Khi nhìn vào chân của bạn, nếu có 6 dấu hiệu bất thường sau đây thì nên cẩn thận kiểm tra sức khỏe sớm.
Chân đau và sưng:Có một số bệnh phát sinh trong nội tạng có thể dẫn đến rối loạn thể hiện bằng những dấu hiệu bất thường trên đôi chân của chúng ta. Ví dụ, bệnh tiểu đường có thể khiến m.áu lưu thông chậm, dẫn đến các vấn đề với các mạch m.áu.
Bị sưng ở chân và vùng chân dưới có thể xuất hiện nếu bạn phải đứng trong thời gian dài, nhưng đôi khi đây cũng là một triệu chứng của nhiều tình trạng bệnh khác trong cơ thể đặc biệt là bệnh tim, các vấn đề về tĩnh mạch, hệ thống bạch huyết, gan…
Xuất hiện màu xanh hoặc màu tím trên da chân: Trường hợp ngón chân của bạn thay đổi màu sắc ngay cả khi thời tiết ấm áp hay chân không bị lạnh, thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về hội chứng ngón chân xanh, xảy ra khi các mạch m.áu bị chặn lại.
Những cục u gây đau đớn ở ngón tay và ngón chân: Các khối u gây đau có thể phát triển đột ngột và kéo dài hoặc một vài giờ đến vài ngày. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về sự n.hiễm t.rùng tim do vi khuẩn.
Xuất hiện những vết bầm tím không rõ nguyên nhân: Nếu các đốm thâm tím hoặc xanh xuất hiện ngẫu nhiên mà không có bất kỳ nguyên nhân do va đ.ập nào và lưu lại trong một thời gian dài trên da, thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo về bệnh gan, viêm mạch m.áu, rối loạn mạch m.áu…
Nổi mẩn đỏ ở chân:Nếu chân bạn nổi những đốm màu đỏ tươi, đỏ sẫm hoặc tím và có thể đi kèm với một số phản ứng như ngứa, dát trong thời gian dài, thì đây cũng có thể là đấu hiệu cảnh báo bệnh viêm mạch m.áu, và một số bệnh tự miễn dịch như lupus hoặc viêm khớp dạng thấp.
Xuất hiện tĩnh mạch nổi lên như mạng nhện ở chân: Tĩnh mạch mạng nhện có thể xuất hiện trong thai kỳ hoặc do béo phì và không tập thể dục đủ. Thông thường đây có thể là một triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch và đôi khi bạn có thể cảm thấy có cảm giác đau ở khu vực này./.
CTV Vũ Gia/VOV.VN (biên dịch)
Theo Brightside
Dù đã được điều trị, tế bào ung thư vẫn có thể phát triển rầm rộ trở lại vì 3 lý do này
Theo các chuyên gia, 3 lý do dưới đây là nguyên nhân chính khiến ung thư có thể tái phát một lần nữa. Nếu đã từng điều trị bệnh ung thư, bạn nhất định phải nắm được.
Ung thư luôn là căn bệnh mà tất cả mọi người đều rất sợ gặp phải. Tuy nhiên, nếu kịp thời phát hiện bệnh từ sớm và chủ động chữa trị ngay thì tỷ lệ khỏi bệnh là rất cao. Bác sĩ luôn dặn trước khi kết thúc quá trình điều trị rằng, người bệnh cần phải chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe sau này để tránh việc ung thư tái phát.
Thế nhưng, dù đã chữa trị nhưng ung thư hoàn toàn có thể quay trở lại một lần nữa nếu như bạn không chú tâm bảo vệ sức khỏe của mình. Theo các chuyên gia sức khỏe, 3 lý do dưới đây là nguyên nhân chính khiến ung thư có thể tái phát một lần nữa, nếu đã từng điều trị bệnh ung thư bạn nhất định phải nắm được.
1. Không kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Rất nhiều người nghĩ rằng ung thư sẽ không thể quay trở lại sau khi mất nhiều thời gian điều trị. Vậy nên họ thường chủ quan và không đi khám sức khỏe định kỳ sau khi xuất viện. Nhưng cần phải hiểu rằng ung thư là một căn bệnh hiện nay được gọi là nan y bởi tính nguy hiểm và “cứng đầu” của nó. Một số loại ung thư dù đã cắt bỏ và xạ trị thì vẫn còn một vài tế bào nhỏ sót lại. Dần dần chúng sẽ tiếp tục phát triển và tái phát ung thư.
Tái khám định kỳ là điều đương nhiên và bắt buộc sau điều trị ung thư.
Bởi vậy tái khám định kỳ là điều đương nhiên và bắt buộc sau điều trị. Một trong những mục tiêu của tái khám theo dõi là để kiểm tra sự tái phát của bệnh. Thông qua đó, bác sĩ sẽ kịp thời phát hiện những dấu hiệu nhen nhóm và đưa ra phương án xử lý kịp thời nhất để tránh tái phát.
2. Có nhiều thói quen không lành mạnh
Ung thư thường sẽ tái phát sau 1 năm nếu như người bệnh cứ tiếp tục duy trì những thói quen xấu. Nhiều người hay nghĩ mình chữa ung thư rồi, bệnh đã dứt hẳn nên tiếp tục hút thuốc và uống rượu vô tội vạ, làm việc quá sức… Những thói quen ấy sẽ làm sức đề kháng suy yếu mạnh, từ đó tạo t.iền đề để các tế bào ung thư tiếp tục phát triển.
Ung thư thường sẽ tái phát sau 1 năm nếu như người bệnh cứ tiếp tục duy trì những thói quen xấu.
Các bác sĩ khuyên rằng, cần phải duy trì những thói quen tốt để kiểm soát sự phát triển của ung thư. Bạn nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, không hút thuốc và uống rượu quá giới hạn cho phép, tâm trạng luôn vui tươi… thì bệnh mới dần bị đẩy lùi và không thể tái phát. Bằng không, có thể bạn sẽ phải sống với ung thư cả đời.
3. Bản chất ung thư rất dễ di căn và lây lan nhanh chóng
Sau khi bạn đã được chữa khỏi ung thư, bệnh tật vẫn có thể tái phát trở lại bởi bản chất của chúng rất cứng đầu, dễ di căn với tốc độ chóng mặt.
Các tế bào ung thư phát triển theo cách riêng của chúng và sẽ di chuyển từ vùng này sang vùng khác. Sớm hay muộn thì các tế bào ung thư sẽ di căn từ vị trí ban đầu qua đường m.áu hoặc đường bạch huyết đến các nơi khác của cơ thể và hình thành những khối ung thư mới.
Nếu không được kiểm soát hoàn toàn, chúng có thể tái phát và còn có phần nặng hơn. Nếu đây là nguyên nhân, bạn cần tích cực hợp tác điều trị và giữ gìn sức khỏe ngay cả khi tình trạng ung thư đã được kiểm soát, tránh quá trình di căn của các tế bào ung thư. Đừng để đến giai đoạn cuối rồi lại hối hận bởi khi đó việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn, hiệu quả cũng bị giảm đáng kể.
Lưu ý sức khỏe sau quá trình điều trị ung thư
Nếu như đã từng bị ung thư thì nguy cơ tái phát bệnh của bạn sẽ cao hơn hẳn một người chưa từng bị ung thư. Đây cũng chính là lí do vì sao bạn cần phải giữ gìn sức khoẻ. Tốt nhất, hãy cố gắng tuân thủ những điều sau để bảo vệ sức khỏe sau khi quá trình điều trị ung thư của bạn kết thúc:
– Đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên.
– Lựa chọn lối sống lành mạnh.
– Chú ý giữ gìn sức khỏe tâm lý, tránh rơi vào stress.
– Tập thể dục đều đặn.
– Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
Theo QQ/baodansinh