5 thói quen tồi tệ nhất gây ra viêm nhiễm

Thông thường, viêm là một phản ứng bảo vệ giúp cơ thể chữa lành khỏi chấn thương hoặc n.hiễm t.rùng.

Nhưng tình trạng viêm mạn tính khiến cơ thể luôn trong tình trạng báo động đỏ.

Ít vận động lại ăn những thực phẩm không lành mạnh, dễ có nguy cơ bị viêm nhiễm. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK

Theo thời gian, điều đó có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng và thậm chí gây t.ử v.ong.

Tác giả của bài báo đăng trên tạp chí Nature Medicine cho biết: “Các bệnh viêm mạn tính đã được công nhận là nguyên nhân gây t.ử v.ong đáng kể nhất trên thế giới hiện nay, bao gồm bệnh tim, ung thư, tiểu đường, đột quỵ và bệnh thận mạn tính”.

Dưới đây là những thói quen tồi tệ nhất tạo ra chứng viêm, theo Eat This, Not That!

1. Thừa cân

Các chuyên gia cho biết thừa cân hoặc béo phì là nguyên nhân chính gây ra chứng viêm, và phương pháp hiệu quả nhất để giảm viêm là giảm cân.

Theo một đ.ánh giá năm 2018 của 76 nghiên cứu, giảm cân có thể làm giảm lượng viêm trong cơ thể và giảm lượng calo bạn tiêu thụ hằng ngày có tác dụng chống viêm, bất kể bạn theo chế độ ăn kiêng nào, theo Eat This, Not That!

2. Ít vận động

Một cuộc sống ít vận động có liên quan đến chứng viêm và bạn càng ít vận động, các dấu hiệu viêm của bạn càng tăng lên, một nghiên cứu cho thấy.

Tin tốt là: Tập thể dục là một cách khắc phục nhanh chóng theo nghĩa đen. Một nghiên cứu khác được thực hiện tại Trường Y, Đại học California San Diego (Mỹ), cho thấy rằng chỉ một buổi tập thể dục vừa phải trong 20 phút sẽ khiến cơ thể tạo ra phản ứng chống viêm.

Các chuyên gia bao gồm Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyên bạn nên tập thể dục cường độ trung bình ít nhất 150 phút hoặc 75 phút vận động mạnh mỗi tuần.

3. Bị căng thẳng

Ngủ ngon đủ giấc là thói quen tốt, giúp bạn giữ được sức khỏe tốt. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERTOCK

Căng thẳng mạn tính dường như gây ra phản ứng viêm trong cơ thể, có thể gây hại cho tim và hệ thống miễn dịch.

Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng căng thẳng quá mức có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bệnh gan nhiễm mỡ và ung thư (và tiên lượng xấu), có khả năng rút ngắn t.uổi thọ của bạn theo năm tháng.

4. Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến

Ăn thực phẩm chế biến – đặc biệt là carbohydrate đơn giản và đường bổ sung – làm tăng căng thẳng ô xy hóa trong cơ thể kích hoạt các gien gây viêm, theo một bài báo năm 2019 được công bố trên tạp chí Nature Medicine.

Những thực phẩm chế biến quá kỹ này, chứa nhiều đường, muối và chất bảo quản, cũng có thể làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột, làm tăng nguy cơ “ruột bị rò rỉ”, dẫn đến gây viêm.

5. Ngủ kém

Các nhà nghiên cứu Nature Medicine cho biết chất lượng giấc ngủ kém là một yếu tố nguy cơ gây ra chứng viêm mạn tính toàn thân (SCI).

Các tác giả nghiên cứu viết: “Tiếp xúc với ánh sáng xanh, đặc biệt là sau khi mặt trời lặn, làm tăng sự hưng phấn và tỉnh táo vào ban đêm, do đó gây rối loạn nhịp sinh học, từ đó thúc đẩy quá trình viêm nhiễm và là nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh liên quan đến viêm nhiễm”, theo Eat This, Not That!

Bát canh nóng khiến bé 7 tháng t.uổi bỏng nặng

Bé 7 tháng t.uổi, bị bát nước canh nóng đổ lên người, bỏng nặng vùng ngực, bụng, đùi.

Các bác sĩ Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng, ngày 6/8, cho biết bé bỏng độ 3, diện tích khoảng 15% cơ thể.

Người nhà cho biết trước đó đã tự sơ cứu cho bé bằng cách để vùng bỏng dưới vòi nước, bôi kem đ.ánh răng và tiết gà vào vết bỏng theo kinh nghiệm dân gian. Bé quấy khóc nhiều, gia đình mới đưa đến Trung tâm Y tế huyện Hà Quảng rồi chuyển bệnh viện tỉnh điều trị. Bé được xử trí chống sốc, giảm đau, sơ cứu bỏng, cần chăm sóc, theo dõi thêm tại bệnh viện.

Bỏng là tai nạn thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là bỏng nước sôi. Trẻ bị bỏng thường chậm hồi phục hơn so với người lớn do lớp da mỏng hơn, sức chịu nhiệt kém nên khi bị, mức độ bỏng sẽ nặng, sâu hơn người lớn, thậm chí gây tổn thương tận cơ, xương, mạch m.áu, thần kinh… Ngoài ra, bỏng ở t.rẻ e.m, dù diện tích nhỏ cũng có thể gây mất muối, nước, huyết tương… dẫn đến tình trạng hoảng loạn, sốc, nhiễm khuẩn, nhiễm độc và t.ử v.ong.

Khi trẻ bị bỏng, gia đình cần loại bỏ ngay tác nhân gây bỏng và đưa trẻ vùng an toàn. Nhanh chóng đưa vết bỏng vào dưới vòi nước hoặc vào chậu nước lạnh và sạch để giảm nhiệt độ bỏng, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm và giảm độ sâu của vết thương, hạn chế tổn thương lan rộng. Nếu không, có thể dội nước mát sạch lên đó vài lần. Lưu ý bảo vệ vết thương để tránh tổn thương và n.hiễm t.rùng thêm bằng cách dùng bằng gạc sạch hoặc vải mỏng băng nhẹ nhàng che phủ vết bỏng, tránh băng quá chặt làm tổn thương tại vết bỏng nặng thêm. Phụ huynh cần liên tục động viên, trấn an trẻ.

Nếu vùng bỏng lớn, không nên cởi bỏ quần áo khiến bị l.ột d.a vùng bỏng mà dùng kéo cắt áo quần ra tách khỏi vết bỏng giảm đau rát, viêm nhiễm. Nhẹ nhàng tháo bỏ các tư trang cá nhân, vòng lắc hoặc đồng hồ, giày dép… trước khi vết bỏng bị sưng nề rồi đưa trẻ nhập viện.

Không bôi bất cứ thuốc hoặc hóa chất nào lên vết bỏng. Không dùng đá để làm mát vết bỏng, làm tế bào co lại khiến vết bỏng lâu khỏi và dễ bị loét hơn.

Gia đình cần thường xuyên để mắt đến trẻ; để những thứ dễ gây bỏng như nước sôi, phích nước, bát canh nóng… xa tầm với của trẻ và ở nơi gọn gàng, tránh để ở lối đi khiến người khác va phải. Khi trẻ đã nhận thức được, phụ huynh cần thường xuyên nhắc nhở trẻ về cách phòng tránh tai nạn bỏng; cách xử trí khi bị bỏng để đảm bảo an toàn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *