Cao huyết áp (hay còn gọi tăng huyết áp) là một bệnh mạn tính phổ biến. Bệnh có thể gây ra rất nhiều biến chứng khác nhau như: cơn đau thắt ngực, nhồi m.áu cơ tim, suy tim, xuất huyết não…
Các biến chứng về mạch m.áu thậm chí có thể t.ử v.ong.
Nguyên nhân gây cao huyết áp
Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh cao huyết áp trong đó có thể kể đến các yếu tố như:
T.uổi cao,
Hút t.huốc l.á,
Uống nhiều rượu bia,
Khẩu phần ăn không hợp lý (ăn mặn, ăn nhiều chất béo),
Ít hoạt động thể lực,
Béo phì,
Căng thẳng trong cuộc sống,
Rối loạn mỡ m.áu,
Đái tháo đường,
T.iền sử gia đình có người bị tăng huyết áp…
Phần lớn những yếu tố nguy cơ này có thể kiểm soát được khi hiểu biết đúng và biết cách phòng tránh.
Cần theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên.
Thông qua chỉ số huyết áp được hạ bằng thuốc hạ áp chúng ta có thể nhận biết huyết áp được kiểm soát tốt hay không.
Chỉ số huyết áp của người bình thường là bao nhiêu?
Để kiểm tra chỉ số huyết áp có bình thường hay không, cần dựa trên chỉ số huyết áp bình thường. Ở người trường thành, chỉ số chuẩn này như sau:
Huyết áp tâm thu: dưới 120 mmHg;
Huyết áp tâm trương: dưới 80 mm Hg;
Tăng huyết áp độ 1 khi chỉ số huyết áp lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg, cấp độ 2 khi vượt mức 160/100 mmHg.
Tuy nhiên, với người thuộc các lứa t.uổi khác, chỉ số huyết áp bình thường sẽ khác nhau do huyết áp theo độ t.uổi thường tăng dần.
Điều trị huyết áp cao là điều trị suốt đời, do đó khi huyết áp đã trở về gần bình thường cũng không nên ngưng thuốc hạ áp mà phải điều trị tiếp tục vì huyết áp gia tăng trở lại khi ngưng thuốc. Cần tham vấn thường xuyên bác sĩ khi huyết áp quá cao hoặc quá thấp trong quá trình điều trị.
Điều trị thuốc hạ áp có thể phối hợp các nhóm thuốc khác nhau để tăng hiệu quả và giảm tác dụng phụ (do sử dụng liều thấp). Cần lưu ý đến tác dụng phụ của thuốc khi điều trị đặc biệt là tụt huyết áp ở người lớn t.uổi. Ở người lớn t.uổi, bác sĩ điều trị thường cho thuốc hạ áp với liều khởi đầu chỉ bằng nửa liều người trẻ vì người già dễ tụt huyết áp do thuốc hơn.
Ngoài việc điều trị huyết áp, cần lưu ý điều trị các yếu tố nguy cơ khác kèm theo như tiểu đường, tăng lipid m.áu…
Thực tế ghi nhận hầu hết các trường hợp cao huyết áp đều là không rõ nguyên nhân, do đó ngoài việc điều trị bằng thuốc hạ áp phải lưu ý đến điều trị các yếu tố nguy cơ như tiểu đường, tăng lipid m.áu…và nên giảm ăn mặn, chế độ ăn kiêng hợp lý, tập thể dục đều đặn.
Cần lưu ý một số nguyên nhân tăng huyết áp mà việc điều trị can thiệp phẫu thuật có thể trị khỏi hoàn toàn như hẹp eo động mạch chủ, hẹp động mạch thận, u tủy thượng thận.
Cách phòng tránh bệnh cao huyết áp hiệu quả
Thực hiện lối sống lành mạnh, phù hợp là một biện pháp chính để phòng ngừa cao huyết áp cũng như góp phần điều trị bệnh cao huyết áp.
Dưới đây là những cách để phòng tránh bệnh cao huyết áp:
– Cần giảm cân ở người thừa cân hoặc béo phì: Tăng cân trong thời gian dài là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh. Nguy cơ này tăng dần ở phụ nữ cao t.uổi, sau mãn kinh. Những người béo phì, bụng to (với vòng thắt lưng>85cm ở nữ và>98cm ở nam) cũng có nhiều khả năng bị cao huyết áp. Vì vậy cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
– Cần tuân thủ chế độ ăn nhiều trái cây, rau, các thực phẩm ít chất béo, giảm ăn các loại mỡ bão hòa và mỡ toàn phần. Nên ăn 3 bữa một ngày, ăn nhiều rau xanh và trái cây vì chất xơ trong rau quả và những loại ngũ cốc thô như: gạo lức, các loại đậu có tác dụng chuyển hóa các chất béo và làm hạ huyết áp. Không dùng nhiều mỡ và chất ngọt, ăn các thức ăn có nhiều chất xơ hòa tan như: đậu xanh quả, các loại đậu hạt, măng…
Hàng ngày nên ăn khoảng 55-85g các chế phẩm từ sữa như phomát, sữa chua… Nên ăn chất béo có nguồn gốc thực vật, các loại dầu thực vật, dầu cá và một số hạt có chất béo như: hạt mè, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân.
– Ăn nhiều cá, hải sản, giảm các loại thịt đỏ như: thịt heo, thịt bò, các loại sữa và trứng.
Chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây tốt cho người bệnh cao huyết áp.
– Chế độ ăn giảm muối, giàu kali và canxi: Càng ăn ít muối, huyết áp càng thấp. Nhu cầu muối ăn trung bình của một người khoảng 15g/ngày, trong đó có tới 10g sẵn có trong thực phẩm tự nhiên, vì vậy chỉ nên bổ sung thêm một thìa cà phê muối ăn/ngày là đủ.
Ngoài việc giảm lượng muối trong khi nấu nướng, nên hạn chế dùng thêm muối hoặc nước chấm ở bàn ăn, không dùng các loại thức ăn nhanh, những món ăn công nghiệp vì các loại thức ăn này có lượng muối khá cao. Hạn chế dùng các loại nước ngọt có ga, các loại bia vì có hàm lượng natri còn cao hơn so với nhiều loại thực phẩm công nghiệp khác. Bột nở, bột nổi, các loại bột làm sủi bọt cũng thuộc nhóm muối gốc natri vì vậy không nên dùng nhiều.
– Tăng cường hoạt động thể lực: Tăng hoạt động thể lực làm giảm bớt béo phì, cần tập thể dục đều đặn ở mức vừa phải như đi bộ nhanh hoặc bơi lội trong vòng 30-45 phút, 3-4 lần/tuần.
– Bỏ những thói quen xấu: Không hút thuốc là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh cao huyết áp và các bệnh tim mạch. Hạn chế uống rượu vì nếu dùng thường xuyên, uống nhiều dễ làm tăng huyết áp. Không thức khuya, làm việc quá căng thẳng, ngủ ít nhất 7 giờ/ngày và ngủ đúng giờ.
Vì sao người tăng huyết áp không nên ăn mặn?
Người bệnh tăng huyết áp nên duy trì chế độ ăn nhạt và không nạp quá nhiều caffein vào buổi sáng.
Ngoài ra cần lưu ý một số biểu hiện bất thường để phát hiện sớm cơn đột quỵ não, phình tách động mạch chủ ngực…
Ăn mặn ảnh hưởng đến huyết áp như thế nào?
Khi người bệnh tăng huyết áp ăn mặn sẽ làm tăng lượng Na trong m.áu từ đó gây tăng áp lực thẩm thấu trong m.áu và dẫn đến tăng cảm giác khát, tăng khối lượng tuần hoàn, tăng áp lực trong lòng mạch làm tăng huyết áp.
Ăn mặn làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào nhất là các tế bào cơ trơn của thành mạch từ đó gây tích nước trong tế bào và gây tăng trương lực thành mạch, co mạch dẫn đến tăng sức cản ngoại vi và gây tăng huyết áp.
ThS.BS Nguyễn Thu Huyền lưu ý một số thói quen xấu ở người bệnh tăng huyết áp.
Việc tăng lượng muối trong thực đơn hàng ngày cũng làm tăng thêm độ nhạy cảm của hệ tim mạch và thận với Adrenalin gây tăng huyết áp.
Do vậy, người bệnh tăng huyết áp chỉ nên tiêu thụ khoảng 5g muối mỗi ngày. Cách ước tính 5g muối cho các loại gia vị như sau:
35g xì dầu khoảng 3,5 thìa
8g bột canh khoảng 2,5 thìa
11g hạt nêm khoảng 2 thìa
26g nước mắm khoảng 3,5 thìa
Những thói quen người bệnh tăng huyết áp nên tránh
Ngoài việc nên duy trì thói quen ăn nhạt, duy trì BMI hợp lý người bệnh tăng huyết áp cần lưu ý một số điều sau:
– Tránh thức khuya và cần ngủ đủ giấc. Việc ngủ đủ giấc giúp điều hòa nhịp tim, ổn định huyết áp.
– Không dùng nhiều caffein vào buổi sáng.
– Bỏ t.huốc l.á và không uống nhiều rượu bia. Nếu dùng thường xuyên một lượng rượu nhỏ (khoảng 15ml rượu ethanol, 360ml bia/ngày) sẽ có tác dụng làm giảm các nguyên nhân gây t.ử v.ong nói chung và do tim mạch nói riêng, nhưng nếu uống nhiều dễ làm tăng huyết áp.
Người bệnh tăng huyết áp cần ngủ đủ giấc, không thức khuya và duy trì tập luyện thể dục thường xuyên.
– Tập thể dục đều đặn mỗi ngày 30-45 phút và ít nhất 4-5 ngày trong tuần. Tránh các hoạt động thể lực gắng sức ngoài khả năng của từng cơ thể.
– Tránh để cơ thể thay đổi đột ngột. Mùa hè thời tiết nóng mạch m.áu sẽ giãn ra làm huyết áp hạ. Người bệnh cần tránh tình trạng vào phòng nhiệt độ quá lạnh gây co mạch đột ngột gây cơn tăng huyết áp hoặc ngược lại khi trong phòng máy lạnh ra ngoài trơi nóng đột ngột, nguy cơ đột quỵ cao.
– Đo huyết áp hàng ngày theo dõi huyết áp có đạt huyết áp mục tiêu hay không, hoặc đo bất kỳ khi nào có dấu hiệu bất thường.
Dấu hiệu bất thường của tăng huyết áp
Người bệnh tăng huyết áp cần lưu ý có các triệu chứng bất thường dưới đây cần tới ngay cơ sở y tế hoặc liên hệ với bác sĩ điều trị:
– Đau thắt ngực, tức nặng ngực trái, như bóp nghẹn, cơn đau lan ra tay trái, lên cổ, hay ra sau lưng, có thể kéo dài vài phút hoặc lâu hơn, có thể khó thở vã mồ hôi, hồi hộp trống ngực… đau tăng khi gắng sức đỡ khi nghỉ ngơi có thể có nguy cơ nhồi m.áu cơ tim.
– Nếu có cơn đau sau xương ức, đau đột ngột dữ dội có thể phình tách động mạch chủ ngực.
– Nếu có dấu hiệu ú ớ, nói ngọng, méo miệng, tê tay chân hoặc yếu liệt nửa người, có thể kèm đau đầu nguy cơ đột quỵ não cao.