Tăng huyết áp là căn bệnh nguy hiểm có thể gây nhiều biến chứng. Do đó, điều trị tăng huyết áp nên được diễn ra tích cực và đúng cách để vừa đảm bảo hiệu quả kiểm soát huyết áp cũng như an toàn cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.
Tăng huyết áp là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, nó có thể xuất hiện và diễn tiến trong âm thầm khiến chúng ta không thể nhận ra cho đến khi các biến chứng của nó xảy ra.
Chính vì thế, khi đã có tăng huyết áp xảy ra thì điều trị tăng huyết áp đúng cách là vô cùng quan trọng để kiểm soát huyết áp, tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
6 lưu ý cần nhớ khi điều trị tăng huyết áp:
1. Điều trị tăng huyết áp sớm để tránh biến chứng
Ngay khi bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp thì vấn đề điều trị nên được cân nhắc và đặt ra sớm để kiểm soát huyết áp cho người bệnh. Tình trạng tăng huyết áp không được kiểm soát càng lâu thì mức độ tăng huyết áp của bệnh nhân có thể trở nên nặng nề hơn, các biến chứng của tăng huyết áp cũng dễ dàng xảy ra hơn,…
Chính vì thế, vấn đề điều trị tăng huyết áp sớm là vấn đề hết sức quan trọng mà bệnh nhân cần lưu ý khi mắc tăng huyết áp. Ngưỡng chẩn đoán tăng huyết áp và thời điểm khởi trị tăng huyết áp được khuyến cáo hiện nay là 140/90mmHg.
Điều trị tăng huyết áp nên thực hiện sớm để kiểm soát huyết áp, tránh các biến chứng xảy ra (Ảnh: Internet)
2. Phối hợp giữa điều trị bằng thuốc với lối sống tích cực
Trong điều trị tăng huyết áp, ngoài vấn đề sử dụng các loại thuốc hạ huyết áp thì một nội dung vô cùng quan trọng khác đó chính là xây dựng được một lối sống tích cực và lành mạnh cho người bệnh. Các biện pháp thay đổi lối sống nên được đặt ra ngay từ giai đoạn t.iền tăng huyết áp của người bệnh (130-139/85-90mmHg) và luôn là nội dung bắt buộc đối với điều trị tăng huyết áp cho mọi mức độ.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các biện pháp thay đổi lối sống thích hợp khi được áp dụng tốt có thể giúp huyết áp của bệnh nhân giảm đi đến 10mmHg, điều này tương đương với hiệu quả khi sử dụng một loại thuốc hạ huyết áp.
Các biện pháp thay đổi lối sống được đề xuất ở bệnh nhân tăng huyết áp bao gồm chế độ ăn thích hợp (ăn nhạt dưới 6g muối/ngày, ăn nhiều rau củ, hạn chế sử dụng chất béo bão hòa,…), kiêng rượu bia, bỏ t.huốc l.á, tránh lo âu, căng thẳng và có chế độ hoạt động thể lực hợp lý,…
Chế độ sống lành mạnh là nội dung quan trọng trong điều trị tăng huyết áp (Ảnh: Internet)
3. Không nên hạ huyết áp một cách quá mức
Khi bệnh nhân bị tăng huyết áp, chúng ta thường quan tâm đến việc làm sao để hạ huyết áp cho bệnh nhân. Tuy nhiên hầu hết chúng ta lại chưa quan tâm đến việc cần hạ huyết áp của bệnh nhân đến mức nào là hợp lý?
Đích điều trị cho các bệnh nhân cao huyết áp dưới 65 t.uổi nên được kiểm soát huyết áp ở mức 120-130mmHg/70-80mmHg. Còn đối với các bênh nhân trên 65 t.uổi thì nên kiểm soát huyết áp ở mức từ 130-140mmHg/70-80mmHg.
Hạ huyết áp xuống mức quá thấp không những không đem lại nhiều hiệu quả hơn mà còn có thể gây nên các triệu chứng của tình trạng hạ huyết áp, hạ huyết áp tư thế và còn có thể làm gia tăng nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân.
4. Tuân thủ tốt các chỉ định điều trị của bác sĩ
Một lưu ý vô cùng quan trọng khác mà bệnh nhân cần nhớ khi điều trị tăng huyết áp đó chính là phải tuân thủ tuyệt đối các chỉ định của bác sĩ đã đề ra.
Chúng ta cần biết rằng, các chỉ định điều trị cao huyết áp của bác sĩ đặt ra cho bệnh nhân được xây dựng dựa trên sự tổng hợp của rất nhiều thông tin (t.uổi tác, mức độ tăng huyết áp, bệnh lý đi kèm, khả năng kinh tế,…) nhằm tối đa hiệu quả điều trị và hạn chế đến mức thấp nhất các tác dụng phụ của điều trị. Việc không tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ có thể khiến cho điều trị trở nên kém hiệu quả và kém an toàn hơn.
Chính vì thế bệnh nhân cần tuân thủ tốt các hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ về chế độ sinh hoạt cùng với chế độ sử dụng thuốc (loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng thuốc). Kể cả khi huyết áp của bệnh nhân đã được kiểm soát tốt thì người bệnh cũng không được tự ý bỏ hoặc không tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ, điều này dễ gây huyết áp tăng cao trở lại nhanh chóng và gây nên các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh nhân tăng huyết áp cần tuân thủ tốt các chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị (Ảnh: Internet)
5. Biết cách phát hiện các tác dụng phụ của điều trị tăng huyết áp
Sử dụng thuốc là nội dung quan trọng trong điều trị tăng huyết áp hiện nay. Tuy nhiên cũng chính vì thế mà bệnh nhân có thể có nguy cơ phải đối mặt với các tác dụng phụ do thuốc gây nên.
Những tác dụng phụ này đôi khi có thể chỉ là một vấn đề nhẹ, không có ảnh hưởng nhiều đến bệnh nhân như phù nhẹ ngoại biên khi dùng thuốc chẹn kênh calci,,.. Tuy nhiên đôi khi nó cũng có thể là một vấn đề nghiêm trọng, cần can thiệp và xử lý nhanh chóng, chẳng hạn như ho khan nhiều ở bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế men chuyển, tăng kali m.áu dẫn đến rối loạn nhịp tim ở bênh nhân dùng thuốc ức chế men chuyển hay ức chế thụ thể,…
Vì vậy, người bệnh cần tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ về các nguy cơ tác dụng phụ mà bản thân có thể mắc phải để có thể phát hiện kịp thời các tác dụng phụ nếu chúng có xuất hiện trong quá trình điều trị.
6. Thực hiện khám định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe
Tăng huyết áp làm gia tăng các nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân. Do đó, bệnh nhân tăng huyết áp nên thực hiện tốt và nghiêm chỉnh lịch khám định kỳ mà bác sĩ đã đề ra.
Bệnh nhân nên khám bệnh định kỳ theo lịch hẹn để đ.ánh giá hiệu quả điều trị và phát hiện sớm bất thường nếu có (Ảnh: Internet)
Thăm khám định kỳ thường xuyên cho phép bác sĩ có thể đ.ánh giá được sức khỏe tổng thể của bệnh nhân, hiệu quả của các biện pháp điều trị tăng huyết áp đang được áp dụng, các tổn thương cơ quan do tăng huyết áp, tác dụng phụ của điều trị nếu có,…
Các thông tin thu thập được trong quá trình thăm khám giúp bác sĩ có thể đưa ra các điều chỉnh về điều trị, thay đổi loại thuốc thích hợp nếu điều trị đáp ứng kém, hoặc xử lý sớm các tác dụng phụ do điều trị tăng huyết áp gây nên giúp quá trình điều trị an toàn hơn,…
Trên đây là một số lưu ý mà bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nên nhớ trong quá trình điều trị tăng huyết áp. Để giúp việc điều trị tăng huyết áp diễn ra an toàn và hiệu quả hơn, khi có bất kỳ thắc mắc nào thì người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ để được giải đáp đầy đủ và chính xác nhất.
Cơ thể khỏe mạnh hơn nhờ ăn chay đúng cách
Ăn chay là khuynh hướng thịnh hành ở các nước đang phát triển vì nó giúp ngăn ngừa được nhiều bệnh tật. Một chế độ ăn chay đúng đắn sẽ giúp chúng ta tránh được nhiều bệnh tật mà vẫn đảm bảo sức khỏe.
Thực hiện chế độ ăn chay đúng đắn
Theo các nhà khoa học, ăn chay đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chế độ ăn chay có ít cholesterol, ít chất béo bão hòa, nhiều chất béo không bão hòa, nhiều vitamin C, E… có tác dụng chống oxy hóa, giảm hàm lượng cholesterol trong m.áu và giúp ngăn ngừa được nhiều thứ bệnh như: bệnh tim mạch, bệnh ung thư vú và đại tràng, bệnh đái tháo đường týp 2, béo phì, tăng huyết áp, sỏi mật và táo bón..
Tinh bột – đạm – đường – béo – xơ trong khẩu phần ăn chay phải được cân bằng.
Tuy nhiên, do nguồn thực phẩm chay không được đa dạng, phong phú như thực phẩm mặn nên nếu không biết cách, ăn chay theo kiểu quá kham khổ, đạm bạc, thực đơn nhàm chán hay chế biến không phù hợp sẽ đi ngược lại với lợi ích nêu trên.
Chúng ta cũng nên lựa chọn đa dạng thực phẩm và ăn chay đúng cách để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.Một người trưởng thành tiêu thụ trung bình mỗi ngày khoảng 2.000 calorie.
Vì vậy, tỷ lệ các nhóm thực phẩm tinh bột – đạm – đường – béo – xơ trong khẩu phần của người ăn chay đúng cách phải được cân bằng nhằm cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Một phần ăn chay đầy đủ thường bao gồm ngũ cốc nguyên hạt (tinh bột), các loại đậu (đạm thực vật), rau xanh (chất xơ và vitamin), trái cây tươi, sản phẩm bơ sữa, sữa chua…
Các loại kem, chè ngọt không được khuyến khích trong thực đơn ăn chay lành mạnh vì chúng không chứa những dinh dưỡng có lợi cho cơ thể ngoài việc gây béo phì, tăng cân.Nếu chỉ đơn thuần là ăn chay trường để giữ gìn sức khỏe và thanh lọc cơ thể thì cách ăn chay đúng đắn được nhiều lựa chọn là vẫn có trứng, sữa, chỉ tránh thịt, cá và các loại hải sản. Trứng gia cầm nhiều dưỡng chất, điển hình là trứng gà. Trong trứng gà và sữa có một lượng lớn vitamin A, D, E, B1, B6, B12…
Ngoài ra, còn phải kể đến canxi, magiê, sắt và kẽm. Bên cạnh đó, nguồn protein trong trứng rất dồi dào và chứa nhiều loại acid amin rất cần thiết cho hệ miễn dịch. Riêng lòng trắng trứng có tác dụng chống lão hóa, tăng cường lực và độ dẻo dai cho cơ bắp.
Chất lecithin trong trứng có tác dụng trong quá trình tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của gan, hạn chế nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch do cholesterol gây ra. Thành phần dinh dưỡng trong một quả trứng gồm có 71 đơn vị calo, không có tinh bột, 5g chất béo.
Thường xuyên thay đổi thực đơn
Không ai có thể ăn mãi một hai món từ ngày này sang ngày khác, khi ăn chay cũng vậy. Người ăn chay đúng cách phải linh hoạt thay đổi thực đơn theo ý thích hoặc theo mùa. Rau củ quả tươi trong năm, mùa nào thức nấy. Đó có thể là những món lẩu nấm thật thơm ngon, các món bún chả giò, phở chay, bánh canh, hủ tiếu chay, pizza, hamburger chay…
Hoặc các món gỏi chay phong phú rau củ tươi bên cạnh các món cơm chiên, cơm tay cầm chay, cơm hấp thập cẩm, cơm sen, cơm trái dứa… Cuối tuần cũng là dịp để cơ thể nghỉ xả hơi sau một tuần lao động vất vả. Thay vì lọ mọ vào bếp, sao bạn không đến các nhà hàng chay mà tự thưởng cho mình các món chay ngon, vừa là thay đổi thực đơn vừa giảm tải việc bếp núc cho mình.
Những lưu ý khi ăn chay
Trong chế độ ăn chay, thực phẩm chủ yếu dựa vào ngũ cốc, rau quả nên thường thiếu một số chất khoáng như sắt, kẽm, vitamin B12… Cần chọn lựa, phối hợp thực phẩm và bổ sung các vitamin, chất khoáng một cách hợp lý để không bị thiếu các acid amin thiết yếu, vitamin B12, năng lượng, kẽm, sắt.
Tránh thiếu m.áu do thiếu sắt bằng cách ăn nhiều rau quả (đặc biệt là cam, chanh, dưa đỏ, ớt, cà chua, bông cải xanh…). Rau quả có nhiều vitamin C, giúp tăng cường hấp thu sắt và lấn át cả tác dụng ngăn cản hấp thu sắt của acid phytic, acid oxalic, acid tannic…
Để tránh thiếu kẽm có thể bổ sung bằng cách uống viên kẽm hoặc viên chứa kẽm.
Thức ăn thực vật giàu đạm thường thiếu một số acid amin thiết yếu như lysine (gạo, bắp, lúa mỳ), threonine (gạo), tryptophan (bắp) và methionine (các loại đậu). Nhưng tình trạng mất cân đối các acid amin sẽ không xảy ra nếu chúng ta biết cách phối hợp các loại đạm thực vật theo cách sau: rau đậu và các loại hạt (Ví dụ: cháo với mè và đậu). Ngũ cốc và họ rau đậu (Ví dụ: cơm với đậu, súp đậu với bánh mỳ…).
Ngoài ra, trong quá trình chế biến món chay nên ưu tiên các món hấp vì chỉ khi hấp, các loại rau củ ít thất thoát chất dinh dưỡng hơn so với chiên xào. Hơn nữa, việc sử dụng nhiều dầu trong món ăn chay cũng sẽ gây cảm giác ngán, không ngon miệng. Cũng không nên trữ rau củ, trái cây quá lâu trong tủ lạnh sẽ bị biến chất hoặc sinh độc tố.Hiện nay thị trường các món chay giả mặn rất phong phú với các loại thực phẩm từ họ đậu giả làm thịt, tôm cá, gia cầm…
Tuy nhiên, vì yêu cầu “giả mặn” phải có hương vị và tạo hình, màu sắc giống y món mặn nên nhà sản xuất thường thêm vào thực phẩm các chất phụ gia không tốt cho sức khỏe. Những chất phụ gia này thường là hàng trôi nổi trên thị trường và không được kiểm định nghiêm ngặt. Vì vậy, chỉ có hạn chế những thực phẩm này mới được gọi là ăn chay đúng cách và đảm bảo sức khỏe của cơ thể.