Nghẹt mũi, chảy nước mũi là những triệu chứng phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra như cảm cúm, viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng…
Bài viết này đề cập đến chảy nước mũi, nghẹt mũi hay gặp của bất kỳ ai do cảm cúm, cảm lạnh, không đề cập đến các bệnh n.hiễm t.rùng nặng, bệnh mạn tính, bệnh do khối u… vì chúng đòi hỏi phải có sự can thiệp về y tế chuyên sâu.
Chảy nước mũi là tình trạng chảy một lượng dịch nhầy đáng kể từ hốc mũi. Đây là hệ quả của việc sản xuất quá nhiều chất nhầy ở mũi, vượt quá khả năng xử lý của cơ thể. Chất nhầy trong mũi dư thừa dẫn đến chảy mũi ra từ cửa mũi trước hoặc chảy xuống cổ họng. Còn nghẹt mũi là tình trạng mũi bị tắc nghẽn gây khó thở, do lớp niêm mạc của khoang mũi bị viêm, phù nề. Nghẹt mũi cũng làm cho dịch nhầy mũi thoát ra ngoài khó khăn hơn, tích tụ lại, càng l.àm t.ình trạng nghẹt mũi thêm nặng hơn. Thời tiết lạnh nên nước mũi dễ bị chảy liên tục, hoặc nghẹt mũi đến nỗi phải thở bằng miệng, thậm chí tệ hơn là cả hai triệu chứng xảy ra cùng một lúc. Vậy khi đó cần xử trí như thế nào để giảm nhanh các triệu chứng.
Dưới đây là những cách để làm giảm triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi hiệu quả nhanh chóng 1. Uống đủ nước
Khi bị chảy nước mũi liên tục hoặc nghẹt mũi nên uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất. Đồng thời để nước làm loãng dịch mũi, tạo điều kiện tống xuất dịch ra ngoài. Tốt nhất nên uống nước ấm, đặc biệt là các loại trà thảo mộc như: Trà hoa cúc, trà gừng, trà atiso… ấm nóng. Khi uống hơi nước bốc lên có tác dụng làm se niêm mạc, giúp thông thoáng đường mũi và cảm thấy dễ thở hơn. Đồng thời các chất kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên có trong thảo mộc cũng góp phần giảm thiểu viêm nhiễm, tăng tiết chảy nước mũi. Ngoài ra, nên tránh sử dụng các đồ uống có cồn, cà phê… vì sẽ gây khô cổ họng, dịch mũi đặc dính, khiến tình trạng nghẹt mũi trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Rửa mũi
Những người bị chảy nước mũi có thể kiểm soát tình trạng này thông qua biện pháp rửa mũi. Có thể xịt mũi bằng nước muối sinh lý, điều này sẽ giúp pha loãng dịch nhầy, giảm cảm giác kích ứng và khô niêm mạc mũi. Hoặc cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi. Đặt vòi vào một bên mũi và nghiêng đầu, rồi cho nước muối sinh lý từ từ chảy vào và thoát qua bên mũi còn lại. Trong quá trình thực hiện nên làm theo đúng hướng dẫn, tránh tình trạng rửa sai cách khiến nước mũi chảy ra nhiều hơn.
Nghẹt mũi, chảy nước mũi là những triệu chứng phổ biến do nhiều nguyên nhân. Ảnh minh họa.
3. Kê cao gối khi ngủ
Khi ngủ nên kê cao gối để giảm các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi khó chịu. Dịch mũi được tống ra ngoài một cách tự nhiên sẽ giúp bạn cảm thấy dễ thở hơn.
4. Chườm nóng
Lấy khăn nhúng vào chậu nước ấm (khoảng 35 – 40 độ C) rồi vắt khô đắp lên mũi và trán nhiều lần trong ngày. Nhiệt độ cao sẽ làm lỏng dịch nhầy trong mũi, dễ tống ra ngoài hơn, giảm cảm giác nghẹt mũi.
5. Xông hơi mũi
Đây cũng là một mẹo đơn giản trị hội chứng chảy dịch mũi sau. Khi hít sâu một làn hơi ấm nóng, lượng chất nhầy trong mũi sẽ giảm đi đáng kể. Hãy lấy một bát nước sôi, dùng một cái khăn to trùm kín đầu và bát nước. Sau đó hít thở hơi nóng ít nhất trong 10 phút. Chúng ta có thể thêm một số loại tinh dầu tự nhiên như tinh dầu bạc hà, khuynh diệp, sả… để thư giãn hơn. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi hoàn toàn bình phục.
6. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi
Ai cũng biết rằng một giấc ngủ sâu, đủ giấc là điều kiện quan trọng để cơ thể hồi phục sức khỏe. Các nghiên cứu cho thấy cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều tế bào miễn dịch mới khi bạn chìm vào giấc ngủ. Một trong số đó là Cytokine – Protein, rất quan trọng để chống lại các tác nhân gây bệnh. Thêm vào đó, khi ngủ sẽ quên đi cảm giác ngột ngạt muốn xì mũi.
Tóm lại, có nhiều cách làm giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi tại nhà có thể mang lại hiệu quả. Hầu hết mọi người đều điều trị nghẹt mũi tại nhà, nhưng trẻ sơ sinh, người trên 65 t.uổi, người có hệ miễn dịch suy yếu thì nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Nếu nghẹt mũi, chảy nước mũi kèm theo tình trạng khó thở, sốt cao, chảy nước mũi vàng hoặc xanh, đau xoang hoặc chảy nước mũi có m.áu, có mủ… cũng nên đến gặp bác sĩ. Các trường hợp chảy nước mũi, nghẹt mũi ngày càng nặng hoặc kéo dài trên 10 ngày cũng nên đến các phòng khám chuyên khoa Tai – mũi – họng để được bác sĩ thăm khám.
Dùng thuốc thông mũi cho trẻ những điều cha mẹ có thể chưa biết
Nghẹt mũi gây khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt của trẻ. Việc sử dụng các thuốc thông mũi có thể giúp cải thiện tình trạng này.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc thế nào để bảo đảm an toàn lại là điều mà nhiều cha mẹ chưa biết hết.
Thời tiết thay đổi, ô nhiễm môi trường là những nguyên nhân phổ biến gây các bệnh lý mũi họng ở trẻ. Triệu chứng phổ biến của bệnh là nghẹt mũi, gây khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt của trẻ. Các thuốc thông mũi được coi là biện pháp hiệu quả cải thiện tình trạng nghẹt mũi, khó thở.
1. Một số thuốc thông mũi thường dùng
1.2. Thuốc chống sung huyết
Thuốc chống sung huyết có tác dụng làm co các mạch m.áu trong niêm mạc mũi, giúp giảm sưng và tắc nghẽn (nghẹt mũi). Một số thuốc hay dùng gồm: Thuốc tác động toàn thân (pseudoephedrin dạng uống); thuốc tác động tại chỗ (naphazolin, oxymetazolin, xylometazolin … dạng thuốc nhỏ/xịt mũi).
Lưu ý, không sử dụng thuốc thông mũi pseudoephedrinecho t.rẻ e.m dưới 2 t.uổi trừ khi có chỉ định cụ thể của bác sĩ. Viên nén/viên nang tác dụng kéo dài không được khuyến khích sử dụng cho t.rẻ e.m dưới 12 t.uổi. Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc là nhịp tim nhanh, lo lắng, bồn chồn, mất ngủ…
Thuốc thông mũi giúp trẻ giảm các triệu chứng nghẹt mũi, khó thở.
Thuốc chống sung huyết tác dụng tại chỗ giúp giảm cảm giác ngạt mũi rất nhanh, nên nhiều người coi là “thần dược” tự ý mua về sử dụng. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc có thể gây nguy hiểm cho trẻ, bởi thuốc nhỏ/xịt mũi có tác dụng co mạch, không chỉ khu trú ở niêm mạc mũi mà còn có thể gây co mạch toàn thân, khiến trẻ bị tím tái, choáng, vã mồ hôi, trụy tim mạch…
Tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc là gây rát mũi, khô mũi, c.hảy m.áu mũi… khiến trẻ khó chịu và nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn cao hơn.
Ngoài ra, cần lưu ý không nên sử dụng thuốc chống sung huyết trong thời gian dài (quá 7 ngày), đặc biệt với loại thuốc tác dụng tại chỗ ở dạng nhỏ/xịt mũi. Làm dụng thuốc có thể gây hiện tượng nhờn thuốc, thuốc không có hiệu quả theo thời gian, thậm chí còn gây hiện tượng tác dụng ngược, làm nặng thêm tình trạng nghẹt mũi.
1.2. Nước muối dạng nhỏ hoặc xịt
Nước muối sinh lý là các thuốc không cần kê đơn, độ an toàn cao, dùng được cho mọi lứa t.uổi, bao gồm cả trẻ sơ sinh. Hai loại thường dùng là nước muối đẳng trương (nước muối sinh lý 0,9%) và nước muối ưu trương.
– Công dụng chính của nước muối sinh lý (0,9%) là giúp làm vệ sinh lấy sạch mũi nhầy. Do có cùng nồng độ muối sinh lý với mũi/họng nên có thể dùng nhiều lần, dài ngày tùy theo nhu cầu vệ sinh khi viêm nhiễm. Tuy nhiên, không nên lạm dụng nước muối sinh lý trong điều kiện mũi bình thường vì sẽ làm mũi trẻ mất đi lớp dịch tiết tự nhiên giúp bảo vệ lớp niêm mạc, từ đó mũi dễ bị khô rát, kích ứng, chảy nước mũi và có thể gây viêm nhiễm.
– Nước muối ưu trương (là loại có nồng độ muối cao hơn 0,9%), giúp cuốn mũi co lại, giảm phù nề và giúp trẻ dễ thở hơn. Tuy nhiên loại nước muối này không nên sử dụng quá 7 ngày liên tục vì có thể dẫn đến tổn thương niêm mạc mũi.
Các thuốc dạng xịt chứa corticoid có thẻ gây tác dụng phụ nguy hiểm nếu lạm dụng.
1.3. Thuốc xịt mũi chứa glucocorticoid
Có 2 thế hệ glucocorticoid thường dùng trong dạng xịt mũi, bao gồm: Thế hệ 1 (beclomethasone, flunisolide, triamcinolone, và budesonide) và thế hệ 2 (fluticasone propionate, fluticasone furoate và mometasone furoate).
Thuốc nhỏ/xịt mũi có glucocorticoid chủ yếu có tác dụng tại chỗ, nhưng nếu sử dụng trong thời gian dài, liều cao sẽ gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm như:
– Tác dụng phụ tại chỗ: Kích ứng niêm mạc mũi, c.hảy m.áu cam hay có vết m.áu trong chất tiết của mũi, làm khô và teo niêm mạc mũi, loét vách mũi.
– Tác dụng phụ toàn thân: Khi dùng các thuốc nhỏ mũi/xịt mũi chứa glucocorticoids lâu dài cần theo dõi ảnh hưởng trên tăng trưởng của t.rẻ e.m.
Nguy hiểm hơn một số trường hợp bệnh nhi lạm dụng thuốc có thể gây suy tuyến thượng thận và các biến chứng của suy tuyến thượng thận mạn như loãng xương, chậm phát triển chiều cao, giảm sức đề kháng…
2. Lưu ý khi dùng thuốc thông mũi cho t.rẻ e.m
– Khi chưa xác định được nguyên nhân gây nghẹt mũi, chỉ nên nhỏ/xịt mũi cho trẻ bằng các thuốc có thành phần là nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%). Những thuốc còn lại không được tự ý sử dụng cho trẻ, mà cần có sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc tai mũi họng.
– Không nên nhỏ mũi bằng các hoa lá, thảo mộc tự chế vì các loại thuốc này không đảm bảo vô khuẩn có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh hoặc chứa dị nguyên gây phản ứng dị ứng cho trẻ.
– Menthol và tinh dầu bạc hà (chứa khoảng 70% menthol) gây ức chế tuần hoàn, hô hấp, dẫn đến ngừng tim, ngừng thở, nhất là với trẻ 2 t.uổi, nếu có thêm methylsalicylat còn gây rát bỏng. Vì vậy, không dùng các loại cao xoa, thuốc hít, thuốc xông chứa các loại chất này cho trẻ nhỏ (xoa vào mũi, thái dương, trán).
– Thời gian dùng thuốc cho trẻ phải do bác sĩ chỉ định, phụ huynh không được tự ý mua hoặc dùng lại đơn cũ ở những lần nghẹt mũi sau.
– Không được tự ý tăng/giảm/ngưng dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
– Khi có dấu hiệu bất thường cần báo ngay cho bác sĩ để kịp thời xử trí, tránh biến chứng nguy hiểm.