phát hiện có nhiều công dụng khác nhau. Nó có thể phá các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm hoặc chống trầm cảm. Chất này không hề gây dị ứng và có thể chống lại các khối u. Mọi bộ phận trên cây tía tô đều có thể sử dụng làm thuốc. Lá cây có vị cay ấm nên thường sử dụng để chữa cảm mạo, sốt, ho, làm cho ra mồ hôi. Quả cây tía tô điều trị ho, làm long đờm. Thậm chí cành cây còn có tác dụng an thai.

1. Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể

Hàm lượng Vitamin C cao trong tía tô cùng với hoạt chất interferon sẽ giúp cải thiện đáng kể hệ miễn dịch của cơ thể. Từ đó giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, vi khuẩn và các bệnh nguy hai khác.

2. Giảm tình trạng đau bụng

Lá tía tô có chứa một lượng chất flavonoid có khả năng làm dịu đi các cơn đau bụng, đau dạ dày thường gặp. Đặc biệt, ăn lá tía tô hàng ngày có thể giúp ngăn chặn tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu,.. gây ra các vấn đề về dạ dày khác.

3. Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư

Lá tía tô có chứa rất nhiều chất chống oxy mạnh như vitamin C, Omega 3,.. Những chất này sẽ giúp t.iêu d.iệt các tế bào ung thư và các gốc tự do nguy hiểm cho cơ thể. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư hiệu quả.

4. Ngăn ngừa các bệnh về dạ dày

Tác dụng của lá tía tô này được đ.ánh giá rất cao và được nhiều người sử dụng để phòng chống các bệnh về dạ dày. Lá tía tô bao gồm flavonoid, axit caffeic, axit rosmarinic có thể ngăn chặn các cơn co thắt dạ dày, điều tiết dịch vị, trung hòa axit trong dạ dày tốt hơn. Bạn có thể kết hợp tía tô với các thực phẩm khác để nâng cao khả năng hồi phục của dạ dày.

5. Lá tía tô trị nám da

Nám da là tình trạng da bị đổi màu, kèm theo tàn nhang do sự thay đổi về nội tiết tố, yếu tố môi trường tác động đến cơ thể gây ra. Sử dụng lá tía tô thường xuyên sẽ cung cấp cho cơ thể lượng vitamin A và C dồi dào, kèm theo các khoáng chất thiết yếu như canxi, sắt, photpho sẽ giúp cải thiện tình trạng bị nám da, giúp da khỏe mạnh như ban đầu, ổn định nội tiết tố của cơ thể.

6. Giúp hạ sốt, giảm cảm cúm hiệu quả

Lá tía tô có tính nóng, ấm, phù hợp để chế biến các món ăn giúp hạ sốt, giảm cảm cho người bị mắc bệnh cúm. Ngoài ra, khả năng chống vi khuẩn của lá tía tô sẽ nâng cao quá trình hồi phục của người mắc bệnh cúm, sốt cao do virus.

7. Điều trị hen suyễn, ho, khó thở

Các bệnh về hô hấp như hen suyễn, ho, khó thở đều gây ra những sự phiền toái cho cơ thể mỗi khi mắc phải. Trong tía tô có chứa các hoạt chất như quercetin, luteolin, axit alpha-linoleic và axit rosmarinic có khả năng giúp thông đường thở của người bệnh, điều trị dị ứng xảy ra khi bị cảm lạnh, tăng dung tích phổi đáng kể. Từ đó giúp người bị hen suyễn và cúm có thể hít thở dễ dàng hơn.

8. Hỗ trợ chữa bệnh gút

Người mắc bệnh gút chỉ cần thêm tía tô sống rửa sạch vào bữa ăn hằng ngày là được.

9. Ngăn ngừa bệnh tim

Việc sử dụng dầu ăn được chiết xuất từ hạt tía tô có thể ngăn ngừa được các chứng bệnh về tim mạch. Sản phẩm này có thể hỗ trợ người bệnh mạch vành và giúp giảm đi các nguy cơ bị huyết khối.

10. Thư giãn tinh thần

Theo nghiên cứu sơ bộ của Trung tâm Y tế Đại học Maryland, trong lá loại cây này có chứa axit rosmarinic, axit caffeic và apigenin giúp ngăn ngừa và điều trị chứng trầm cảm. Khi khuếch tán tinh dầu tía tô thì nó có tác dụng nâng cao tinh thần, cải thiện tâm trạng một cách rõ rệt.

Tác hại của lá tía tô nếu lạm dụng sai cách

Mặc dù mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng và các tác dụng đối với sức khỏe và làm đẹp. Tuy nhiên nếu bạn lạm dụng sai cách loại thảo mộc này sẽ khiến cho cơ thể có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn.

– Bà bầu sử dụng lá tía tô với các loại thực phẩm sẽ tốt cho quá trình mang thai, an thai tốt hơn. Tuy nhiên sử dụng quá nhiều có thể gây tăng huyết áp cho cả mẹ lẫn thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non.

– Lá tía tô có tính nóng, được dùng để giải cảm và hạ sốt. Nếu sử dụng quá mức có thể khiến cơ thể đào thải hết chất điện giải thông qua quá trình bài tiết mồ hôi và nước tiểu, khiến sốt cao trở lại và khó hạ sốt hơn.

– Lá tía tô không nên sử dụng với những người có t.iền sử mắc bệnh dị ứng, viêm da cơ địa do di truyền. Bởi nó có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

– Uống quá nhiều nước ép từ tía tô có thể gây ra đầy hơi, chướng bụng cho bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *