6 cách giúp bạn khỏe hơn khi bạn bị huyết áp thấp

Huyết áp thấp là một tình trạng bệnh có thể cải thiện được nếu như bạn nhận biết và điều trị bệnh từ sớm. Khi bị huyết áp thấp, bạn nên kết hợp những cách cải thiện bệnh tại nhà với các chỉ định điều trị của bác sĩ để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Để phục hồi bệnh huyết áp thấp nhanh chóng, bạn có thể được chỉ định uống thuốc điều trị huyết áp thấp và xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh hơn theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bệnh chỉ mới tiến triển và không quá nghiêm trọng, bạn có thể được bác sĩ khuyến khích điều trị bệnh bằng những cách tự nhiên tại nhà giúp hỗ trợ bạn tránh khỏi những nguy cơ tái phát bệnh.

Để tránh khỏi những nguy cơ tái phát bệnh huyết áp thấp, bạn có thể thực hiện 6 cách tự nhiên tại nhà giúp hỗ trợ điều trị bệnh dưới đây nhé.

1. Bổ sung nước cho cơ thể

Khi bị huyết áp thấp, bạn nên đảm bảo uống từ 8 -10 ly nước mỗi ngày tương đương với 2 – 2,5 lít nước. Đây là lượng nước cần thiết mà bạn nên bổ sung hàng ngày để ổn định huyết áp khi bị huyết áp thấp. Hơn nữa, thói quen bổ sung nước đúng cách cho cơ thể không những giúp bạn tăng thể tích m.áu mà còn giúp ngăn ngừa sự mất nước.

Ngoài ra, bác sĩ có thể khuyên bạn uống cà phê chứa caffeine hoặc trà để tạm thời làm tăng huyết áp khi bị huyết áp thấp. Thế nhưng, việc dùng caffeine quá liều có thể khiến bạn gặp các tác dụng phụ như căng thẳng, dễ bị kích động, mất ngủ và nhịp tim đ.ập mạnh. Do đó, bạn cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ trước khi uống cà phê để tránh gặp phải rủi ro không đáng có nhé!

Bạn có thể kiểm soát tình trạng mất nước tại nhà an toàn bằng cách uống từng ngụm nước nhỏ hoặc uống dung dịch có chứa chất điện giải oresol theo chỉ định của bác sĩ khi bạn đang muốn bù nước. Bạn cũng có thể bổ sung nước ép trái cây để bù nước cho cơ thể như uống nước ép lựu, nước ép nho hay nước ép táo.

2. Xây dựng thực đơn dinh dưỡng

Huyết áp thấp có thể được cải thiện thông qua chế độ ăn cho người huyết áp thấp. Bạn cần bổ sung các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe có trong nhiều loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ, thịt gà và cá nạc.

Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm có thể hỗ trợ bạn ổn định huyết áp thấp nhanh hơn là nho khô, sữa, quả hạnh nhân, cà rốt hay húng quế. Bạn cũng có thể tăng lượng muối vừa phải trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình vì muối giúp bạn trữ nước cho cơ thể và làm tăng huyết áp.

Người bị huyết áp thấp nên thực hiện chế độ ăn low-carb và bổ sung những thực phẩm lành mạnh thiết yếu cho cơ thể như thịt, cá, trứng, sữa, rau củ và trái cây. Ngoài ra, bạn cũng nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày của mình thành nhiều phần nhỏ linh hoạt hơn để ngăn ngừa huyết áp giảm mạnh sau bữa ăn nhé.

3. Hạn chế rượu bia khi bị huyết áp thấp

Rượu bia có thể khiến cơ thể bạn mất nước và làm giảm huyết áp trầm trọng. Khi huyết áp giảm đột ngột, m.áu trong cơ thể bạn sẽ không được vận chuyển đến não và gây ra hiện tượng chóng mặt. Huyết áp thấp trong trường hợp này có thể sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng của bạn.

Rượu bia có thể khiến bạn bị chóng mặt và gây ra tình trạng huyết áp thấp. Tình trạng chóng mặt do uống rượu bia có thể là dấu hiệu của đột quỵ nếu đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng khác như loạn nhịp tim, mất nước hay mất m.áu đáng kể.

4. Mang vớ ép y khoa

Vớ ép y khoa là loại vớ đặc biệt, mang từ chân đến đùi hoặc đầu gối. Đây là loại vớ tạo áp lực cao ở bàn chân và giảm dần khi lên các bộ phận ở trên của cơ thể. Các loại vớ ép y khoa thường giúp giảm lượng m.áu đi xuống chân do chúng có khả năng hỗ trợ vận chuyển m.áu tới nơi khác, đặc biệt phần trên của cơ thể như não bộ.

Ngoài ra, loại vớ này còn giúp cải thiện tình trạng đau và áp lực do giãn tĩnh mạch. Tình trạng giãn tĩnh mạch sẽ khiến m.áu đưa về não chậm gây ra hiện tượng choáng váng hay huyết áp thấp. Nhìn chung, vớ ép y khoa là một trong những phương cách điều trị hiệu quả suy giãn tĩnh mạch chân nên có thể hỗ trợ tăng huyết áp.

5. Chú ý khi thay đổi tư thế

Tình trạng thay đổi tư thế đột ngột có thể khiến người bị huyết áp thấp chóng mặt, thậm chí té xỉu. Vì thế, bạn cần cẩn trọng khi đứng lên đột ngột sau khi ngồi hoặc nằm lâu. Vào buổi sáng sau khi thức dạy, bạn hãy tập hít thở sâu trong vài phút và sau đó từ từ ngồi dậy trước khi đứng. Bạn cũng nên để đầu cao và chân thấp khi nằm ngủ để giúp m.áu c.hảy về tim tốt hơn.

Nếu bạn bắt đầu có các triệu chứng huyết áp thấp khi thay đổi tư thế đột ngột, bạn hãy đặt một chân lên ghế và ngả người ra sau càng xa càng tốt. Thao tác này khuyến khích m.áu c.hảy từ chân đến tim của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm tăng huyết áp bằng cách ngồi ở tư thế hai chân bắt chéo và siết chặt vì tư thế này giúp ép mạch m.áu chi dưới tăng áp lực lên mạch và đẩy m.áu về tim. Tuy nhiên, đây chỉ là cách xử lý tạm thời giúp bạn cân bằng huyết áp cho cơ thể chứ không nên thực hiện lâu dài. Tư thế ngồi bắt chéo chân lâu dài có thể làm cản trở lưu thông m.áu và làm tăng nguy cơ hình thành cục m.áu đông sâu trong mạch.

6. Tập thể dục nhẹ nhàng

Một trong những nguyên nhân gây ra huyết áp thấp là do rối loạn tuần hoàn m.áu, vì vậy để củng cố thành mạch và nâng cao khả năng đẩy m.áu của tim, bạn nên thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng. Những bài tập đơn giản bạn nên thêm vào bài tập hàng ngày là đi bộ, chạy bộ hay bơi lội. Bạn cũng có thể học thiền hoặc tập yoga để giúp lưu thông m.áu trong cơ thể tốt hơn.

Huyết áp thấp có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm cho sức khỏe nếu bạn không biết cách xử lý kịp thời. Trường hợp có người thân bị hạ huyết áp đột ngột, bạn cần bình tĩnh để giúp người thân qua cơn nguy kịch.

Trước hết, bạn hãy đỡ người thân nằm xuống giường và kê gối cao. Sau đó, bạn hãy cho người thân uống nhiều nước, một ly nước đầy nhưng phải uống từng ngụm nhỏ. Điều này đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn cản sự mất nước.

Kế đến, bạn bổ sung ngay lập tức các thực phẩm cần thiết để ổn định huyết áp cho người thân như chocolate, phô mai, sữa, sữa chua, các loại ngũ cốc và nho khô. Bạn cũng có thể cho người thân uống nước sâm, trà gừng, cà phê hoặc chè đặc để ổn định huyết áp tạm thời. Nếu các triệu chứng vẫn không thuyên giảm, bạn nên đưa ngay người thân đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ hỗ trợ điều trị bệnh kịp thời.

Những cách chữa huyết áp thấp tại nhà trên đây sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe mình tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng sẽ bình tĩnh hơn để giúp đỡ người thân bị huyết áp thấp tăng huyết áp trở lại. Để đảm bảo sức khỏe cho chính mình, bạn nên thường xuyên kiểm tra huyết áp định kỳ để có những biện pháp ổn định huyết áp. Bạn nên tuân thủ những nguyên tắc ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt để nhanh chóng hồi phục sức khỏe nhé.

Hoa Vũ

Theo khoe365

Cứu sống cụ bà bị sốc tim, ngừng tuần hoàn

QUẢNG NINH – Bệnh nhân 78 t.uổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực trái, khó thở, co giật, mất ý thức, đi vệ sinh không tự chủ.

Ngày 13/10 bệnh nhân khó thở, được đưa vào cơ sở y tế tuyến dưới cấp cứu rồi chuyển tiếp đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh. Khi nhập viện, bà khó thở nhiều, tím môi và đầu chi, kích thích, ý thức lơ mơ, nhịp tim nhanh, huyết áp thấp phải duy trì 2 thuốc vận mạch trợ tim liều cao. Kíp cấp cứu lập tức đặt ống nội khí quản, thở máy với oxy tối đa.

Chỉ trong phút chốc, bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê, da tái lạnh, có nhiều bọt hồng qua ống nội khí quản, rối loạn nhịp tim và đột ngột lên cơn rung thất. Các bác sĩ thực hiện cấp cứu ngừng tuần hoàn, thay nhau liên tục ép tim, bóp bóng và sốc điện. Sau 30 phút cấp cứu có tuần hoàn tái lập, bệnh nhân vẫn trong tình trạng hôn mê, thở máy, duy trì 3 thuốc vận mạch trợ tim liều tối đa. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi m.áu cơ tim cấp, biến chứng sốc tim, có ngừng tuần hoàn.

Kíp bác sĩ chỉ định áp dụng kỹ thuật ECMO – VA (hệ thống tim phổi nhân tạo phương thức hỗ trợ tuần hoàn). Bệnh nhân được thiết lập đường vào mạch m.áu qua động mạch và tĩnh mạch đùi phải, kết hợp dùng thuốc vận mạnh liều cao để kiểm soát tuần hoàn ổn định. Bệnh nhân vừa chạy ECMO vừa được chuyển sang phòng can thiệp chụp mạch vành cấp cứu, phát hiện bị tổn thương phức tạp 3 thân động mạch vành. Kíp bác sĩ khoa Tim mạch can thiệp đã tiến hành nong bóng, đặt 2 stent động mạch mũ và động mạch vành phải để tái tưới m.áu cho vùng cơ tim bị tổn thương.

Trong quá trình chạy ECMO, bệnh nhân luôn trong tình trạng biến chứng suy đa tạng, c.hảy m.áu chân canule, c.hảy m.áu sau phúc mạc, siêu âm tim đo EF chỉ còn 25%. May mắn sau khi phối hợp nhiều biện pháp hồi sức tích cực như thở máy, lọc m.áu liên tục, sử dụng thuốc vận mạnh, kiểm soát huyết động, kiểm soát các rối loạn đông m.áu… bà qua cơn nguy kịch.

Hiện, sức khỏe bệnh nhân chuyển biến tốt hơn, chức năng tim phổi dần phục hồi và được dừng chạy ECMO.

Bệnh nhân sốc tim, ngừng tuần hoàn phục hồi tích cực sau khi chạy ECMO đang được nhân viên y tế chăm sóc đặc biệt. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh

Bác sĩ Hà Mạnh Hùng, người trực tiếp tiếp nhận và điều trị bệnh nhân, cho biết đây là trường hợp diễn biến bệnh cấp tính, suy hô hấp, ngừng tuần hoàn. Do chức năng tim phổi suy giảm nghiêm trọng không thể đáp ứng được nhu cầu cung cấp oxy m.áu cho cơ thể, bác sĩ quyết định sử dụng kỹ thuật ECMO VA nhằm hỗ trợ tuần hoàn cho người bệnh. “Đây là kỹ thuật hồi sức tiên tiến nhất hiện nay, là tia hy vọng cuối cùng để có thể mang lại sự sống cho người bệnh. Nếu không được hỗ trợ bằng phương pháp ECMO kịp thời, đúng thời điểm, bệnh nhân khó qua khỏi”, bác sĩ nói.

Bác sĩ Đặng Thị Thúy, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, nhấn mạnh ECMO là phương án cuối cùng để cứu sống được người bệnh có nguy cơ t.ử v.ong. Kỹ thuật này còn gọi là phương pháp trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể, sử dụng vòng tuần hoàn và trao đổi khí bên ngoài cơ thể để hỗ trợ chức năng sống tạm thời cho bệnh nhân suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp nặng trong khi chờ cơ quan tim phổi bị tổn thương hồi phục.

Thúy Quỳnh

Theo VNE

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *