Nhiều sai lầm gây hại cho sức khỏe răng miệng mà mọi người thường mắc phải trong mùa hè được tiến sĩ nha khoa Karishma Jaradi cảnh báo.
Cùng với việc nêu các sai lầm gây hại răng miệng, Tiến sĩ Karishma Jaradi, Trưởng nhóm phẫu thuật nha khoa tại Nha khoa Dentzz cũng chia sẻ các mẹo để ngăn ngừa tổn thương răng.
Ăn quá nhiều đường
Việc ăn quá nhiều đường có thể làm hỏng răng của bạn.
“Ngà răng – nơi các tế bào thần kinh sinh sống, nếu tiếp xúc với nhiệt độ cụ thể có thể gây đau. Hơn nữa, sự tấn công của axit sau khi ăn thức ăn và đồ uống có đường có thể dẫn đến sâu răng. Vì vậy, bạn nên giảm lượng đường ăn vào để giảm nguy cơ này”, Tiến sĩ Jaradi cho biết.
Uống không đủ nước
Khi cơ thể bị mất nước sẽ không sản xuất nước bọt để làm sạch vi khuẩn và các mảnh thức ăn để ngăn ngừa tích tụ mảng bám và giữ cho răng, lưỡi sạch sẽ. Vì vậy, uống nhiều nước là điều cần thiết cho cả việc vệ sinh răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể của bạn.
Không chăm sóc răng miệng trong kỳ nghỉ
Trong kỳ nghỉ, nhiều người thường có xu hướng lạm dụng các món đồ uống có cồn, ăn uống và sinh hoạt không điều độ, và bỏ qua việc chăm sóc răng miệng. Điều này sẽ gây ra nhiều vấn đề răng miệng. Do đó, bạn nên chuẩn bị dụng cụ vệ sinh răng miệng và duy trì thói quen này khi đi du lịch.
(Ảnh: Pexels)
Không uống nước sau khi dùng thức ăn, đồ uống có tính axit
Dưới cái nắng chói chang vào ngày hè nóng nực, bạn sẽ muốn thưởng thức một ly đồ uống mát lạnh hay một cây kem. Tuy nhiên, nếu răng của bạn nhạy cảm với nhiệt độ quá cao, việc uống đồ uống lạnh có thể gây hại cho răng.
Vì vậy, bạn nên tránh thức ăn và đồ uống có tính axit càng nhiều càng tốt. Chúng có xu hướng làm mềm men răng, làm cho răng yếu hơn và nhạy cảm hơn.
Tiến sĩ Jaradi khuyên mọi người nên uống nước sau khi ăn các chất có tính axit vì chúng sẽ giúp cân bằng nồng độ axit trong miệng.
Về cách chăm sóc răng miệng mùa hè, Tiến sĩ Jaradi cho biết, một chế độ ăn giàu chất xơ có thể làm sạch răng một cách tự nhiên và hỗ trợ hình thành nước bọt. Nước bọt rất quan trọng để giảm tác động của các axit và enzym tấn công răng.
Việc ăn những thực phẩm chứa canxi và phốt phát như pho mát, sữa và các sản phẩm từ sữa giúp lấy lại các khoáng chất đã mất.
Ngoài ra, Tiến sĩ Karishma Jaradi cho biết, việc sử dụng kẹo cao su không đường cũng tạo nước bọt giúp loại bỏ các mảnh thức ăn ra khỏi miệng.
Vệ sinh răng miệng kém có thể gây ra 5 hệ lụy nghiêm trọng đe dọa cơ thể
Chuyên gia cảnh báo, không chỉ miệng mà tình trạng sức khỏe cũng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì thói quen vệ sinh răng miệng chưa tốt.
Tiến sĩ Azad Eyrumlu, nha sĩ tại Phòng khám Nha khoa Banning Dental Group (Vương Quốc Anh) cho biết việc không giữ răng miệng sạch sẽ dẫn đến các vấn đề như bệnh nướu và sâu răng.
Tuy nhiên, không chỉ sức khỏe răng miệng yếu, Tiến sĩ Eyrumlu cho biết thêm, các căn bệnh nghiêm trọng đều có thể xuất phát từ việc thiếu thói quen vệ sinh, chăm sóc răng miệng.
Vệ sinh răng miệng kém có thể dẫn đến những hệ lụy trầm trọng.
“Cơ thể người rất phức tạp và tất cả các cơ quan, bộ phận luôn hoạt động chặt chẽ với nhau, ngay cả khi chúng ta không nhận ra điều đó. Chẳng hạn, một vết nở loét ở miệng hoặc răng bị va đ.ập mạnh có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn thâm nhập vào m.áu, từ đó gây ra nhiều vấn đề hơn.
Điều quan trọng là chúng ta nên quan tâm và theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng thường xuyên, đặc biệt cảnh giác với bất kỳ dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn.
Nếu có điều gì khiến bạn lo lắng, tốt nhất bạn nên đi khám càng sớm càng tốt”, Tiến sĩ Eyrumlu giải thích.
Nha sĩ Eyrumlu nêu rõ 5 tình trạng sức khỏe nghiêm trọng có thể bắt nguồn từ việc vệ sinh răng miệng kém, bao gồm:
1. Các vấn đề về tim
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người sức khỏe răng miệng kém có tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch cao hơn, chẳng hạn như đau tim hoặc đột quỵ.
Tiến sĩ Eyrumlu cho biết, có 2 tình trạng phổ biến về bệnh tim liên quan đến sức khỏe răng miệng là xơ vữa động mạch và cục m.áu đông.
“Xơ vữa động mạch, nơi tích tụ mảng bám chất béo làm dày thành động mạch và giảm lưu lượng m.áu, và viêm màng tim trong, khi n.hiễm t.rùng ở nướu răng có thể đi vào m.áu, có khả năng lây nhiễm sang màng tim.
Bên cạnh đó, một số vi khuẩn mang protein – loại vi khuẩn thúc đẩy cục m.áu đông có thể làm tắc nghẽn động mạch, khiến tim có nguy cơ bị tấn công. Điều này cũng có thể làm tắc nghẽn động mạch cảnh lưu thông m.áu lên não, khiến chúng ta dễ bị đột quỵ”, ông Eyrumlu giải thích.
2. Vấn đề về hô hấp
Vệ sinh răng miệng kém tạo cơ hội cho vi khuẩn thâm nhập vào hệ hô hấp, có thể ảnh hưởng đến khả năng thở.
Mặc dù hầu hết chúng ta đều biết cần thay bàn chải đ.ánh răng thường xuyên (khuyến cáo 3 tháng một lần), nhưng việc làm này có thể rất dễ quên.
Vì vi khuẩn có thể tích tụ trên đầu bàn chải và di chuyển theo đường m.áu đến phổi, gây hại cho hệ thống hô hấp và ảnh hưởng đến khả năng thở.
“Một số nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra mối liên hệ giữa nướu răng với bệnh viêm phổi và viêm phế quản”, Tiến sĩ Eyrumlu nói, “Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp kiểm soát vi khuẩn và mảng bám để chúng không thể lây lan hay thâm nhập vào hệ hô hấp”.
3. N.hiễm t.rùng m.áu
Nhiều người coi n.hiễm t.rùng nướu là một bệnh nhẹ, nhưng Tiến sĩ Eyrumlu cho biết nó thực sự có thể gây n.hiễm t.rùng m.áu (n.hiễm t.rùng huyết).
Tình trạng này xảy ra khi cơ thể phản ứng mạnh với n.hiễm t.rùng và làm tổn thương mô.
“Nhiễm trùng m.áu có thể phát sinh do n.hiễm t.rùng không được điều trị trong nướu và có thể dẫn đến suy nội tạng, nhiễm độc m.áu, “ăn mòn” chi và thậm chí gây t.ử v.ong.
Nếu tình trạng n.hiễm t.rùng đến mức sưng tấy lên, bạn cần được trợ giúp y tế ngay lập tức để tránh trường hợp xấu nhất có thể xảy ra”, ông giải thích.
4. Sa sút trí tuệ
Các vấn đề răng miệng được chứng minh là có liên quan đến suy giảm trí nhớ.
Một số vấn đề sức khỏe trước đây có liên quan đến chứng sa sút trí tuệ như viêm lợi, rụng răng và sâu răng.
N.hiễm t.rùng nướu có thể giải phóng các chất gây viêm, ảnh hưởng trầm trọng đến não và dẫn tới hao hụt tế bào thần kinh não, Tiến sĩ Eyrumlu nói.
5. Vấn đề tiêu hóa
Không có gì đáng ngạc nhiên khi các vấn đề về tiêu hóa có thể xảy ra do vệ sinh răng miệng kém bởi thức ăn đi qua miệng trước khi đến đường tiêu hóa.
Cả răng và nước bọt đều đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa bằng cách nghiền nát thức ăn.
Tiến sĩ Eyrumlu cho biết: “Nếu có bất kỳ lý do nào khiến răng không thể phân giải thức ăn thành các mảnh nhỏ thì dạ dày và ruột sẽ phải chịu áp lực lớn hơn để tiêu hóa và xử lý các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể”.
Hơn hết, chúng ta nên đi khám răng 6 tháng một lần để đảm bảo theo dõi và vệ sinh răng miệng tốt, có thể kịp thời chăm sóc và điều trị các vấn đề sức khỏe đang tiềm ẩn.