5 tác nhân có thể gây ra bệnh Parkinson

Không ai biết chắc chắn điều gì gây ra bệnh Parkinson, tuy nhiên, các lý do có khả năng gây ra lớn nhất là gen, môi trường, lối sống và t.uổi tác.

Bệnh Parkinson là một loại bệnh rối loạn hệ thống thần kinh nặng dần theo thời gian và có thể gây ra các hành động không kiểm soát như run rẩy, cứng người, các cử động chậm, ngắt quãng cùng với các vấn đề về phối hợp và thăng bằng. Bệnh Parkinson không có tác nhân cụ thể, tuy nhiên, các lý do có khả năng gây ra lớn nhất là gen, môi trường, lối sống và t.uổi của bạn.

Đọc thêm để biết về những thứ có thể gây ra Parkinson, giả thuyết về tác nhân và làm sao để giảm thiểu nguy cơ mắc căn bệnh này.

Parkinson là một loại bệnh rối loạn hệ thống thần kinh nặng dần theo thời gian và có thể gây ra các hành động không kiểm soát như run rẩy, cứng người, các cử động chậm, ngắt quãng cùng với các vấn đề về phối hợp và thăng bằng.

Điều gì gây ra bệnh Parkinson?

Không có một lý do nhất định nào gây ra bệnh Parkinson. Nó xuất hiện khi các tế bào thần kinh của bạn, các nơ ron trong phần não kiểm soát vận động bắt đầu yếu đi hoặc c.hết. Khi c.hết đi chúng không thể sản sinh ra dopamine, chất làm bạn di chuyển và cảm thấy khoái cảm.

“Chúng tôi không có 1 nguyên nhân cụ thể”, Lynda Nwabuobi, bác sỹ y khoa, trung tâm thần kinh học The Neurology Center tại Washington D.C, nói với Health. “Dựa trên những gì chúng tôi nghiên cứu được, bệnh Parkinson xảy ra là do sự tương tác giữa bộ não đang lão hóa, gen và môi trường của bạn”. T.uổi

T.uổi tác không trực tiếp gây ra bệnh Parkinson, tuy nhiên “là một người lớn t.uổi” là yếu tố có khả năng gây ra căn bệnh này cao nhất, theo bác sĩ Nwaboubi.

Khi bạn già đi, các tế bào não co nhỏ lại và dễ bị tổn thương hơn. Biểu hiện gen – đặc biệt là cách gen của 1 người hoạt động – có thể thay đổi theo thời gian, gây ra các thay đổi trong hoạt động của các tế bào, điều sẽ gây ra Parkinson.

Thông thường, bệnh nhân được chuẩn đoán mắc Parkinson sẽ quanh 60 t.uổi. Bệnh Parkinson sớm là khi căn bệnh được chẩn đoán trước khi người bệnh 50 t.uổi. Nó chiếm 5-10% trong tổng số người bị Parkinson. Trong các trường hợp đó, căn bệnh thường được cho là gây ra bởi gen. Gen di truyền

Có tới 15% số ca mắc phải Parkinson có t.iền sử về bệnh này trong gia đình. Khoảng 5-10% số ca xảy ra được xác định là do di truyền.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể tìm ra được mối liên hệ cụ thể. “Chúng tôi biết rằng chúng tôi mới chỉ đang chạm tới bề mặt”, theo bác sĩ Nwaboubi.

Một nghiên cứu năm 2019 tìm ra được 90 tác nhân gen di truyền phổ thông khác nhau gây ra Parkinson:

SCNA: Gen này tạo ra protein alpha-synuclein.

GBA1: Gen này tạo ra GCase, một loại protein khử đi những tế bào không mong muốn.

LRRK2: Gen này tạo ra protein dardarin. Các cá nhân là hậu duệ của người Do Thái Ashkenazi và người Berber thường dễ gặp phải sự đột biến ở loại gen này.

VPS35: Gen này tạo ra vacuolar, một loại protein liên quan tới quá trình tái chế tế bào.

PARK2: Gen này tạo ra protein parkin, giúp loại bỏ các ti thể dị dạng. Đây chính là tác nhân phổ biến nhất gây nên Parkinson sớm nặng dần di truyền.

PINK1: Đây là gen chịu trách nhiệm cho sức khỏe của ti thể. Đột biến ở gen này là lý do phổ biến thứ 2 gây nên Parkinson sớm nặng dần di truyền.

PARK7: Gen này tạo ra protein DJ-1.

“Những gì chúng ta không biết là nhiều hơn so với những gì ta biết”, bác sĩ Nwaboubi cho biết, “Tôi khuyến khích mọi người đi xét nghiệm gen, đặc biệt là những người có t.iền sử trong gia đình. Càng nhiều người xét nghiệm, chúng tôi càng phát hiện ra nhiều điều mới”. Các tác nhân môi trường

Tiếp xúc với các độc tố trong môi trường có thể khiến bạn có nguy cơ mắc Parkinson, tuy nhiên vẫn cần thêm dữ liệu để xác định rõ mối liên hệ. Các độc tố này bao gồm:

Kim loại nặng

Thuốc trừ sâu

Chất kích thích, bao gồm amphetamine, methamphetamine và cocain.

Chấn thương lên vùng đầu

Chấn thương sọ não (TBI) là một tác nhân cũng có thể gây ra Parkinson. Bệnh lý học chỉ ra rằng bộ não bị chấn thương sọ não và bộ não bị Parkinson có nhiều điểm tương đồng:

Viêm, sưng

Trao đổi chất

Dung hợp Protein

Làm việc trong môi trường dễ chịu tổn thương lên vùng đầu theo lý thuyết sẽ khiến bạn dễ mắc phải Parkinson hơn. “Nếu như bạn là một cầu thủ bóng bầu dục hoặc một tay đ.ấm bốc và bạn đã phải chịu nhiều chấn động, điều đó sẽ tăng cường khả năng mắc bệnh của bạn”.

Có một số loại thuốc có thể dẫn tới các triệu chứng của Parkinson. Ảnh minh họa

Thuốc

Có một số loại thuốc có thể dẫn tới các triệu chứng của Parkinson. Đây được gọi là Parkinson do thuốc (Drug-Induced Parkinson) và thường biến mất sau khi bạn dừng uống thuốc. Trong khi đây không phải là Parkinson, tuy nhiên biểu hiện và triệu chứng của chúng rất giống nhau.

Các loại thuốc có thể gây ra Parkinson do thuốc bao gồm:

Thuốc chống loạn thần không điển hình

Thuốc chống nôn

Thuốc chống các biểu hiện của tăng động

Làm sao để giảm thiểu khả năng mắc Parkinson?

Việc ngăn ngừa Parkinson có thể là không khả thi. Biết trước về các tác nhân là một bước quan trọng trong việc xét nghiệm sớm nhất có thể. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm thiểu nguy cơ bằng cách:

Tập thể dục thường xuyên và ăn uống cân bằng

Hạn chế uống rượu

Không hút thuốc

Cố hạn chế tiếp xúc với các tác nhân môi trường

Nếu như gia đình bạn có t.iền sử Parkinson, người cung cấp dịch vụ y tế có thể khuyến cáo xét nghiệm gen để xác định nếu như bạn có đột biến ở các gen có mối liên hệ với Parkinson.

Tóm lại: Parkinson là một bệnh thần kinh kinh niên, thoái hóa. Bạn không thể hoàn toàn ngăn chặn Parkinson, việc giảm thiểu các tác nhân là khả thi bằng cách hạn chế tiếp xúc với các tác nhân môi trường, tập thể dục thường xuyên và xét nghiệm gen nếu như gia đình bạn có t.iền sử. Xét nghiệm sớm là chìa khóa, vì vậy hãy nói chuyện với 1 người cung cấp dịch vụ y tế nếu như bạn nghi ngờ mình có nguy cơ bị Parkinson.

Đừng vượt quá giới hạn với… café

Cà phê là loại thức uống thường ngày và phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Về y học, cà phê có nhiều tác động lên sức khỏe con người…

Ảnh minh họa: ITN

Sự thật về café đen “chay”

Theo các chuyên gia, cây cà phê có quê hương là Đông Phi và các vùng chạy theo đường xích đạo như Madagascar, Réunion, Mauritius, Comoros…, từ đó được nhân giống và lan tỏa đi khắp nơi trên thế giới như ngày nay.

Có hai giống cà phê được trồng nhiều hiện nay là cà phê vối và cà phê chè. Cà phê có tính axit nhẹ và đặc biệt có thành phần cafeine gây tác động lên thần kinh và tim mạch một cách rõ rệt nhất. Chất này có thể gây… nghiện ở nhiều người uống. Do đó, khi không uống thì thấy thiếu vắng và… “nhớ nhung”.

Loại thức uống có tên… cà phê (café/coffee) được làm từ hạt cà phê chín phơi hoặc sấy khô rồi rang xay. Quá trình đó có thể có thêm những chất “phụ gia” để cho thơm hơn, ngon hơn thuộc “bí quyết” của các nhà sản xuất.

Có nhiều thành phần cùng góp mặt ở trong một ly cà phê. Theo công bố khoa học của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong một ly cà phê đen, không sữa, không kem, không đường có đến 1.000 thành phần hóa học khác nhau, trong đó có một số thành phần cơ bản: Chất đạm (protein), chất khoáng (Natri, Kali, Magne, Mangan, Phosphore, Folate) và vitamine (B1-Thiamine, B2-Riboflavin, B3-Niacin, B5-Acid Pentothenic). Một ly cà phê như vậy chỉ mang tính giải khát, tạo cảm giác sảng khoái và không bổ sung năng lượng, vì “nó” có số calo là 01.

Khi sử dụng cà phê cần lưu ý, nếu các thành phần như đường, kem, sữa, siro, hương liệu… được thêm vào trong ly cà phê đen “chay” tạo thức uống mang các thương hiệu như Cappuccino, Latte, Mocha… danh tiếng thì sẽ có nhiều chất béo (lipid) và lượng calo không kém gì một ổ bánh mì thịt nguội, dăm bông!

Ảnh minh họa: ITN

Nếu sử dụng đúng…

Một loại hóa chất đặc biệt có trong cà phê gọi là cafeine. Chính chất cafeine tạo ra sự tác động chủ yếu lên sức khỏe con người và được biểu hiện rõ rệt nhất qua hệ thống thần kinh và tim mạch. Tùy cơ địa và tùy lượng cafeine đưa vào cơ thể mà ở mỗi người có sự “đáp ứng” khác nhau khi uống cà phê.

Nói chung, với “liều lượng” cafeine trung bình từ 50 – 300 mg sẽ tạo ra tác động tích cực như làm tăng sự hưng phấn, sự tỉnh táo và độ tập trung công việc của người uống. Nhưng nếu càng vượt qua giới hạn đó bao nhiêu sẽ càng tạo ra sự tác động tiêu cực bấy nhiêu như kích thích tăng nhịp tim, gây mất ngủ, gia tăng sự bồn chồn, lo lắng, tạo cảm giác bất an và khó tập trung vào công việc.

Một nghiên cứu ở nước ngoài đã đưa ra kết luận, nếu sử dụng đến 11 ly cà phê trong một ngày chắc chắn sẽ có mặt trên giường của Khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện cấp tỉnh hoặc thành phố.

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra những tác động tích cực của cà phê đối với sức khỏe con người qua việc phòng tránh các bệnh lý sau đây:

– Bệnh trầm cảm: Các thành phần có tác dụng chống oxy hóa làm giảm các stress oxy hóa gây ảnh hưởng bất lợi cho các tế bào thần kinh. Tác dụng gây hưng phấn với một lượng cafeine nhất định (50 – 300mg) sẽ phòng chống bệnh trầm cảm và thậm chí là ngăn ngừa được ý định t.ự s.át của người bệnh. Mức độ sử dụng trong các trường hợp này được khuyên là không quá 6 ly mỗi ngày.

– Các bệnh ung thư: Cafeine có tác dụng giảm viêm, mà viêm là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh ung thư. Khả năng cản trở sự phát triển và lây lan tế bào ung thư của cafeine có thể gây tác động bất lợi cho quá trình hình thành và phát triển ung thư.

Cafeine kích thích sự sản xuất axit mật của gan, gia tăng tốc độ tiêu hóa thức ăn qua ruột non. Nhờ vậy làm giảm đáng kể lượng chất có khả năng gây ung thư mà niêm mạc ruột tiếp xúc. Ngoài ra, cafeine còn có tác dụng giảm lượng estrogen là loại hormone đóng vai trò liên quan trong một số bệnh ung thư.

– Bệnh sỏi mật: Một số thành phần có trong cà phê có tác dụng ngăn chặn quá trình cholesterol tạo thành tinh thể trong túi mật, đường mật và trong gan. Cafeine còn có tác dụng gia tăng sự co bóp của túi mật, giúp mật lưu thông tốt và tránh được sự lắng đọng của cholesterol trong túi mật cũng như ở các đường dẫn mật. Nhờ vậy, cà phê có tác dụng ngăn ngừa bệnh sỏi mật của hệ thống gan mật trong cơ thể.

– Bệnh tiểu đường: Các nghiên cứu cho thấy, những người uống cà phê mỗi ngày thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 sẽ thấp hơn những người không uống ly cà phê nào. Các “thành viên” có trong cà phê như magne, polyphenol và những chất khác có thể tác động hiệu quả đến quá trình chuyển hóa insulin và glucose.

– Bệnh Parkinson và Alzeimer: Nhờ có thành phần cafeine và các chất chống oxy hóa khử nên cà phê có tác dụng phòng ngừa các bệnh lý này qua việc bảo vệ và kích thích tế bào thần kinh hoạt động. Các nghiên cứu cho biết người uống cà phê thường xuyên tỉ lệ mắc bệnh Alzeimer giảm đến 65% và Parkinson giảm đến 60% so với người không uống cà phê.

Ngoài ra, cà phê còn có tác dụng giảm stress, lượng mỡ trong cơ thể qua việc thúc đẩy chuyển hóa các axit béo trong m.áu và tế bào thành năng lượng, tăng cường khả năng t.ình d.ục, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, làm chậm quá trình lão hóa và nâng cao t.uổi thọ do chống lại các chất oxy hóa gây tổn thương tế bào các cơ quan trong cơ thể.

Nếu biết cách sử dụng và sử dụng đúng mức thì cà phê có tác động tích cực mang lại lợi ích cho sức khỏe con người. Nhưng nếu không biết cách sử dụng và lạm dụng thì cà phê sẽ có tác động tiêu cực gây bất lợi cho sức khỏe con người và thậm chí tính mạng bị đe dọa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *