Nhiễm khuẩn HP được xem là loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất trên thế giới chỉ sau vi khuẩn sâu răng, tuy nhiên nếu không biết cách phòng ngừa, vi khuẩn HP sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa, thậm chí ung thư.
Tính đến thời điểm hiện tại, Helicobacter Pylori (HP) là loài vi sinh vật duy nhất tồn tại trong dạ dày của con người và đã được Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào nhóm chất gây ung thư.
Nhiễm khuẩn HP được xem là loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất trên thế giới chỉ sau vi khuẩn sâu răng. Loại nhiễm khuẩn này rất lặng lẽ nên khó phát hiện, nhưng nó là tác nhân gây ra các cơn đau dạ dày mãn tính như viêm dạ dày mãn hoặc loét dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày.
Dấu hiệu nhận biết nhiễm vi khuẩn HP
Ở môi trường acid như dạ dày vi khuẩn HP tồn tại bằng cách tiết ra một loại enzyme là Urease giúp nó trung hòa độ acid trong dạ dày.
Bệnh nhân khi bị nhiễm vi khuẩn HP vẫn có thể sống khỏe mạnh và thường không xuất hiện triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân, bệnh có thể gây ra các triệu chứng của viêm loét dạ dày, bao gồm: Đau bụng sau khi ăn, buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng, ợ nóng thường xuyên, đầy hơi, hôi miệng, giảm cân không chủ ý.
Trường hợp nhiễm vi khuẩn HP lâu ngày, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng rõ rệt như cơn đau bụng dữ dội và dai dẳng, khó nuốt, phân lẫn m.áu hoặc có màu đen, nôn ra m.áu hoặc dung dịch nôn có màu đen hay trông như bã cà phê.
Bằng cách ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển củ vi khuẩn HP, chúng ta mới có thể duy trì sức khỏe của hệ thống tiêu hóa. Vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn chú ý tới 6 hành động dưới đây:
1. Chú ý đến sức khỏe chế độ ăn uống
Nếu bạn muốn tránh sự xâm nhập của HP, bạn nên chú ý đến sức khỏe của chế độ ăn uống và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhiều người không chú ý đến vấn đề này và thường ăn thực phẩm không lành mạnh kém sạch sẽ, đây chính là nguyên nhân trực tiếp khiến vi khuẩn HP phát triển mạnh mẽ hơn. Do đó, nếu muốn phòng tránh HP lâu dài, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa suy giảm chức năng đường tiêu hóa.
2. Không chia sẻ đồ dùng cá nhân với người khác
Trong quá trình tránh xa HP, bạn nên chú ý đến vấn đề vệ sinh. Nhiều người thường không chú ý đến vệ sinh cá nhân và dùng chung các dụng cụ như bộ đồ ăn, bàn chải đ.ánh răng… Việc này có thể gây lây nhiễm vi khuẩn, khả năng bị nhiễm HP là tương đối cao. Để ngăn chặn điều này xảy ra, bạn nên luôn chú ý đến vệ sinh cá nhân và không chia sẻ các thiết bị cá nhân với người khác.
3. Thể thao lành mạnh
Tập thể dục có thể tăng sức đề kháng, đây là một cách hiệu quả để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP trong dạ dày. Nếu bạn thường xuyên ít vận động, sức đề kháng kém sẽ tạo điều kiện cho HP “xâm lược” cơ thể.
4. Ngủ đủ giấc
Điều quan trọng là bạn cần đảm bảo ngủ đủ giấc trong quá trình phòng ngừa HP. Nếu thời gian ngủ đủ, sức đề kháng có thể được cải thiện. Thông qua giấc ngủ, nó có thể giúp ngăn ngừa HP và ngăn chặn sự xâm nhập của vi trùng các, nâng cao quá trình làm việc của hệ tiêu hóa và sức khỏe nói chung.
5. Tránh xa t.huốc l.á và rượu
Uống rượu trong thời gian dài là một thói quen không tốt cho sức khỏe con người. Nó có thể dẫn đến suy giảm chức năng đường tiêu hóa dưới tác hại của các chất có hại trong t.huốc l.á và rượu, và sự xâm nhập của HP.
6. Tinh thần lạc quan, tâm trạng thoải mái
Tâm lý có tác động đáng kể đến sức khỏe của bạn. Nếu bạn muốn ngăn chặn cuộc xâm lược của HP ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, bạn nên duy trì một tinh thần tốt. Nhiều người vì căng thẳng mà có cảm xúc xấu trong một thời gian dài. Tác động của những cảm xúc tiêu cực này sẽ dẫn đến sức đề kháng yếu, thậm chí gây suy giảm chức năng của các cơ quan như não bộ và hệ tiêu hóa,… Vì thế trong cuộc chiến phòng ngừa vi khuẩn HP lâu dài, bạn nên duy trì một thái độ tốt và đối mặt với cuộc sống với tinh thần lạc quan.
An An (Dịch theo QQ)
Theo vietnamnet
Video: 80% dân số Việt Nam nhiễm vi khuẩn HP trong đường tiêu hóa
Việt Nam hiện đứng thứ 18 trong số 20 nước có tỷ lệ ung thư dạ dày cao nhất thế giới với 80% dân số nhiễm vi khuẩn HP trong đường tiêu hóa.
Theo VTC