Cân nặng là chỉ số giúp mẹ đ.ánh giá sự phát triển về thể chất của con. Việc theo dõi cân nặng của trẻ rất quan trọng, nhất là trong giai đoạn 1-3 t.uổi.
Bác sĩ Nguyễn Minh, Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội), cảnh báo 5 tình trạng về cân nặng ở trẻ cha mẹ cần để ý:
1. Trẻ có dấu hiệu đứng cân
Khi trên một t.uổi, trẻ sẽ không còn tăng cân nhiều hàng tháng như trước. Nhưng trẻ vẫn cần tăng cân đều hàng tháng từ 200-300 g (hoặc nhiều hơn nếu trẻ tăng cân kém trước đó). Do đó, cần lưu ý hơn về chế độ dinh dưỡng cho trẻ phù hợp khi trẻ đã giảm bú mẹ, giảm uống sữa và ăn dặm nhiều hơn.
2. Trẻ biếng ăn kéo dài, bị nhẹ cân
Khi biếng ăn kéo dài cho thấy đường ruột của trẻ đang yếu, tiêu hóa kém khiến trẻ hay bị đầy bụng, ăn ít đã no và chán ăn. Ba nguyên nhân thường gặp khiến đường ruột yếu đó là:
– Trẻ hay ốm vặt phải uống nhiều kháng sinh khiến đường ruột yếu.
– Do mẹ cho ăn dặm sớm, ăn đốt giai đoạn từ bột sang cháo, từ cháo sang cơm, khiến hệ tiêu hóa bị quá tải dẫn đến ngày càng tiêu hóa kém.
– Do bị ảnh hưởng ở tình trạng trẻ còi xương, luôn có khả năng tiêu hóa kém hơn bình thường.
Khi trẻ có những dấu hiệu không ổn về cân nặng, cha mẹ cần sớm điều chỉnh và can thiệp. Ảnh: Health.
3. Trẻ ăn được nhưng chậm tăng cân
Tình trạng này cho thấy khả năng hấp thu ở cơ thể của trẻ bị kém. Dù ăn được, dinh dưỡng không hấp thu vào cơ thể khiến trẻ không có đủ năng lượng để cung cấp cho cơ thể hoạt động, tăng cân đầy đủ và phát triển thể chất. Nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa ở trẻ hấp thu kém chủ yếu cũng như 3 nguyên nhân trên.
4. Trẻ chỉ ăn, ít uống sữa
Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ từ 1-3 t.uổi là sữa. Trẻ ở độ t.uổi này vẫn cần uống sữa mỗi ngày. Lượng sữa trẻ cần uống mỗi ngày như sau:
– Trẻ 2-3 t.uổi, mỗi ngày cần uống thêm khoảng 600 ml sữa.
– Trẻ 18 tháng đến 2 t.uổi vẫn cần uống từ 600-800 ml sữa mỗi ngày.
– Trẻ từ 12-18 tháng cần uống ít nhất 800 ml sữa mỗi ngày với sữa mẹ hoặc sữa khác. Lượng sữa có thể tăng giảm tùy theo nhu cầu của trẻ.
5. Trẻ hay ốm vặt
Trẻ trong 3 năm đầu rất dễ ốm, ho, sổ mũi khi trở trời hoặc khi nằm lạnh ra gió tí. Nếu khoảng vài tháng hoặc một năm, trẻ bệnh một đợt thì không vấn đề bởi trẻ cần phải trải qua những cơn ốm để hệ miễn dịch phát triển.
Nhưng khi trẻ có biểu hiện hay ốm hàng tháng, nghĩa là sức đề kháng của trẻ đang yếu và cần tăng cường, bổ sung sớm, không phải đợi lúc trẻ ốm mới cho uống thuốc. Bởi điều này sẽ dễ khiến hệ miễn dịch ngày càng kém hơn và bệnh nhanh tái lại.
Ngoài ra, với trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, còi xương thường có sức đề kháng yếu hơn trẻ khác. Vì khi trẻ có cân nặng kém cho thấy cơ thể đang thiếu dinh dưỡng, không thể cung cấp cho trẻ phát triển bình thường, hệ miễn dịch cũng bị thiếu năng lương để hoàn thiện và phát triển.
Theo Zing
Mẹ Việt Kiều chia sẻ thực đơn ăn dặm đẹp như tranh, hạnh phúc khi thấy con ăn ‘thun thút’ mỗi bữa
Ăn dặm cùng con với chị Kiều (hiện đang sinh sống tại Canada) chưa bao giờ là cuộc chiến, thay vào đó là những khoảnh khắc hạnh phúc khi nhìn thấy con ăn thun thút mỗi bữa.
Chị Kiều chia sẻ, chị cho con ăn dặm khi bé được vừa tròn 6 tháng và không nhất thiết theo phương pháp nào cả, bà mẹ trẻ linh động cho con ăn theo kiểu 3in1. “Mới đầu mình cho con ăn dặm kiểu Nhật. Khi con làm quen với từng loại và mùi vị thức ăn thì mình lại chuyển sang ăn dặm truyền thống. Khi con biết nuốt nhai tốt, mình cho con ăn dặm truyền thống và ăn xen kẽ BLW”.
Chị Kiều và con trai (Ảnh: NVCC)
9X Việt Kiều cũng cho biết, ban đầu bé rất hợp tác, rất thích thú mỗi khi đến giờ ăn, tất nhiên cũng có thời gian bé biếng ăn theo giai đoan, biếng ăn sinh lý, nhưng chị rất tôn trọng con, không ép con ăn, mặc dù có những bữa bé chỉ nhìn rồi ăn 1-2miếng, khóc lóc đòi ra khỏi ghế không chịu ăn nữa, lúc đó chị sẽ cho con 3 cơ hội nếu con vẫn không chịu thì kết thúc bữa ăn luôn, chờ bữa kế tiếp mới cho con ăn.
Mộ ngày chị Kiều cho con ăn 2 bữa chính 3 bữa phụ. Ví dụ, bữa trưa cho con ăn dặm truyền thống thì tối sẽ ăn dặm BLW. Khi sinh bé đầu tiên, chị hoàn toàn thất bại về chuyện ăn uống của con, nên lúc mang bầu bé thứ 2, chị Kiều hay lên mạng tim hiểu và học hỏi kinh nghiệm các mẹ đi trước, thê nên bây giờ đối với chị mỗi bữa ăn cả mẹ và con rất vui vẻ, không có tiếng khóc hay tiếng nạt nộ.
9X Việt Kiều cho bé ăn dặm từ 6 tháng t.uổi (Ảnh: NVCC)
Trước khi cho con ăn dặm, chị cũng chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết như bát, đĩa, thìa, công cụ chế biến đồ ăn riêng cho bé. Đồ ăn được chị Kiều đi chợ 2 ngày 1 lần để để đảm bảo đồ ăn tươi cho bé, về khâu chế biến đồ ăn thì con ăn cùng với gia đình, bố me ăn gì con ăn đó, chỉ là trước lúc nêm gia vị thi mẹ lấy ra phần của bé trước rồi mới nêm nếm gia vị.
“Lúc bé chưa được 1 t.uổi, mình hầu như không nêm nếm gia vị gì cho bé, vì trong rau, đồ ăn của bé đã có vị ngọt tự nhiên rồi. Lúc bé được 1 t.uổi cho đến bây giờ, mình có nên nhưng dùng loại gia vị tự nhiên đành riêng cho con.
Nhiều người cứ bảo ăn BLW con ăn chẳng được bao nhiêu, lại ném đồ bừa bãi, nhưng quan điểm của mình thì không ngại dọn dẹp khi con ăn vứt đồ ăn linh tinh. Mình chỉ mong mỗi bữa ăn của con được vui vẻ, được khám phá những đồ ăn mẹ nấu, qua đó mình có thể dạy con những thứ được mẹ trang trí trên đĩa thức ăn là những gì…”, bà mẹ hai con đưa ra quan điểm.
Bé Micheall rất thích thú với mỗi bũa ăn của mẹ (Ảnh: NVCC)
Về khâu chế biến, chị Kiều rất ít khi chiên xào hay kho các kiểu, mà ưu tiên hấp hoặc luộc đồ ăn cho bé, bởi vừa tiết kiệm thời gian lại đảm bảo được dinh dưỡng. Chị cho bé ăn rau củ quả là chủ yếu, mỗi bữa ăn của con có đủ 4 nhóm dinh dưỡng, nhưng về nhóm đạm thì được ăn ít hơn.
Độ thô cho bé được 9X Việt Kiều tăng dần như sau: ” Từ bắt đầu ăn dặm – 6 tháng t.uổi, thức ăn dặm mình làm ở dạng mịn, rây nhuyễn, có độ loãng, nhiều nước. Cháo thì tỷ lệ 1:10 (1 muỗng gạo : 10 muỗng nước), rau củ quả cũng xay nhuyễn, mịn và rây. Nấu cháo đúng tỷ lệ trước, sau đó để riêng từng món cho bé ăn. Khi bé hết 7 tháng t.uổi, mình cho bé ăn cháo hạt vỡ, đến 8 tháng bé ăn cháo nguyên hạt, 9 tháng đã ăn được cơm nát. Hiện tại, con đã có thể ăn cơm cùng với gia đình”.
Với những trải nghiệm của mình về hành trình cho con ăn dặm chị Kiều đưa ra lời khuyên cho các mẹ, điều quan trọng nhất là hãy tin tưởng và tôn trọng con, mẹ phải luôn kiên trì vượt qua những giai đoạn biếng ăn của con. Không nên ép con ăn, nạt nộ con trong bữa ăn chỉ làm cho tình trạng biếng ăn của con thêm nặng hơn. Vậy nên các mẹ cứ hãy tin tưởng ở con thì con sẽ vì mẹ mà cố gắng.
Cùng chiêm ngưỡng thực đơn ăn dặm đẹp như tranh vẽ của chị Kiều chuẩn bị cho con mỗi bữa nhé!
Văn Anh
Theo emdep