50% bệnh nhân mắc rối loạn do stress không được phát hiện

Tại Việt Nam, có khoảng 15% dân số mắc bệnh rối loạn liên quan đến stress. Tuy nhiên, con số đến khám và điều trị vì những bệnh rối loạn này còn rất thấp, chỉ khoảng 30-50% số ca bệnh.

Điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần ( Bệnh viện Bạch Mai), bà T.T.S. (ở Thanh Hóa) cho biết, bà đã thoát khỏi tình trạng stress được 90% so với thời điểm trước khi nhập viện. Bà S. bị bệnh mất ngủ dày vò suốt 18 năm qua, trước đó bà đi khám tại bệnh viện tuyến huyện thì được bác sĩ kê đơn thuốc bắc nhưng uống mãi không đỡ. Hàng ngày bà phải dùng t.huốc n.gủ để an thần, đêm nào không dùng thuốc, bà trằn trọc suốt đêm, người lúc nào cũng bứt rứt, buồn bực khó chịu. Qua thăm khám, bà S. được chẩn đoán là bị rối loạn cơ thể, được điều trị theo phác đồ.

Cũng từng nhập viện khi có những lo âu, hồi hộp và mất ngủ, bà L.T.T.M. (ở Quảng Bình) cho biết, bà đã đi khám tại bệnh viện huyện, lên cả tuyến tỉnh nhưng bác sĩ không phát hiện ra bệnh. Chính vì thế, bà M. tự điều trị bằng cách uống t.huốc a.n t.hần trong một thời gian dài. Sau 3 năm bệnh ngày càng nặng, gia đình mới đưa bà ra khám tại Viện sức khỏe tâm thần. Tại đây, bác sĩ kết luận, bà M. bị rối loạn liên quan đến tâm thần…

Bác sĩ đang khám cho bệnh nhân mắc chứng bệnh trầm cảm.

Mới đây, Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) có tiếp nhận một bệnh nhân nữ 38 t.uổi (ở Hà Nội) nhập viện trong tình trạng thường xuyên đau đầu.

Theo lời kể của bệnh nhân, chị lấy chồng từ năm 26 t.uổi, cuộc sống gia đình ổn định mức trung bình. Sau một thời gian, vợ chồng quyết định xây nhà và phải vay mượn thêm khoảng 1/4 số t.iền.

Trong quá trình xây nhà, chồng bệnh nhân thường phải đi làm xa nên gần như không giúp đỡ vợ. Điều này khiến bệnh nhân lo nghĩ kéo dài, dẫn tới xuất hiện biểu hiện căng thẳng, luôn trong tâm trạng lo lắng, đau đầu 2 bên thái dương và lan ra khắp đầu, kèm theo ngủ kém, chỉ ngủ được 1-2 giờ mỗi đêm.

Đặc biệt, khi gặp căng thẳng bệnh nhân thường thấy tim đ.ập nhanh, hồi hộp, vã mồ hôi, nặng tức ở ngực, dạ dày trào ngược. Nhận thấy những biểu hiện bất thường này, bệnh nhân đã đi khám nhiều nơi nhưng bệnh không thuyên giảm.

Sau đó, bệnh nhân tới Viện Sức khỏe tâm thần và được chẩn đoán bị rối loạn stress dạng cơ thể (một biểu hiện của rối loạn tâm thần) do quá cầu toàn và lo âu, đặc biệt về chuyện nợ nần. Đến nay, sau một thời gian điều trị, tình trạng bệnh nhân đang dần thuyên giảm.

TS.BS Nguyễn Doãn Phương (trái) và TS.BS Dương Minh Tâm (phải) chia sẻ thông tin về các bệnh lý rối loạn do stress.

Theo TS.BS Dương Minh Tâm – Trưởng phòng điều trị các rối loạn liên quan đến stress (Viện Sức khỏe tâm thần), có tới gần 50% bệnh nhân mắc rối loạn do stress không được phát hiện ở y tế cơ sở hoặc đa khoa. Các bác sĩ nội khoa cũng ít quan tâm đến triệu chứng cảm xúc; sự suy yếu của tâm lý và căng thẳng, stress nên dẫn tới nhiều nhầm lẫn trong chẩn đoán. Nhiều bệnh nhân đến khám sức khỏe tâm thần khá muộn do sợ bị kỳ thị, hiểu nhầm; do chỉ lo các bệnh lý nội khoa…

“Các rối loạn t.ình d.ục, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống… cũng là bệnh lý tâm thần mà nhiều người không biết”, TS Tâm nói.

Cũng theo TS Tâm, stress gây ra gánh nặng về kinh tế xã hội và gánh nặng cho chính bản thân người bệnh. Ngoài ra, bệnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc, chi phí không hợp lý. Điều đáng nói, đa số bệnh nhân bị stress đều đi khám các chuyên khoa trước khi đi khám tâm thần.

TS.BS Nguyễn Doãn Phương – Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần phân tích thêm, một người nếu thấy trước đây khỏe, mà nay xuất hiện triệu chứng mệt mỏi âu lo kéo dài, mất ngủ, khó thở, đau đầu hay các hiện tượng về tim mạch (hồi hộp, trống ngực) nhưng không thể giải thích được về mặt cơ thể, không tìm thấy căn nguyên và triệu chứng… nên đến khám ở các chuyên khoa sức khoẻ tâm thần.

Đáng lo ngại là hiện nay có nhiều người bệnh không phát hiện hiện và điều trị kịp thời và khi đến được với chuyên khoa tâm thần thì đã ở giai đoạn bệnh nặng, gây nên nhiều gánh nặng cho xã hội và người bệnh.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, các rối loạn có liên quan đến stress hoàn toàn có thể phòng tránh và điều trị với chi phí không tốn kém. Điều quan trọng nhất là người bệnh cần có lối sống khoa học và luôn quan tâm tới sức khỏe bản thân; cân bằng thời gian hợp lý cho mối quan hệ gia đình, bạn bè, công việc và thư giãn… Bên cạnh đó người dân cần hiểu biết về bệnh, để có thể tìm sự trợ giúp khi cần thiết. Như vậy, mỗi người sẽ tự đẩy lùi stress, chủ động bảo vệ sức khỏe tâm thần của chính mình.

Theo toquoc

Rối loạn tâm thần ở người cao t.uổi – Bệnh không thể coi thường

Rối loạn tâm thần người cao t.uổi (NCT) gồm các nhóm các bệnh và hội chứng khởi phát trước t.uổi già (50-60 t.uổi) hoặc t.uổi già (sau 65 t.uổi), căn nguyên và cơ chế sinh bệnh chưa rõ hoàn toàn.

Rối loạn tâm thần ở NCT khiến việc chăm sóc sinh hoạt gặp nhiều khó khăn, việc phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh và can thiệp kịp thời là rất quan trọng.

Người già có dấu hiệu rối loạn tâm thần cần được sự trợ giúp sớm từ các bác sĩ chuyên khoa.

Nguyên nhân và những bệnh thường gặp

Với sự phát triển kinh tế, xã hội, kiến thức và các dịch vụ y tế… t.uổi thọ con người được nâng cao ở tất cả các quốc gia. Người cao t.uổi chiếm một tỉ lệ cao trong cộng đồng dân cư (Hoa Kì: 11%, Việt Nam: 10,2%…). Tổ chức y tế thế giới xem những người từ 60 t.uổi trở lên là những người cao t.uổi và người già.

Theo Báo cáo của TCYTTG về Tâm thần người cao t.uổi cho biết các biểu hiện bệnh lý lâm sàng khác nhau gia tăng một cách nhanh chóng ở người lớn t.uổi. Đến năm 2040 tỷ lệ người trên 65 t.uổi sẽ là 22% dân số và các rối loạn tâm thần kinh sẽ trở thành một thách thức trong thực hành chăm sóc sức khỏe.

Ths. BS Trần Quyết Thắng – Phó Giám đốc Bệnh viện tâm thần (BVTT) Hà Nội cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2019, BVTT Hà Nội đã tiếp nhận 620/19.679 bệnh nhân khám, điều trị ngoại trú với chẩn đoán các mã bệnh rối loạn tâm thần người già.

“Ở người cao t.uổi, các bệnh lý tâm thần thường gặp là: Sa sút trí tuệ, mê sảng, các rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt và các rối loạn liên quan, rối loạn tâm căn và rối loạn nhân cách, lạm dụng chất và bệnh y sinh…”, Ths.BS Trần Quyết Thắng nói.

Nói về nguyên nhân rối loạn tâm thần ở người cao t.uổi, Ths. BS Thắng cho biết, bệnh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như lão hóa sinh học…

Cùng với đó là các yếu tố tác động của môi trường đa dạng như điều kiện sống (môi trường nước, không khí, ánh sáng, chất dinh dưỡng, nguyên tố vi lượng,…), môi trường tâm lý xã hội; thoái hóa não (thoái hóa thần kinh)…

Bênh cạnh đó là hàng loạt nguyên nhân gây tổn thương thực thể não (chấn thương sọ não, u não, rối loạn tuần hoàn não, xuất huyết não, nghẽn mạch não, vữa xơ mạch não, nhiễm mỡ não, động kinh…) cũng là các nguyên nhân của rối loạn tâm thần ở người cao t.uổi; Các bệnh n.hiễm t.rùng nhiễm độc: Viêm não người lớn, viêm não do HIV, giang mai não, ngộ độc CO, ngộ độc rượu,…

Đồng thời, các yếu tố tâm lý xã hội: do việc tiếp thu kiến thức mới có nhiều khó khăn, người già chủ yếu dựa vào vốn kiến thức, kinh nghiệm và thói quen cũ, do khó thay đổi nên thường có xung đột giữa các thế hệ trong gia đình, đó là sang chấn tâm lý trường diễn…

Một số dạng bệnh thường gặp ở NCT như: Bệnh mất trí t.uổi già, Bệnh trầm cảm…

Cụ thể, bệnh mất trí t.uổi già thường xuất hiện nhiều nhất ở lứa t.uổi trên 65, nhưng cũng có thể sớm hơn (45-50 t.uổi), nữ nhiều hơn nam. Thời gian đầu người bệnh có thể lú lẫn & quên các sự việc vừa mới xảy ra. Sự tập trung và ra quyết định trở nên khó khăn, giảm hứng thú với các hoạt động thường ngày.

Hầu hết mọi người (kể cả NVYT) coi giai đoạn này là một phần của việc già đi. Nặng hơn người bệnh quên và những thay đổi khí sắc trở nên trầm trọng. Hành vi hung hăng và các vấn đề t.ình d.ục có thể xảy ra.

Lang thang, rối loạn giấc ngủ và khả năng chăm sóc bản thân bị ảnh hưởng. Có thể khó khăn với việc nói chuyện và hiểu những đối thoại thường ngày. Thậm chí, người bệnh không nhận ra người thân và bạn bè, sụt cân, tiểu tiện không tự chủ…

Ths. BS Trần Quyết Thắng – Phó Giám đốc Bệnh viện tâm thần Hà Nội chia sẻ về biểu hiện, cách điều trị rối loạn tâm thần ở người cao t.uổi.

“Khi người già cư xử một cách khác thường, gia đình họ sẽ lo lắng. BN có thể không nhận ra người thân, hành vi hung hăng, kích động, lú lẫn, t.ình d.ục không phù hợp gây nhiều khó khăn cho người chăm sóc. Khi bệnh trở nên tồi tệ, bệnh nhân sẽ mất dần khả năng tự chăm sóc, họ sẽ cần sự giúp đỡ của người trông nom trong các hoạt động thường ngày như ăn uống, tắm giặt, mặc quần áo & đi vệ sinh…”, Ths. BS Thắng nói về những ảnh hưởng từ bệnh lý.

Cùng với bệnh mất trí t.uổi già là rối loạn hoang tưởng: bệnh nhân thường vẫn còn hoạt động, không mất tính năng động: nghi ngờ hàng xóm, người nhà làm hại mình, lấy cắp đồ đạc, đ.ầu đ.ộc. Bệnh nhân đa nghi tất cả: khóa cửa nhà bằng mấy khóa, tự tay nấu cơm…

Bệnh trầm cảm t.uổi già cũng khá phổ biến khi người bệnh biểu hiện khí sắc giảm, kích động lo âu, ảo tưởng lời nói, hoang tưởng bị lên án,… Bệnh nhân bối rối, luôn đi lại, kêu ca, khóc lóc. Kích động có thể xen lẫn sững sờ, đau khổ.

Chăm sóc NCT có rối loạn tâm thần

Ths. BS Trần Quyết Thắng cho biết thêm, các hành vi rối loạn ở người già có thể do sa sút trí tuệ, loạn thần hoặc trầm cảm. Điều quan trọng là phải xác định trầm cảm, loạn thần hoặc lú lẫn vì các chứng này nên được chữa trước.

Thậm chí, khi rối loạn trí nhớ nặng hoặc loạn thần, bệnh nhân nguy hiểm cho bản thân và xung quanh vì hành vi ngẫu nhiên như quên tắt bếp gây cháy nhà, đang đứng trên giường cứ thế bước xuống đất nên gãy chân…

“Nhìn chung rối loạn tâm thần ở NCT đa dạng và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh và can thiệp kịp thời là cần thiết.

Thông thường rất ít người bệnh nhận thức được bệnh, họ thường phủ định không nhận mình có bệnh, mặt khác gia đình người bệnh có thể cũng không biết hoặc muốn che giấu…”, Ths.BS Trần Quyết Thắng chia sẻ.

“Để ngăn ngừa bệnh tâm thần, chúng ta hãy chủ động hoạt động cơ thể một cách đều đặn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích như: Tạo lập các thói quen đơn giản hàng ngày, hãy để người già độc lập càng nhiều càng tốt.

Người già có lòng tự trọng, đừng bao giờ nói điều tiêu cực trước mặt họ. Tránh đối đầu và tranh luận. Nói chậm, rõ ràng và sử dụng các từ đơn giản. Trợ giúp trí nhớ bằng dán nhãn hoặc bảng mô tả. Tránh các thuốc không cần thiết…”, Ths. BS Trần Quyết Thắng chia sẻ thêm.

Chuyên gia y tế khuyến cáo, vì sức khỏe của NCT hãy đưa người bệnh đến các cơ sở chuyên khoa tâm thần khám và điều trị. Tùy tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ khám, tư vấn và đưa ra phương án điều trị và chăm sóc tốt nhất.

Đăng Chung

Theo GDTĐ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *