6 sai lầm nguy hiểm khi sơ cứu người bệnh động kinh

Nhét đồ vật vào bệnh để để không cắn lưỡi, kìm kẹp cơ thể bệnh nhân để khống chế cơn co giật có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Động kinh là dạng rối loạn của hệ thống thần kinh trung ương, xảy ra khi có sự kích thích đồng thời một nhóm các tế bào thần kinh của vỏ não dẫn đến sự phóng điện đột ngột, không thể kiểm soát. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh động kinh ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người trên thế giới, là một trong những bệnh lý thần kinh phổ biến nhất toàn cầu. Tỷ lệ người bệnh động kinh trong dân số ước lượng khoảng 0,5-1%.

Biểu hiện của bệnh là các cơn động kinh, có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, phụ thuộc vào vị trí ổ động kinh trong não, mức độ lan truyền của nó. Trong đó, các cơn động kinh co giật toàn thể thường là biểu hiện nặng nhất. Bệnh nhân có thể ngã xuống đất, trợn mắt, gồng cứng người, co giật, thở yếu, đôi khi kèm theo tiểu mất kiểm soát, cắn lưỡi, sủi bọt mép xảy ra trong vòng vài phút. Ngoài ra, cơn động kinh có thể biểu hiện bằng những cơn co giật cục bộ, thay đổi ý thức (bệnh nhân có thể đứng sững sờ), thay đổi về cảm giác hoặc giác quan…

Cơn động kinh xảy đến bất ngờ với biểu hiện thường thấy là co giật. Ảnh minh họa: Shutterstock

Người bệnh có thể xảy ra cơn động kinh ở bất cứ đâu, tại nhà, trong văn phòng, trên đường, trên xe bus, tại bể bơi… Do đó, việc trang bị kiến thức sơ cứu người bệnh là cần thiết. Tiến sĩ, bác sĩ Lê Văn Tuấn, chuyên gia Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh lưu ý một số sai lầm thường gặp khi sơ cứu người bệnh động kinh như dưới đây:

Tụ tập đông xung quanh người bệnh

Nhiều người vì hiếu kỳ mà tụ tập quan sát, tạo thành đám đông xung quanh bệnh nhân động kinh. Điều này hoàn toàn không nên vì người bệnh cần môi trường thoáng để hít thở, tăng cường tuần hoàn m.áu và oxy lên não. Việc tụ tập sẽ vô tình lấy đi lượng oxy cần thiết, khiến không khí thêm ngột ngạt, căng thẳng.

Bác sĩ Tuấn khuyên chỉ nên có một, 2 người hỗ trợ trực tiếp bên cạnh bệnh nhân. Những người khác có thể quan sát từ xa để hỗ trợ khi cần thiết. Việc tập trung đông người khiến quá trình sơ cứu khó khăn, tăng nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Di chuyển người bệnh không đúng cách

Kéo, lôi, giật mạnh người đang lên cơn động kinh có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do đó, cần hạn chế di chuyển người bệnh trừ khi họ đang ở các khu vực nguy hiểm như đang bơi, di chuyển trên đường, trên cầu thang, gần các vật sắc nhọn… Nếu phải di chuyển thì cần hết sức nhẹ nhàng để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Nguyên tắc chung là khi sơ cứu chúng ta cần lưu ý những nguy hiểm xung quanh đối với người bệnh như té ngã, ngạt nước, phỏng, điện giật…

Kìm kẹp cơ thể bệnh nhân để khống chế cơn co giật

Một trong những sai lầm hay gặp phải khi sơ cứu người lên cơn động kinh là cố gắng giữ c.hặt t.ay chân người bệnh để khống chế cơn co giật. Điều này không những không có tác dụng mà còn có thể khiến người bệnh bị trật khớp, gãy xương, thậm chí khiến cơn động kinh diễn ra nghiêm trọng hơn.

Bác sĩ Tuấn cho biết, thông thường cơn động kinh sẽ tự hết, vì vậy chúng ta nên để cơ thể họ tự do trong khu vực an toàn. Khi qua cơn động kinh, tình trạng co giật cũng giảm dần, ngưng hẳn sau vài phút.

Nhét đồ vật vào miệng để ngăn cắn lưỡi

Khi phát hiện bệnh nhân lên cơn động kinh, nhiều người nghĩ rằng nhét vật gì đó vào miệng (như ngón tay, thìa, đũa, bút…) sẽ giúp người bệnh tránh cắn vào lưỡi của họ. Tuy nhiên, đây là hành động không cần thiết, thậm chí nó còn có thể gây nguy hiểm đến người bệnh.

Bác sĩ Tuấn cho biết, trong tình trạng co giật, lưỡi không thè ra mà thường tụt nhẹ vào trong nên nguy cơ bệnh nhân cắn phải lưỡi là rất ít, thường là bệnh nhân cắn ở phần bên của lưỡi. Ngoài ra, trong cơn động kinh, răng bệnh nhân sẽ cắn chặt lại, do vậy không được nạy răng của bệnh nhân để chèn vật lạ vào miệng. Việc này có thể gây sai khớp thái dương hàm, gãy răng, tổn thương nướu. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cắn vỡ vật, nuốt mảnh vụn vào họng, gây nghẹt thở, dẫn đến t.ử v.ong.

Đưa các vật cứng vào miệng người bệnh đang lên cơn động kinh có thể gây nguy hiểm.

Hô hấp nhân tạo cho người bệnh

Người đang co giật vẫn có thể tự thở được nên việc hô hấp nhân tạo cho họ là không cần thiết. Thay vào đó, hãy cố gắng giúp bệnh nhân dễ thở hơn bằng việc tạo môi trường thoáng khí. Sau cơn co giật thì đặt bệnh nhân nằm nghiêng để đờm dãi hoặc các chất nôn ói có thể chảy ra, không gây tắc đường hô hấp hoặc bị sặc.

Vắt chanh vào miệng bệnh nhân để ngăn cơn co giật

Quan niệm vắt chanh vào miệng bệnh nhân để ngăn cơn co giật hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Nhiều người nghĩ rằng do họ vắt chanh vào miệng thì bệnh nhân mới hết co giật, nhưng thực tế là cơn động kinh tự ngưng cho dù có vắt chanh hay không. Việc vắt chanh có thể gây nguy hiểm vì người bệnh đang mất ý thức, không nuốt được, gây sặc vào phổi và suy hô hấp. Tương tự, cũng không nên cho bệnh nhân uống nước hay uống thuốc cho đến khi họ tỉnh táo hoàn toàn.

Cách sơ cứu cơn động kinh đúng cách

Khi gặp người lên cơn động kinh, cần cố gắng giữ bình tĩnh, không la hét, hoảng loạn.

– Kêu gọi người hỗ trợ.

– Yêu cầu những người xung quanh lùi ra xa, không tụ tập xung quanh người bệnh.

– Nhẹ nhàng đỡ người bệnh nằm xuống mặt phẳng an toàn như giường, sàn nhà. Đặt đầu bệnh nhân lên gối/vải mềm, sau cơn co giật thì nghiêng đầu bệnh nhân sang một bên để nếu bệnh nhân có ói thì cũng không bị sặc vào phổi.

– Nới lỏng quần áo, gỡ bỏ vật dụng có thể gây nguy hiểm trên người bệnh nhân (khăn quàng, cà vạt…), thu dọn khu vực xung quanh, đảm bảo người bệnh không ở gần những vật dụng sắc nhọn, dễ vỡ, dễ cháy…

– Cố gắng theo dõi thời gian diễn ra co giật, các biểu hiện trong cơn động kinh – tốt nhất là quay video lại nếu thuận tiện (bệnh nhân co giật một bên hay hai bên, có trợn mắt, gồng người, sùi bọt mép, tiểu không tự chủ…) để mô tả cho nhân viên y tế hoặc người nhà của bệnh nhân.

– Cơn động kinh thường thoái lui sau 1-2 phút. Bệnh nhân bắt đầu tỉnh lại và có thể thở như bình thường. Trong trường hợp cơn co giật kéo dài hơn 5 phút; có nhiều cơn co giật diễn ra liên tiếp; bệnh nhân khó thở, đau đớn hoặc không tỉnh lại sau cơn động kinh thì cần gọi ngay cho cấp cứu để nhập viện.

Sử dụng kháng sinh đúng cách cho trẻ nhỏ

Trường hợp nào nên sử dụng kháng sinh cho trẻ nhỏ và dùng thế nào để đúng cách, tránh tình trạng kháng kháng sinh.

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Trưởng khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội: Cơ thể của trẻ nhỏ vẫn còn rất non yếu, thậm chí các cơ quan như thận đến một t.uổi mới tạm thời thích nghi được với cơ thể, gan đến 2 t.uổi mới có thể chuyển hóa tốt hơn. Cho nên, thuốc tẩy giun chuyển hóa qua gan cần sử dụng cho trẻ từ 2 t.uổi trở lên. Việc sử dụng thuốc cho trẻ nên rất cẩn thận.

Trẻ nhỏ được cha mẹ bao bọc, chăm bẵm, ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài, thường trẻ chỉ bị lây bệnh từ những người chăm sóc là chính. Nghiên cứu cho thấy, trong 10 trẻ sốt, khoảng 2 trẻ có nguyên nhân do vi khuẩn, còn lại là virus.

Kháng sinh là thuốc để diệt vi khuẩn, chứ không phải diệt virus. Trẻ bị nhiễm khuẩn nên dùng kháng sinh càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị virus tấn công, sử dụng kháng sinh sẽ sai chỉ định. Nếu lặp lại nhiều lần, vi khuẩn trong ruột sẽ được “tập luyện” dần với các kháng sinh và tạo thành các chủng vi khuẩn kháng thuốc. Trong ruột liên tục có “chiến tranh” xảy ra, khoảng 80% “lính canh” của cơ thể nằm ở ruột. Nếu chẳng may vi khuẩn đ.ánh thủng “phòng tuyến” này có thể vào trong m.áu, gây tổn thương ngay tại ruột và bên trong. Một số vi khuẩn vào trong m.áu có thể được lọc lại qua thận, có những vi khuẩn không thể lọc được, tích tụ lại nhiều gây ra n.hiễm t.rùng đường tiểu.

Dùng kháng sinh không đúng cách sẽ tạo ra vi khuẩn kháng thuốc ở đường ruột, thậm chí ở đường mũi họng. Ngày xưa, ở thế hệ ông bà chúng ta, khoảng 10 trẻ sinh ra có 4 trẻ mất vì viêm phổi (tức n.hiễm t.rùng là chính) do chưa có kháng sinh. Hiện nay, chúng ta đã có kháng sinh, song lại vô tình tập cho vi khuẩn kháng kháng sinh. Một số công ty lớn gần đây không sản xuất được kháng sinh chống kháng vì tốc độ kháng thuốc của vi khuẩn quá nhanh, nhanh hơn tốc độ nghiên cứu. Thế giới rất lo lắng về vi khuẩn kháng thuốc.

Ở nước ngoài, nếu không có đơn thuốc bác sĩ, người dân sẽ không mua được kháng sinh. Dùng kháng sinh không đúng cách không chỉ gây hại cho chính đ.ứa t.rẻ đang sử dụng mà những người sống chung với trẻ, ăn chung, uống chung, giọt b.ắn… cũng có thể bị lây nhiễm theo. Vi khuẩn kháng thuốc có thể lây từ người bệnh sang người lành, ảnh hưởng đến cộng đồng.

Trong trường hợp cơ thể khỏe mạnh, vi khuẩn kháng thuốc không có điều kiện “trỗi dậy”. Song nếu cơ thể yếu đi, mắc cúm, bệnh… chúng có thể bùng phát. Trong trường hợp, vi khuẩn kháng toàn bộ kháng sinh sẽ không có thuốc để chữa. Câu chuyện kháng kháng sinh không phải chỉ ở cá thể, mỗi người cần dùng đúng cách để bảo vệ bản thân và bảo vệ cộng đồng. Tỷ lệ kháng sinh ở Việt Nam cao hơn với thế giới bắt nguồn từ việc dùng kháng sinh không đúng chỉ định.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *