5 vấn đề y tế nổi bật năm 2019

Cuộc chiến với t.huốc l.á điện tử và căn bệnh trầm cảm gay go, nhiều bệnh truyền nhiễm tái phát, thế giới đạt được bước tiến lớn trong phòng chống HIV.

“Đại dịch” t.huốc l.á điện tử

T.huốc l.á điện tử khiến hàng nghìn người nhập viện. Ảnh: Associated Press

Từ giữa tháng 8, tính riêng tại Mỹ có 2.506 trường hợp nhập viện vì tổn thương phổi và 54 ca t.ử v.ong liên quan đến việc sử dụng t.huốc l.á điện tử. Hầu hết bệnh nhân đều ở độ t.uổi 20, cơ thể khỏe mạnh và không có t.iền sử bệnh lý. Sau khi sử dụng t.huốc l.á điện tử chứa nicotine, THC (chất có trong cần sa), nhiều người nhập viện cấp cứu.

Tháng 11, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) công bố, thủ phạm gây ra bệnh phổi cho người sử dụng t.huốc l.á điện tử có khả năng là vitamin E acetate. Đây là chất có trong dung dịch pha loãng tinh dầu thơm trong t.huốc l.á điện tử.

Bệnh trầm cảm cướp đi mạng sống của nhiều người

Nữ ca sĩ Sulli t.ự t.ử vào ngày 14/10. Ảnh: Pinterest

Năm 2019, thế giới chứng kiến sự ra đi của hai nữ ca sĩ Hàn Quốc Sulli và Go Hara khi t.uổi mới đôi mươi. Cả hai đều t.ự t.ử sau một thời gian dài mắc bệnh trầm cảm. Sự việc đau lòng một lần nữa nhấn mạnh sự nguy hiểm của căn bệnh trầm cảm. Tại các diễn đàn trực tuyến, nhiều người Hàn Quốc ủng hộ các cơ quan chức năng và chính quyền vào cuộc, ngăn chặn tình trạng t.ự t.ử vì trầm cảm ngày một gia tăng.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của hơn 264 triệu người. Mỗi năm có tới 800.000 người t.ự t.ử vì bệnh trầm cảm, đặc biệt là thanh thiếu niên từ 15 đến 29 t.uổi. Mặc dù hiện đã có phương pháp điều trị trầm cảm, khoảng 76% đến 85% người dân ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình không được tiếp cận.

Dấu son trong phòng chống HIV

Gần 12 năm sau lần đầu chữa khỏi HIV cho một bệnh nhân người Đức, các nhà khoa học tiếp tục loại bỏ thành công virus c.hết người này khỏi hai bệnh nhân khác. Đây là cột mốc đ.ánh dấu sự phát triển của ngành y khoa, khẳng định việc điều trị HIV là có thể.

Cả hai bệnh nhân đều sử dụng phương pháp cấy ghép tủy xương vốn để điều trị ung thư. Sau gần ba tháng nhận tế bào gốc tủy xương từ người hiến tặng và 18 tháng không dùng thuốc kháng sinh, sức khỏe của bệnh nhân vẫn ổn định. Xét nghiệm cho thấy cơ thể anh không còn dấu hiệu nhiễm HIV.

Tuy nhiên, giáo sư Ravindra Gupta từ Đại học Cambridge, đứng đầu đội ngũ bác sĩ, cho biết hiện chưa thể khẳng định chắc chắn cả hai bệnh nhân đã khỏi hoàn toàn. Bên cạnh đó, đây là phương pháp điều trị tương đối đắt đỏ, phức tạp và gây rủi ro cao.

Công tác ngăn chặn sự lây lan của HIV toàn cầu vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Tháng 11 năm nay, lần đầu tiên sau 19 năm, các nhà khoa học đã công bố phát hiện chủng virus HIV mới thuộc nhóm M HIV-1, có tốc độ lây nhanh chóng.

Nhiều bệnh dịch c.hết người tái xuất

T.rẻ e.m châu Phi được tiêm phòng bệnh sởi. Ảnh: Unicef

Năm 2019, thế giới chứng kiến sự trỗi dậy của nhiều căn bệnh c.hết người như sởi, bại liệt, dịch hạch, bạch hầu…

Tính đến ngày 5/11, thế giới đã có 413.308 trường hợp mắc sởi, theo báo cáo của WHO. Khu vực bùng phát dịch sởi mạnh mẽ bao gồm châu Mỹ và châu Phi. Trong khi đó, Trung Quốc ghi nhận 4 trường hợp mắc bệnh dịch hạch tại Nội Mông, căn bệnh gần như bị xóa sổ trước đó.

Bệnh bại liệt cũng tái xuất tại Philipines. Kể từ ngày 14/9 đến ngày 27/11, nước này ghi nhận 8 trường hợp mắc bệnh sau 19 năm loại trừ virus bại liệt. Chưa đầy một tháng sau, một trẻ sơ sinh tại Malaysia được xác định mắc bệnh bại liệt, lần đầu sau gần 30 năm.

Các chuyên gia cho rằng, sự trỗi dậy của bệnh dịch là hệ quả của chiến dịch “tẩy chay vắc xin”, quan điểm tôn giáo hoặc tình trạng bất ổn ở một số quốc gia.

Tình trạng kháng kháng sinh

Các vi trùng kháng thuốc trở thành mối đe dọa mới và nguy hiểm nhất mà con người phải đối mặt. Cùng với sự phát triển của y học, tình trạng kháng kháng sinh gia tăng nhanh chóng. Các nguyên nhân bao gồm: lạm dụng kháng sinh, dùng kháng sinh trị bệnh do nhiễm virus, tự dùng thuốc mà không có sự tư vấn của bác sĩ…

Trong năm qua, nấm Candida auris thu hút sự chú ý của nhiều chuyên gia vì khả năng kháng các loại kháng sinh. Virus âm thầm lây lan, ảnh hưởng đến những người có hệ miễn dịch kém trên toàn cầu.

Sự gia tăng kháng kháng sinh cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng n.hiễm t.rùng, kéo dài thời gian nằm viện và gia tăng tỷ lệ t.ử v.ong. Mỗi năm, ước tính có khoảng 700.000 đến vài triệu người c.hết vì virus kháng thuốc. Chi phí cho nghiên cứu thuốc kháng kháng sinh thế hệ mới tăng cao trong khi thu hồi vốn thấp khiến các hãng dược phẩm không mặn mà với quá trình nghiên cứu bào chế thuốc kháng sinh mới.

Thục Linh

Theo New York Times, WHO, CNN/VNE

Bất an tỷ lệ tiêm chủng thấp

Tại hội nghị tổng kết hoạt động tiêm chủng năm 2019 vừa được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) tổ chức, Th.S-BS Lê Hồng Nga, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm (HCDC), cho biết hiện trên địa bàn TPHCM có 8 quận huyện và 88 phường xã có tỷ lệ tiêm chủng rất thấp. Trong đó, quận 8, 10, 11, 12, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Tân, Bình Thạnh chưa đạt tỷ lệ tiêm chủng.

Ảnh minh họa

Hiện TPHCM có 100 cơ sở tiêm chủng dịch vụ, 495 cơ sở tiêm chủng nhà nước và 113.000 trẻ trong độ t.uổi (sinh năm 2018) bắt buộc tiêm chủng các loại vaccine cơ bản trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia phòng chống các bệnh như: lao, viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib, sởi, rubella, viêm não Nhật Bản

Tuy nhiên, số trẻ được tiêm vaccine bắt buộc trong năm 2018 đến hết tháng 11-2019 chỉ đạt hơn 87%, trong khi theo kế hoạch cả năm đạt trên 95%. Trước bối cảnh bệnh tật đang diễn biến phức tạp, nếu công tác tiêm chủng lơ là, dịch bệnh có thể bùng phát bất kỳ lúc nào.

Để khắc phục và hướng đến mục tiêu tất cả t.rẻ e.m sinh sống trên địa bàn TPHCM đều được tiêm chủng đầy đủ, bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho rằng cần phải quản lý đối tượng tiêm chủng, hạn chế tình trạng bỏ sót.

Thực tế, công tác quản lý tiêm chủng đang có nhiều bất cập. Theo kết quả điều tra trên 750 bà mẹ có con sinh ra từ năm 2018 cư trú tại 22 quận huyện trên địa bàn TPHCM, tên trẻ có trong sổ quản lý của trạm y tế địa phương chỉ đạt 46,2%. Trẻ được chích ngừa bệnh uốn ván sơ sinh trong sổ quản lý t.rẻ e.m đạt 65,3%. Về kết quả điều tra mẹ, tên mẹ có trong sổ quản lý thai phụ của trạm y tế là 29,1%, trên hệ thống tiêm chủng là 28,8%. Tiêm ngừa uốn ván thai kỳ của mẹ trên sổ quản lý là 31,6% nhưng trên hệ thống tiêm chủng là 69,4%…

Kết quả điều tra cũng cho thấy, việc quản lý thai phụ bằng sổ và hệ thống thông tin tiêm chủng hiệu quả thấp, chỉ quản lý được 29% đối tượng. Việc quản lý trẻ bằng sổ chỉ quản lý được gần 50% số trẻ thực tế trên địa bàn. Trong khi đó, hệ thống thông tin tiêm chủng quản lý được 96% số trẻ. Tuy nhiên, việc trùng khớp ngày tiêm chưa đạt được 50%, đúng địa chỉ là 74%.

Muốn hạn chế bỏ sót đối tượng tiêm chủng, ngành y tế cho rằng cần có sự tham gia của các ngành khác. Thậm chí, cần có biện pháp chế tài các cơ sở tiêm chủng không tuân thủ đầy đủ quy định, kể cả phụ huynh không đưa con em đi tiêm chủng phòng bệnh. Song song đó, cần xây dựng hệ thống thông tin tiêm chủng, rà soát, xác minh lại tên t.uổi, địa chỉ liên hệ, thông tin tiêm chủng của trẻ thì việc thu thập dữ liệu mới được thuận lợi.

THÀNH SƠN

Theo SGGP

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *