Thời tiết thay đổi thất thường là cơ hội tốt cho một số bệnh cảm cúm, viêm đường hô hấp, sốt siêu vi,… gia tăng, đặc biệt ở người già, trẻ nhỏ. Vậy làm thế nào để bảo vệ sức khỏe gia đình vào thời điểm giao mùa?
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ thống miễn dịch và các thành phần thức ăn hằng ngày của chúng ta có mối quan hệ chặt chẽ. Trong chế độ ăn hằng ngày bạn nên sử dụng nhiều rau củ, ngũ cốc, trái cây và các sản phẩm từ sữa, sữa chua, các sản phẩm có chứa probiotics – vi khuẩn có lợi cho hệ thống miễn dịch.
Ảnh minh họa
Ăn nhiều loại quả chứa vitamin C như cam, chanh có tác dụng chống lại hoạt tính của histamin, một chất gây dị ứng mạnh, giảm được hiện tượng nổi mề đay, giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Bên cạnh đó, hành tây, tỏi là những thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp bạn có sức khỏe tốt hơn để làm việc, tránh được căng thẳng và stress.
Tập thể dục thường xuyên
Để tăng cường hệ miễn dịch, tránh xa bệnh hen suyễn, dị ứng, bạn nên dành thời gian tập thể dục và tham gia các hoạt động ngoài trời.
Ảnh minh họa
Trong thời tiết cuối thu chuyển sang đông, buổi sáng thường lạnh hơn, sáng sớm có thể có sương mù. Hơn nữa, vào buổi sáng sớm, cây cối chưa quang hợp nên lượng khí carbon do cây thải ra vẫn còn nhiều trong không khí. Vào mùa thu, đông, trời sáng muộn nên cây cối cũng quang hợp muộn.
Vì vậy, nếu bạn đi thể dục buổi sáng quá sớm sẽ càng có hại sức khỏe. Hãy chờ cho trời sáng hẳn, lượng ôxy trong không khí nhiều hơn carbon sẽ tốt cho sức khỏe hơn, nhất là đối với người mắc các chứng bệnh về đường hô hấp.
Uống đủ nước
Ảnh minh họa
Uống đủ nước là một thói quen tốt. Với thời điểm giao mùa, bạn càng phải phát huy tốt thói quen này hơn.
Theo các chuyên gia mỗi ngày hãy uống ít nhất từ 1 – 2,5 lít nước để thanh lọc cơ thể và tăng sức đề kháng.
Bạn nên duy trì thói quen uống nước vào mỗi buổi sáng để thanh lọc, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể,
Dọn dẹp nhà cửa
Ảnh minh họa
Trong thời điểm giao mùa, các gia đình cần thường xuyên mở cửa sổ thông gió để giữ gìn sức khỏe để tránh không khí trong nhà sẽ không lưu thông và bị ô nhiễm nặng.
Môi trường sống không sạch sẽ tạo điều kiện cho vi trùng gây bệnh, dễ sinh ra các chứng bệnh như chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, kém ăn…
Nên giữ nhà cửa khô thoáng, dùng khăn khô để lau những chỗ ẩm. Thường xuyên lau dọn những vật dụng, khu vực hay xuất hiện nấm mốc. Loại bỏ những vật không cần thiết để nhà cửa thoáng hơn. Không phơi quần áo ở nơi kín gió, ẩm thấp, kể cả áo mưa, là kỹ trước khi mặc.
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định: “Việc rửa tay thường xuyên với xà phòng có thể ngăn chặn được 47% các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa và hơn 30% các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cấp”.
Chỉ với một thói quen đơn giản là rửa tay sạch sẽ, đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh có thể giúp bạn phòng tránh những bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy cấp, viêm gan, nhiễm giun sán, ký sinh trùng nguy hiểm đường ruột…
Xông hơi giải cảm lại mệt hơn, vì sao?
Bạn đọc Trần An (trannguyenm…@gmail.com), hỏi: “Dì tôi tặng mấy bó lá xông, thấy trời lạnh, con trai 6 t.uổi lại hay bị sụt sịt nên tôi xông cho cháu 2 ngày một lần, mỗi lần nửa giờ. Thế nhưng, con tôi lại than mệt hơn. Có khi nào tôi làm sai cách?”.
Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, trả lời: Phương pháp xông hơi giải cảm không nên dùng cho t.rẻ e.m (dưới 13 t.uổi), người bị cao huyết áp và các bệnh tim mạch khác, người mắc bệnh ngoài da, người cao t.uổi, người hay ra mồ hôi, bị mất m.áu nhiều, mới ốm dậy, phụ nữ mang thai… Vì vậy, bạn không được xông cho bé nữa.
Xông hơi giải cảm không nên dùng cho t.rẻ e.m dưới 13 t.uổi (Ảnh minh họa từ Internet)
Với trẻ ở t.uổi thiếu niên, nếu xông hơi giải cảm thì cũng chỉ nên 1 lần vào 1-2 ngày đầu bị cảm. Theo Đông y, đó là cách mở lối cho “khí độc, gió độc” vừa tấn công vào cơ thể được thoát ra ngoài.
Chỉ nên xông 5-15 phút. Nếu đã bị cảm nhiễm sâu – tức bệnh đã nặng, nhiều ngày, có biến chứng… – thì không nên xông nữa mà cần đi bác sĩ khám để được kê toa, dù là bạn muốn chữa theo Đông y hay Tây y.
Lưu ý, đây là phương pháp giải cảm đối với bệnh cảm thông thường, chứ không phải triệu chứng hô hấp dạng nào cũng xông được. Người mắc bệnh hô hấp nặng, suy nhược hay bị sốt siêu vi thì không được xông. Nếu xông đúng cách thì sau khi xông sẽ có cảm giác thoải mái, nhưng nếu thấy mệt mỏi hoặc chóng mặt thì không nên xông nữa.