Stress có ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến cuộc sống của chúng ta, các cách giảm stress sau đây sẽ giúp bạn tránh xa những hệ lụy không mong muốn của stress gây ra.
Cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc chúng ta phải đối mặt với tỷ lệ mắc căng thẳng, stress ngày càng cao. Tình trạng này kéo dài không chỉ khiến cơ thể rơi vào trạng thá i suy nhược, mệt mỏi mà còn có thể mắc nhiều chứng bệnh nguy hiểm, đối mặt với nguy cơ trầm cảm gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì thế, việc giải tỏa căng thẳng stress là điều vô cùng cần thiết.
Dưới đây là những biện pháp giúp stress hiệu quả bạn có thể thử.
Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc có thể khiến bạn ít bị căng thẳng mệt mỏi hơn (Ảnh minh họa)
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, ngủ đủ giấc có thể giúp cải thiện sức khỏe và giúp bạn ít căng thẳng hơn. Ngủ không đủ giấc và căng thẳng có thể là một vòng luẩn quẩn. Việc căng thẳng, mệt mỏi suốt cả ngày dễ khiến bạn mất ngủ. Và việc thiếu ngủ có thể làm bạn mệt mỏi, căng thẳng vào ngày hôm sau. Do đó, để giải tỏa căng thẳng bạn nên tập cho mình thói quen đi ngủ sớm và ngủ đủ 8 tiếng/ ngày cho tinh thần luôn sảng khoái.
Tập luyện thể dục thể thao
Vận động, tập luyện thể dục thể thao là một trong những cách đơn giản giúp bạn đẩy lùi stress hiệu quả. Nghiên cứu đã cho thấy, sức khỏe trí não và sức khỏe thể chất có liên quan mật thiết với nhau. Vận động không chỉ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh mà còn làm giảm những căng thẳng về tinh thần.
Tập yoga là biện pháp giúp bạn ngăn ngừa stress hiệu quả (Ảnh minh họa)
Bạn có thể tập những môn thể thao đơn giản như: yoga, bơi lội, pitales, khiêu vũ, gym, đạp xa, đi bộ,… để giữ cho tinh thần luôn thoải mái và ngăn ngừa stress hiệu quả.
Nhai kẹo cao su
Bên cạnh tác dụng giúp hơi thở của bạn thơm mát, một trong những tác dụng ít ai biết đến của kẹo cao su là có thể làm giảm bớt căng thẳng và lo lắng cũng như cải thiện hiệu suất tinh thần trong công việc. Nhiều thử nghiêm đã chỉ ra rằng, người nhai kẹo cao su không những ít căng thẳng mà còn ít bị trầm cảm hơn và ít bị mắc các bệnh cao huyết áp hoặc cholesterol cao.
Nghe nhạc
Nghe nhạc là cách làm giảm stress hiệu quả và dễ thực hiện nhất. Âm nhạc có thể đem lại cảm giác thư giãn bằng cách hạ huyết áp và nhịp tim cũng như các yếu tố căng thẳng. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy nghe nhạc làm giảm 65% sự lo lắng ở những người tham gia.
Nghe nhạc là biện pháp thư giãn giúp bạn tránh khỏi những suy nghĩ tiêu cực (Ảnh minh họa)
Khi bị căng thẳng, tress bạn có thể lựa chọn những bản nhạc mình yêu thích, bất kể nhạc buồn, nhẹ nhàng hay tiết tấu vui tươi cũng sẽ giúp bạn tránh được những suy nghĩ tiêu cực và làm giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Cười nhiều hơn
“Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, tiếng cười là liều thuốc tốt nhất chống lại căng thẳng mệt mỏi. Nó không chỉ giúp chúng ta đối phó với sự căng thẳng hay nỗi đau tinh thần mà nó còn giúp hạn chế các cơn đau thể xác.
Một nghiên cứu tiến hành tại Đại học Loma Linda, Mỹ, phát hiện ra rằng những người tham gia xem một đoạn video hài hước sẽ giảm hormone stress cortisol và giảm epinephrine. Những người này cũng có sự gia tăng đáng kể endorphins, tăng cường các cảm xúc hưng phấn, tăng miễn dịch và giảm trầm cảm.
Ngắm nhìn thiên nhiên
Chuyên gia tâm lý học tại Đại học Washington đã nhận định rằng: “Chúng ta sẽ trở nên tốt hơn về tâm thần và thể chất khi chúng ta gắn kết với thiên nhiên”. Thay vì ngồi trong phòng bí bách, bạn có thể mở cửa sổ để đón nhận không khí mới trong lành từ thiên nhiên, điều này rất tốt cho tâm trạng, giúp bạn thư giãn hơn sau những lúc làm việc mệt mỏi. Bởi khi mức stress gia tăng, việc ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên sẽ giúp đưa nhịp tim trở lại bình thường một cách nhanh chóng hơn, stress từ đó cũng được đẩy lùi.
Theo giadinhvietnam
Những cách tự nhiên giúp bạn cân bằng hoóc môn
Hệ thống nội tiết của chúng ta hoạt động theo hướng phân phối hoóc môn. Sự thiếu hụt hoặc mất cân bằng trong quá trình phân phối này thường dẫn đến các vấn đề sức khỏe như trầm cảm, béo phì, rụng tóc, thậm chí vô sinh.
Các bài tập như thể dục nhịp điệu và tăng sức bền có tác dụng tốt hơn trong việc tăng mức độ hoóc môn – Ảnh minh họa: Shutterstock
Dưới đây là một số cách tự nhiên có thể giúp bạn cân bằng hoóc môn, theo trang tin The Health Site.
Ăn uống lành mạnh
Ăn thực phẩm không lành mạnh làm hỏng hệ thống nội tiết. Để đảm bảo hoóc môn của bạn không hoạt động quá mức hoặc hoạt động kém, nên ăn thực phẩm chứa nhiều protein và chất xơ. Cùng với việc hấp thụ protein, điều quan trọng là phải cắt giảm tiêu thụ carbohydrate và bổ sung đường.
Các sản phẩm sữa có caffeine cũng có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố vì chúng thiếu chất chống ô xy hóa và giúp cho các gốc tự do trong cơ thể giành ưu thế. Thay vào đó, nên uống trà xanh, vốn rất giàu chất chống ô xy hóa và giúp giảm mức độ hoóc môn hoạt động quá mức như ghrelin, insulin và cortisol, theo The Health Site.
Kiểm soát cân nặng
Cùng với dinh dưỡng kém, thực phẩm và quản lý cân nặng không hiệu quả cũng có thể dẫn đến sự thay đổi nội tiết tố. Ăn quá ít hoặc quá nhiều có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của bạn và làm tăng mức insulin và cortisol. Điều quan trọng là duy trì sự cân bằng lượng calorie phù hợp trong cơ thể. Điều này cũng có thể phụ thuộc vào t.uổi tác, giới tính và sức khỏe.
Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên làm tăng lưu lượng m.áu. Để làm được điều đó, cơ thể tăng cường sản xuất hoóc môn chống viêm. Đặc biệt, các bài tập như thể dục nhịp điệu và tăng sức bền có tác dụng tốt hơn trong việc tăng mức độ hoóc môn, theo The Health Site.
Giảm căng thẳng
Khi cơ thể bị căng thẳng, việc sản xuất hoóc môn sẽ bị tác động. Mức độ các hoóc môn như cortisol và adrenaline, vốn có khả năng chống lại bệnh tật, bị xáo trộn khi chúng ta căng thẳng. Lối sống bận rộn hoặc các bệnh tiềm ẩn có thể làm gia tăng mức độ căng thẳng.
Để kiểm soát căng thẳng, hãy thử tập thiền, yoga, vận dụng liệu pháp hương hoa hoặc đơn giản là tập thể dục. Khi căng thẳng giảm, cân bằng nội tiết trở lại.
Ngủ đủ
Khi chúng ta ngủ, cơ thể chúng ta loại bỏ độc tố bằng cách tự nạp lại các hoóc môn quan trọng. Với giấc ngủ không đầy đủ, việc sản xuất hoóc môn sẽ bị xáo trộn. Mô hình giấc ngủ không đồng khiến cơ thể bị nhầm lẫn, và gây thiệt hại tiềm tàng cho quá trình sản xuất hoóc môn, theo The Health Site.
Theo Thanh niên